Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 67, 68: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

- 2/ Tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư”

- Tác phẩm là bộ chính sử lớn của Việt Nam trong thời trung đại, được hoàn tất 1479- gồm 15 quyển .

- Nội dung : Ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi.

- Giá trị tác phẩm: tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao.

- *Em hãy xác định vị trí và nội dung đọan trích “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”?

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 67, 68: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 67-68  Đọc vănHưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn( Trích” Đại Việt sử kí toàn thư”– Ngô Sĩ Liên )Đ ọc thêm Thái sư Trần Thủ Độ ( Ngô Sĩ Liên ) A/ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn :I/Tìm hiểu chung:1/ Tác giả: Ngô Sĩ Liên (?...?)Ông là nhà sử học lớn của dân tộc, có nhiều công lao trong việc biên soạn bộ Đại Viêt sử kí toàn thư theo lệnh của vua Lê Thánh Tông.* Dưạ vào tiểu dẫn SGK, em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm : “Đại Việt sử kí toàn thư”? 2/ Tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư” Tác phẩm là bộ chính sử lớn của Việt Nam trong thời trung đại, được hoàn tất 1479- gồm 15 quyển .Nội dung : Ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi.Giá trị tác phẩm: tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao.*Em hãy xác định vị trí và nội dung đọan trích “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”? 3/ Vị trí – nội dung – bố cục của đọan trích :- Về vị trí :Đọan trích được trích ở quyển VI- phần “Bản kỷ” của “Đại Việt sử ký tòan thư”.-Nội dung viết về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn – người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.- Bố cục : Đọan trích chia 3 phần. *Dựa vào những kiến thức lịch sử, em hãy giới thiệu vài nét về Trần Quốc Tuấn ? Ông sinh năm ( 1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương, là moat danh tướng kiệât xuất của dân tộc với hai lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông.TQT được nhân dân tôn thờ là “Đức Thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước, và ở TK XX được công nhận là moat trong mười vị tướng giỏi nhất thế giới.Hịch tướng sĩ được xem là moat trong những tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại.4. Vài nét về con người Hưng Đạo Vương Trần Quốc TuấnII/ Đọc hiểu văn bản : 1. Đọc và giải nghĩa từ khó : -Đọc rõ ràng - chính xác; chú ý nhấn mạnh ở những chi tiết thể hiện tính cách nhân vật và thể hiện tình cảm – tấm lòng của người viết.-Chú ý nắm vững những từ ngữ khó được chú thích trong sách giáo khoa.2/Tìm hiểu nội dung – nghệ thuật của văn bản 1/Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn a/Câu chuyện về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn *Những chi tiết nào trong lời trình bày của TQT với vua đã thể hiện kế sách giữ nước? Những chi tiết ấy đã thể hiện như thế nào về quan điểm giữ nước của ông ?- Sách lược uyển chuyển, binh pháp linh họat, không cứng nhắc, máy móc. Đòan kết tòan dân .“Khoan thư sức dân”.Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có tài năng, mưu lược, có tầm nhìn sáng suốt xa rộng. Không những thế mà ông còn biết thương dân trọng dân và lo cho dân .b/ Câu chuyện về tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.*Thái độ và cách ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước lời dặn của cha :Ghi nhận lời cha trong lòng nhưng không cho là phải.Hỏi ý kiến các con và hai gia nô :+ Trước lời nói của Hưng Vũ Vương: “ngầm cho là phả”+ Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương: “rút gươm kể tội”+ Đối với gia thần : cảm phục khóc , ngợi khen *Tóm lại, Trần Quốc Tuấn là người thận trọng, chín chắn trong mọi việc ( dù là việc riêng), có chủ kiến, quyết đoán trong hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia trên quyền lợi gia đình.c.Khẳng định tài năng, đức độ của Trần Quốc Tuấn.Đối với đất nước: sẵn sàng quên thân, tận trung báo quốc.Đối vối tướng sĩ dưới quyền: Soạn sách khích lệ, tiến cửTận tình dạy bảo, trọng người hiền tài.Đối với bản thân: ông kính cẩn, giữ tiết làm tôi Khiêm tốn , giữ đạo trung nghĩa.Trong tín ngưỡng nhân dân: nhiều người cầu đảo kính phục thần thánh hóa,linh thiêng phù hộ.Quân giặc gọi An nam Hưng Đạo Vương không dám gọi tên kính trọng nể phục.*Theo em nghệ thuật nổi bật của tác phẩm được thể hiện như thế nào?à 2/Nghệ thuật đặc sắc của sử kí Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng mà tự nhiên ,sinh động hấp dẫn. Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện , không theo trình tự thời gian nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết.Nhân vật được khắc họa sống động -> Đặc trưng “ văn sử bất phân”.Mang màu sắc huyền thoại nhằm ca ngợi tôn vinh tài năng của Hưng Đạo Vương.III/ Ghi nhớ (sgk ).Ca ngợi tài năng, đức độ mẫu mực sáng ngời của một vị tướng toàn tài , toàn đức.Em hãy tìm những câu chuyện kể về con người Trần Quốc Tuấn để chứng minh thêm nhân định trên? Chuyện Trần Hưng Đạo tiếp sứ đã thể hiện tài năng mưu lược của ông.Khi ông phò giá vua về kinh ông đã vứt bỏ gậy bịt đầu sắt chỉ chống gậy gỗ để chứng tỏ lòng trung thành của mình.Ông cùng tắm chung với Trần Quang Khải để thể hiện tấm lòng trung hiếu, cởi bỏ mọi hiềm khích.B. Đọc thêm : Thái sư Trần Thủ Độ I/ Vị trí – nội dung của đọan trích : - Trích ở quyển V- phần Bản kỷ trong Đại Việt sử kí tòan thư.- Nội dung viết về Thái sư Trần Thủ Độ, moatviên quan đầu triều của nhà Trần trong buổi đầu dựng nghiệpII/ Đọc hiểu văn bản :1. Vai trò của Trần Thủ Độ đối với nhà Trần- Là người góp phần thúc đẩy vai trò lịch sử của nhà Lý sang nhà Trần.-Là người khai sáng và là trợ thủ đắc lực cho vua Trần.- Là vị quan đầu triều có tài, có mưu trí, lại trung thành, tận Tụy giúp vua Trầndựng nghiệp lớn, chống ngoại xâm, giữ gìn đất nước. 2/ Nhân cách của Trần Thủ Độ :- Trần Thủ Độ là một người “ Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di , uy vũ bất năng khuất.”- Là một người chí công vô tư.- Là người có cách ứng xử khéo léo, vừa tế nhị , vừa nghiêm khắc.- Là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên trên lợi ích gia tộc.* Tóm lại, Trần Thủ Độ là một người thẳng thắn,cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, Phẩm chất đáng quý . 3/ Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật- Cách viết kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lý mà tính cách nhân vật vẫn được thể hiện sâu sắc.- Lời kể khách quan, trung thành với sự thật.- Cách kể hấp dẫn vì luôn gây được những yếu tố bất ngờ với người đọc.IV/ CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP1.Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là LêVăn Hưu Phan Phu TiênNgô Sĩ LiênNguyễn Trãi.2. Điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật sử kí được thể hiện:Cách khắc họa nhân vật ở mọi phương diện.Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, khắc hoạ được tính cách nhân vật Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để khắc họa nhân vật.Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.3. Dựa vào những cứ liệu lịch sử em hãy viết một văn bản thuyết minh về “ Trần Quốc Tuấn ”4. Hãy sưu tầm những câu chuyện có thật hoặc truyền thuyết về người anh hùng Trần Quốc Tuấn , hoặc về nhà sử kí Ngô Sĩ Liên.V/ HƯỚNG DẪN HỌC VÀ SỌAN BÀI MỚI * Học bài cũ : Nắm vững mục tiêu và các kiến thức cơ bản của bài học.Làm các bài tập vận dụng trong sgk.*Sọan bài “ Phương pháp thuyết minh” theo hệ thống câu hỏi và hệ thống ngữ liệu trong sgk.- Mỗi nhóm mang theo bút viết bảng và giấy lịch để làm bài tập thực hành. 

File đính kèm:

  • pptHung_Dao_Dai_Vuong_Tran_Quoc_Tuanbai_Gang_hay.ppt