Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 38: Đọc văn: Cảnh ngày hè

II.ĐỌC –HIỂU:

-Văn bản:

 Rồi hóng mát thuở ngày trường,

 Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

 Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

 Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

 Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

 Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

 Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

 Dân giàu đủ khắp đòi phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ppt28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 38: Đọc văn: Cảnh ngày hè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiết 38: Đọc văn: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, số 43) Nguyễn TrãiEm hãy dựa vào mục Tiểu dẫn ở SGK nêu những nét chính về tác giả và xuất xứ, thể loạicủa tác phẩm?I.Tiểu dẫn:1.Tác giả: Nguyễn Trãi(1380-1442) là người có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn, anh hùng dân tộc, tác gia văn học, danh nhân văn hoá thế giới.2.Tác phẩm:-Xuất xứ: mục Bảo kính cảnh giới, từ tập thơ Nôm Quốc âm thi tập (gồm có 254 bài).-Thể loại: Thất ngôn bát cú nhưng có xen câu lục ngôn - biểu hiện của sự phá vỡ quy phạm, dân tộc hoá thể thơ nước ngoài thường thấy ở văn học trung đại Việt Nam.II.Đọc –hiểu:-Văn bản: Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phươngDựa vào nội dung văn bản em hãy nêu bố cục và hướng tìm hiểu, phân tích bài thơ?-Bố cục: có thể chia 2 phần:+6 câu đầu(chủ yếu tả cảnh ngày hè).+2 câu cuối(chủ yếu bộc lộ tâm trạng nhà thơ).1.Cảnh ngày hè(6 câu đầu):Theo em câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì?-Câu 1: giới thiệu thời gian rảnh rỗi hiếm có trong cuộc đời Nguyễn Trãi: +Rỗi rãi. +Hóng mát ngày trường(ngày dài)--->Hé mở hoàn cảnh ra đời của bài thơ: là cảm hứng khi Nguyễn Trãi rảnh rỗi, ngắm cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người(Có thể đấy là lúc ông đang làm quan và đắc chí, cũng có thể là khi ông đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn)Em hãy tái hiện hình ảnh thiên nhiên được tả ở 3 câu thơ tiếp theo?-3 câu thơ tiếp theo:Cảnh vật hiện lên qua con mắt thi nhân:+Hoè lục xanh tốt, đùn đùn giương tán, rợp bóng mát.+Thạch lựu ngoài hiên nhà nở hoa, phun sắc đỏ.+Sen hồng trong ao ngát hương thơm. Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ấy (chú ý tính chất, cách dùng từ ngữ, hình ảnh)?-Đó là một bức tranh thiên nhiên gần gũi và đầy sức sống: +Những động từ: đùn đùn, tiễn, phungợi nên sự sinh sôi nảy nở của cảnh vật. +Những hình ảnh: hoa lựu, cây hoè, sen hồngvừa mang tính ước lệ nhưng cũng rất quen thuộc, gần gũi với mỗi con người Việt Nam, đặc trưng cho cảnh mùa hè Việt Nam.+Đó còn là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc: sắc hồng của sen, sắc đỏ của lựu, xanh ngát của hoè...và ngát hương thơm của sen..Bức tranh ngày hè ở hai câu tiếp theo còn xuất hiện những gì?Em hãy phân tích và nêu cách cảm nhận của tác giả?-Cạnh thiên nhiên, bức tranh ngày hè còn có cảnh sinh hoạt của con người (câu 5,6): +Cảnh mua bán nhộn nhịp ở một làng chài: Lao xao chợ cá làng ngư phủ.+Cảnh nhà cửa, lầu gác trong tiếng ve chiều hè: Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Hai câu thơ dùng nhiều biện pháp nghệ thuật:+Đảo ngữ, đưa những từ láy tượng thanh lên đầu câu: Lao xao/chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi/cầm ve lầu tịch dương+Phát huy tính chất đối của cặp câu luận trong thơ TNBC Đường luật: -Âm thanh mua bán lao xao của chợ cá > < Cảnh lầu gác trang nghiêm Để nhấn mạnh sự tác động, sinh động của những âm thanh, hình ảnh sinh hoạt của con người.Đó là những âm thanh bình dị của đời thường, gợi lên cuộc sống thanh bình, yên vui của nhân dânQua phân tích em hãy tiểu kết về bức tranh ngày hè ở 6 câu thơ đầu, nhận xét về sự cảm nhận của tác giả? Tiểu kết:+6 câu thơ đầu là bức tranh ngày hè sinh động, giàu sức sống: cảnh hiện lên tươi tốt sinh sôi, cuộc sống con người hiện lên yên ả, thanh bình.Tất cả được miêu tả với nhiều động, tính từ, phép đảo ngữnên sinh động và đầy màu sắc, hương vị..+Tác giả cảm nhận bằng mọi giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và bằng cả tấm lòng để đón nhận, vui say với cuộc đời, với cảnh vật.Chứng tỏ Nguyễn Trãi rất yêu và hiểu cuộc sống, thiên nhiên Việt Nam.Hai câu cuối thể hiện tâm trạng gì của tác giả?Em còn có cách hiểu nào khác về hai câu thơ này?2.Tâm trạng tác giả(hai câu cuối):-Có thể hiểu theo 2 cách:+Trước cuộc sống hạnh phúc thanh bình của nhân dân, tác giả hạnh phúc, vui sướng và ước mình có cây Ngu cầm để ca ngợi cuộc sống ấy+Tác giả ước có cây Ngu cầm để đàn cho dân khắp mọi phương trong thiên hạ đều được no ấm như cuộc sống của nhân dân trước mắt mà tác giả chứng kiến.Dù hiểu như thế nào thì nó cũng nói lên tấm lòng vì dân của Nguyễn Trãi :bài thơ này được viết trong phút rảnh rỗi hiếm hoi nhưng rồi ngay trong lúc nghỉ ngơi ông vẫn nhớ về dân.Chữ dân ở cuối bài mới là trọng tâm của bài thơ, của bức tranh ngày hè này, cảnh thiên nhiên chỉ là những yếu tố tô điểm mà thôi.-Tấm lòng vì dân cũng là tâm sự thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi:II.Đọc –hiểu:2.Tâm trạng tác giả (hai câu cuối):Tiểu kết: -III.Tổng kết và luyện tập:Em hãy nhận xét tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?III.Tổng kết và luyện tập:1.Nội dung:Tái hiện cảnh ngày hè với những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con ngườisinh động, giàu sức sống, thể hiện tấm lòng yêu dân, yêu nước của nhà thơ.2.Nghệ thuật: thể thơ TNBC được sử dụng sáng tạo, nhiều hình ảnh gần gũi, nhiều động tính từ và kiểu câu linh hoạt. 3.Luyện tập: Liên hệ bài khái quát văn học trung đại(Mục nghệ thuật), qua bài thơ Cảnh ngày hè hãy:-Nhóm 1:Tìm những biểu hiện về tính quy phạm và phá vỡ quy phạm?-Nhóm 2: Tìm những chi tiết thể hiện đặc điểm về tính trang nhã và xu hướng bình dị ?-Nhóm 3:Chứng minh những chi tiết thể hiện sự tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài?-Nhóm 4:So sánh (về mặt nghệ thuật- ngôn ngữ) bài thơ với các câu thơ khác cùng tả ngày hè, ra đời cùng thời kì : -Trời muôn trượng thắm làu làu sạch. -Nước sông nồng sực đầu rô trỗi Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè (Trích thơ Nôm thời Hồng Đức) Xin cám ơn và chúc sức khoẻ các thầy cô và các em!

File đính kèm:

  • pptcanh ngay he.moi.ppt