Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 51 Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Tôn trọng sự thật, cốt để người đọc, người nghe hình dung đầy đủ và mạch lạc một lễ hội thổi cơm thi ở đâu, bao giờ và diễn ra như thế nào?

d. Các hình thức kết cấu chủ yếu đã được sử dụng trong văn bản thuyết minh: Theo trình tự thời gian, diễn biến của sự việc.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 51 Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường thpt co mạTiết 51 Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minhĐỗ Thị Thu Hà i. Khái niệm kết cấu văn bảnTrình bày hiểu biết của em về khái niệm kết cấu văn bản ?	Là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa, đó là kết cấu văn bản.-	Mỗi kiểu loại văn bản đòi hỏi có một kết cấu riêng phù hợp với mối liên hệ bên trong của nó; nghĩa là với các đối tượng, quan hệ qua lại giữa đối tượng và môi trường xung quanh và quá trình nhậnthức của con người.- Bố cục của văn bản là sự thể hiện bên ngoài của kết cấu bên trong. II. Các hình thức kết cấu cơ bản văn bản thuyết minh1.Phân tích kết cấu văn bản “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”.a.Mục đích văn bản: giới thiệu hình dung Hội thổi cơm thi trong dân gian đồng bằng Bắc Bộ. Về các mặt:Địa điểm, thời gian, diễn biến và ý nghĩa lễ hội đối với đời sống tinh thần nhân dân.b. Các ý chính tạo thành nội dung văn bản:Địa điểm lễ hội:làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây- đồng bằng Bắc Bộ.Thời gian lễ hội: hằng năm, ngày 15-1( rằm tháng giêng- tết Nguyên tiêu).Thi nấu cơm: qui trình môn thi:- dâng hương- lấy lửa- châm đuốc- giã thóc, sàng, giần thành gạo- lấy nước- bất đầu thổi cơm- cách thổi đặc biệt.Chấm sản phẩm: tiêu chuẩn và cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác. ý nghĩa lễ hội đối với đời sống cư dân đồng bằng Bắc Bộ.c. Cách sắp xếp ý:Theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc.Kết hợp lời kể và miêu tả.Lời kể là chủ yếu.+ Cơ sở của sự sắp xếp: là sự việc xảy ra, thường có mở đầu, phát triển và kết thúc. Tôn trọng sự thật, cốt để người đọc, người nghe hình dung đầy đủ và mạch lạc một lễ hội thổi cơm thi ở đâu, bao giờ và diễn ra như thế nào?d. Các hình thức kết cấu chủ yếu đã được sử dụng trong văn bản thuyết minh: Theo trình tự thời gian, diễn biến của sự việc.2. Phân tích hình thức kết cấu văn bản “ Bưởi Phúc Trạch”a.Giới thiệu một đặc sản quả nổi tiếng: bưởi Phúc Trạch về các mặt: địa điểm, hình dáng, cấu tạo, màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡngb. Các ý chính:- Các loại bưởi nổi tiếng ở Việt Nam. Hình dáng quả, màu sắc vỏ, múi bưởi.Vẻ ngon lành, hấp dẫn của tép bưởi, tôm bưởi.Giá trị hấp dẫn và bổ dưỡng.Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.c) d) Các ý sắp xếp theo các quan hệ kết hợp:Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong.Quan hệ lôgích: các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, vỏ, múi, tép, màu sắc, hương vị, cảm giác.- Quan hệ nhân - quả( Giữa các ý: 1-2; 3-4) III. Kết luận:*Ghi nhớ (T. 168)Tuỳ theo nội dung và mục đích của văn bản, ta có thể lựa chọn các hình thức kết cấu phổ biến:1.Theo trình tự thời gian: Sự việc, sự vật theo quá trình hình thành- vận động, phát triển- kết thúc, chấm dứt.2. Theo trình tự không gian: Sự vật, sự việc theo tổ chức vốn có: trên- dưới- trong- ngoài, trước-sau theo trình tự quan sát.3.Theo trình tự lôgích: Sự vật, sự việc theo các mối quan hệ: nhân -quả, chung- riêng, liệt kê các mặt, các phương diện4. Theo trình tự tổng hợp: kết hợp các trình tự trên.IV. Luyện tập:Bài 1:Thuyết minh bài “Tỏ lòng”( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. Lựa chọn hình thức kết cấu thuyết minh nào ?Trong các hình thức kết cấu vừa học, với bài này ta có thể lựa chọn một trong các hình thức kết cấu: 3,4 đều được.- Ta không thể chọn hình thức kết cấu 1,2 vì nội dung và hình thức bài thơ không thể hiện rõ kết cấu này. Tốt nhất ta nên phối hợp hai hình thức 3,4. Cần nhớ, đây chỉ là thuyết minh, giới thiệu bài thơ chứ không phải phân tích, giảng bình nên không cần phải đi quá sâu vào từng câu, từng hình ảnhBài 2 Giới thiệu kết cấu văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh ?Gợi ý:Mục đích?Danh lam thắng cảnh nào?Lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp ?Giải thích lí do lựa chọn ?Trình bày trước lớpCó thể lựa chọn cả 4 hình thức kết cấu đều được , nhưng tốt nhất là hình thức 4: tổng hợp, kết hợp 3 hình thức trên.Bài 3: HS chọn một trong các ý của bài 2, phát triển thành đoạn văn viết ngay tại lớp ? 

File đính kèm:

  • pptCac_hinh_thuc_ket_cau_cua_van_ban_thuyet_minh.ppt