Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc hiểu văn bản: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

II. Đọc – hiểu văn bản

Phiên âm:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu

Dịch thơ:

Bạn từ lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc hiểu văn bản: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCMKHOA NGỮ VĂNTrần Nguyễn Hồng PhúcLớp Văn 4BHội thiVIÊN PHẤN XANH2ĐỌC HIỂU VĂN BẢNTại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiênđi Quảng Lăng(Ngữ văn 10 tập 1)3Cấu trúc bài dạyI. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn đưa 2. Hai câu sau: Nỗi niềm sau cuộc chia tayIII. Tổng kết IV. Củng cố V. Dặn dò 4Tìm hiểu chungTrình bày một vài hiểu biết của em về tác giả Lí Bạch?Thi tiênLí Bạch(701-762)Nhà thơ lãng mạn nổi tiếng nhất đời ĐườngTính tình hào phóngThích du lịch, kết giao bạn bè Có tài năng nhưng không được dùngSáng tác hơn 1000 bài thơphong phú về đề tài1. Tác giả52. Tác phẩm _ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. -Thơ Đường: thơ được sáng tác bởi các nhà thơ sống vào đời Đường. -Thơ Đường luật: một thể thơ được đặt ra từ đời Đường. -Đặc điểm: tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại._ Đề tài: tiễn biệt (đề tài lớn trong thơ Đường thơ Lí Bạch).Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ này?76II. Đọc – hiểu văn bảnPhiên âm:Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâuYên hoa tam nguyệt há Dương ChâuCô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưuDịch thơ:Bạn từ lầu Hạc lên đườngGiữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòngBóng buồm đã khuất bầu khôngTrông theo chỉ thấy dòng sông bên trời71. Hai câu đầu: khung cảnh buổi tiễn đưa- Người đi: cố nhân (bạn tri âm tri kỉ): cách gọi thân tình thắm thiết, thái độ quí mến trân trọng  gợi tình cảm nhớ thương lưu luyến.- Nơi tiễn đưa: Lầu Hoàng Hạc: thắng cảnh nổi tiếng, nơi gặp gỡ, đề tài vô tận của các thi nhân.- Thời gian: yên hoa tam nguyệt (hoa khói tháng ba): giữa mùa xuân tràn đầy sức sống.- Nơi đến: Dương Châu – Giang Nam: nơi phồn hoa đô hộ bậc nhất Trung Quốc.Nêu các yếu tố của buổi tiễn đưa? (không gian, thời gian) và phân tích ý nghĩa của chúng?8**Hai câu thơ không tả tình mà hữu tình, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, miêu tả và trữ tình, gợi sự chia tay trong im lặng làm thấm đẫm lòng người.Lòng người buồn bãthấm thía nỗi chia liKhông gian đẹpThời gian đẹpTình bạn đẹp9Hoàng Hạc Lâu102. Hai câu sau: nỗi niềm sau cuộc chia tayBản dịch thơ tuy hay nhưng đánh mất một số từ nên vẫn chưa lột tả được hết ý thơ:- Cô: sự cô độc, lẻ loi của cánh buồm- Bích: màu xanh biếc, gam màu lạnh, gợi sự nhớ nhung và mênh mang xa vắng.- Viễn: sự xa dần của cánh buồm- Trong nguyên tác không có “trông theoEm hãy thử so sánh nguyên tác và bản dịch thơ xem có gì khác nhau?1111Còn có một dòng tình cảm đang chảy mãi theo dòng Trường Giang.Tại sao sông Trường Giang sầm uất là thế mà tác giả chỉ nhìn thấy cánh buồm cô độc?Duy kiến+ Cô phàmNhà thơ dồn tất cả thị lực và tình cảm vào bóng chiếc buồm đang khuất xa dần Tâm trạng bàng hoàng, cô đơn, trống vắng khi bạn khuất xa.12BẦU TRỜICÁNH BUỒMMẮTDỊNG SƠNG13Hai câu thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?Hai câu thơ sử dụng nhiều bút pháp đặc trưng của thơ Đường:- Đối lập: giữa cái có và cái không, giữa cái hữu hạn và vô hạn:Cô phàm >< bích không tận: dùng cái mênh mông vô tận để nói cái nhỏ bé lẻ loi  sự cô độc lẻ loi trong tâm trạng người đi, kẻ ở.- Chấm phá: vẽ nên một bức tranh đẹp: cánh buồm nhỏ giữa dòng Trường Giang  thi trung hữu họa.1214**Hai câu thơ không nói tình mà ta thấy tình, không nói buồn mà ta thấy nỗi buồn mênh mang trĩu nặng. tình và cảnh đã hòa làm một đạt tới sự mẫu mực của thơ Đường (ý tại ngôn ngoại).1516III. Tổng kếtNội dung: Là một bài thơ hay về đề tài tiễn biệt, miêu tả tình cảm thắm thiết chân thành của nhà thơ đối với bạn.2. Nghệ thuật: Bài thơ tiêu biểu cho thi pháp thơ Đường: hàm súc, sâu sắc, tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tình theo lối chấm phá.17Củng cốBài thơ có ba sự vật được miêu tả, đó là: a. Lầu Hoàng Hạc, cánh buồm, bầu trời b. Bầu trời, cánh buồm, hoa khói c. Cánh buồm, bầu trời, dòng sông d. Dòng sông, cánh buồm, hoa khói182. Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ: a. Cô phàm b. Cố nhân c. Duy kiến d. Viễn ảnh3. Vì sao bài thơ được đánh giá là tiêu biểu nhất cho đề tài tiễn biệt?19Dặn dò Học nghi nhớ sgk, học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ. Nắm được tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài thơ. Viết một đoạn văn (7-10 câu) nói về vị trí và ý nghĩa của tình bạn? Chuẩn bị bài mới: Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) Soạn các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài20Chúc các em học tốt

File đính kèm:

  • pptHoang_Hac_Lau.ppt