Bài giảng Ngữ văn 10 - Tác phẩm: Nhàn

2. Tìm hiểu văn bản

a. Hai câu đề “Một mai, một cuốc, một cần câu,

 Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào.”

 

* Cuộc sống nhàn tản, thú vị

- Sử dụng phép liệt kê (mai, cuốc, cần câu)+ điệp từ (một)+ ngắt nhịp 2/2/3: dụng cụ lao động đã sẵn sàng, chu đáo.

- Dùng từ:“thơ thẩn”: phong thái ung dung, nhàn nhã.

  Lối sống nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.

  Một sự ngông ngạo nhưng thuần hậu, nguyên thủy.

 Cuộc sống dân dã và bận rộn như một lão nông thực thụ.

 

 

ppt11 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tác phẩm: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NHÀN(Nguyễn Bỉnh Khiêm)I. GIỚI THIỆU CHUNG1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) - Là cây đại thụ của văn học Việt Nam thế kỉ XVI.- Là vị quan thanh liêm, chánh trực.- Xã hội suy vi, ông cáo quan về quê ở ẩn (1543), lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, hiệu là Bạch Vân cư sĩ.- Học vấn uyên thâm, được suy tôn Tuyết Giang Phu Tử- Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công.- Là “nhà tiên tri” nổi tiếng của Việt Nam.2. Tác phẩm- Thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài).- Thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài)- Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.3. Xuất xứ bài thơ Nhàn- Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề do người đời sau đặt.Am Bạch VânĐền thờ Nguyễn Bỉnh KhiêmĐƯỜNG LÊN AM BẠCH VÂN LỄ DÂNG HƯƠNG TRẠNG TRÌNH II. Đọc hiểu văn bản1. Đọc	 	Nhàn	(Nguyễn Bỉnh Khiêm)Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.	(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – 	 Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII, sđd)2. Tìm hiểu văn bảna. Hai câu đề 	“Một mai, một cuốc, một cần câu,	Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào.”	* Cuộc sống nhàn tản, thú vị- Sử dụng phép liệt kê (mai, cuốc, cần câu)+ điệp từ (một)+ ngắt nhịp 2/2/3: dụng cụ lao động đã sẵn sàng, chu đáo.- Dùng từ:“thơ thẩn”: phong thái ung dung, nhàn nhã.	 Lối sống nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.	 Một sự ngông ngạo nhưng thuần hậu, nguyên thủy. Cuộc sống dân dã và bận rộn như một lão nông thực thụ.b. Hai câu thực 	“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,	Người khôn, người đến chốn lao xao.”	* Thái độ sống khác người đầy bản lĩnh- Phép đối (chuẩn) + ngắt nhịp: 2/5 - Cách nói ngược nghĩa: dại – khôn  đầy ẩn ý. khẳng định thái độ sống thoát tục, không vướng lợi danh. tâm hồn thư thái, thanh thản. cười nhẹ nhàng mà sâu cay, phê phán xã hội chạy theo lợi danh. Nhân cách thanh cao, an nhiên, khoáng đạt.c. Hai câu luận	Thu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm aoHình ảnh minh họa	“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”	* Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao- Thức ăn dân dã,quê mùa: măng, giá đỗ.- Sinh hoạt giản dị, tự nhiên: tắm ao, tắm hồ.- Nghệ thuật đối + liệt kê đan xen: bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt đầy mùi vị và hương sắc.Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, lánh đời thoát tục (tiêu biểu cho quan niệm “độc thiện kỳ thân”; gần gũi với triết lý “vô vi” và “thoát tục” ). Phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không thẹn với lòng mình. Sống hòa hợp với thiên nhiên, đất trời, đúng với thiên lương của mình.d. Hai câu kết	“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”	* Vẻ đẹp trí tuệ của bậc ẩn sĩ - Nhãn quan tỏ tường, tìm đến “say” để “tỉnh”.- Công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.- Sử dụng điển tích 	 thái độ sống tích cực.	 răn dạy kín đáo nhẹ nhàng. Nhân cách cao đẹp, trí tuệ uyên thâmIII. Tổng kết1. Nội dung- Bài thơ là bức chân dung về cuộc sống, nhân cách cao đẹp của một bậc đại nho, đại trí.- Là một triết lý sống.2. Nghệ thuật- Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh- Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa- Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dịLỄ HỘI TRẠNG TRÌNH

File đính kèm:

  • pptnhan.ppt