Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 78: Tóm tắt văn bản thuyết minh
Đọc văn bản trong SGK và cho biết:đối tượng của văn bản trên là gì?
-Đối tượng :Nhà sàn-một công trình xây dựng, gần gũi,quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số nước Đông Nam Á.
Chào mưừng các thầy cô về dự giờ lớp 10C6Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Đọc đoạn thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”,phân tích tâm trạng người chinh phụ và nêu ý nghĩa đoạn trích?Tâm trạng người chinh phụ:Hụt hẫng,trống trảiCô đơn,buồn tủiĐau đớn vì nhớ chồngý nghĩa :thể hiện niềm khao khát hạnh phúc gia đình của người phụ nữ,lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến tình yêu ,gia đình bị li tán. Tiết 78:tóm tắt văn bản thuyết minhNội dung bài học: -Mục đích,yêu cầu tóm tắt văn bản tm -Cách tóm tắt văn bản thuyết minh -Luyện tậpI.Mục đích,yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?Cần tóm tắt như thế nào? - Mục đích:để hiểu và ghi nhớ,hoặc để giới thiệu với người khác về văn bản. -Yêu cầu:phải ngắn gọn,rành mạch,sát với văn bản gốc.II.Cách tóm tắt văn bản thuyết minh Đọc văn bản trong SGK và cho biết:đối tượng của văn bản trên là gì? -Đối tượng :Nhà sàn-một công trình xây dựng, gần gũi,quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số nước Đông Nam á.Hãy tìm đại ý của văn bản trên?Đại ý: Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần?Nội dung của mỗi phần là gì?Kiến trúcNguồn gốcTiện ích của nhà sànHãy tìm bố cục của văn bản trên?Bố cục: Mở bài :Từ đầu đến “văn hoá cộng đồng”- định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn . Thân bài: Từ tiếp đó đến “là nhà sàn”- cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn. Kết bài(đoạn còn lại )- đánh giá vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sànHãy tóm tắt lại văn bản Nhà sàn để được văn bản ngắn hơn?Tóm tắt văn bản nhà sàn như sau: “Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác.Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre,giang,nứa,gỗ;gồm nhiều cột chống,mặt sàn,gầm sàn,các khoang nhà để ở hoặc để rửa ráy.Hai đầu nhà có hai cầu thang.Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới,tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam á.Nhà sàn có nhiều tiện ích:vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi,đầm lầy,vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ,giữ được vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người ở.Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao,đã và đang hấp dẫn khách du lịch.”Qua ví dụ trên ,em hãy nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh?Bước 1:-Xác định mục đích,yêu cầu.Bước 2:Đọc văn bản gốc để nắm được nội dung.Bước 3:Tìm bố cục của văn bản,sau đó viết tóm tắt các ý chính để hình thành văn bản tóm tắt.Từ đây ,em hãy so sánh sự khác nhau giữa cách tóm tắt văn bản thuyết minh và văn bản tự sự?-VB tự sự:có thể tóm tắt theo nhân vật, theo cốt truyện,nội dung văn bản tự sự gắn với những biến cố, sự kiện của nhân vật.-VB thuyết minh:cần lưu ý những số liệu (cần chính xác),các ý,các đoạn chính là nội dung của văn bản.III. Luyện tậpBài tập 1Đọc văn bản trong SGK và xác định đối tượng của văn bản trên?a.Đối tượng: tiểu sử,sự nghiệp,và những đặc điểm thơ Hai-kư của Ba-sô.Hãy tìm bố cục của văn bản trên?b.Bố cục:Đoạn 1:tóm tắt tiểu sử và những tác phẩm của Ba-sô.Đoạn 2:đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Hai-kư.Bài tập 2:Đọc văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội trong SGK,bà cho biết:văn bản thuyết minh này có gì khác so với các văn bản trước?*Đối tượng và nội dung khác các văn bản trước: -Đối tượng:là một thắng cảnh. -Nội dung:vừa nêu đặc điểm kiến trúc,vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn,đồng thời bày tỏ niềm tự hào đối với di sản văn hoá của dân tộc.Có thể tóm tắt đoạn giới thiệu về Tháp Bút,Đài Nghiên như sau: Đến thăm đền Ngọc Sơn,hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho ta là Tháp Bút,Đài Nghiên.Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội,đỉnh tháp có ngọn tháp trỏ lên trời xanh,trên mình tháp là ba chữ “tả thanh thiên”đầy kiêu hãnh.Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên.Gọi là Đài Nghiên bởi cổng này là hình tượng cái đài đỡ nghiên mực hình trái đào tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên,ruộng chữ” .Hãy đọc văn bản sau đây và tóm tắt lại những nội dung chính của văn bản?Tranh Đông HồCa dao xưa có câu:Làng Mái có lịch có lề,Có ao tắm mát có nghề làm tranh. Ca từ mang nội dung như một lời tự giới thiệu dẫn ta về làng Mái.Đó là làng Đông Hồ-tên cũ là làng Đông Mái-được người dân gọi bằng cái tên nôm na:làng Hồ.Là quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng,nó nằm ở phía bên phải con sông Đuống trong huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh. Tranh Đông Hồ cũng được gọi là tranh Tết làng Hồ phục vụ nông dân lao động. “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong-Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp ”.Câu thơ của thi sĩ Hoàng Cầm đã khái quát vẻ đẹp mộc mạc,dân dã của tranh Đông Hồ.Nó là loại tranh khắc gỗ in trên giấy dó,nền được quét điệp với những thớ khoẻ lấp lánh bạc,hoặc rực rỡ màu vàng cam,vàng quýt bởi được phủ thêm nước gỗ vang hay nước hoa hòe.Tranh được in cả nét lẫn màu,màu in trước nét in sau,tranh có bao nhiêu màu là bấy nhiêu lần in.Bảng màu của tranh đều là những màu lấy trong tự nhiên gần gũi với đời sống con người. Khi sản xuất tranh,người ta lấy hồ nếp trộn với màu tạo nên dẻo quánh cho dễ in,màu bền khó phai.Những màu đó được in thành các mảng cạnhh nhau,cuối cùng là in ván nét đen to đậm mềm mại bao quanh các mảng màu thành một tờ tranh hoàn chỉnh. (Theo Đặng Thế Minh,trong Thuyết minh bảo tàng mĩ học)Những nộ dung chính của văn bản: Làng Mái-làng Hồ-quê hương của tranh Đông Hồ, đã đi vào thơ của Hoàng Cầm.Tranh Đông Hồ được trang trí hết sức đặc biệt.Cách in,cách pha màu cũng có những nét độc đáo,và màu sắc có nguồn gốc thiên nhiên, gần gũi với đời sống con người.Bài tập về nhà Đọc Tiểu dẫn - phần hai,bài Đại cáo bình Ngô (SGK Ngữ văn 10,tập 2,trang 16),và xác định đối tượng thuyết minh,và tìm bố cục của văn bản?Chúc các thầy cô sức khoẻ,chúc các em học tốt.
File đính kèm:
- GA_lop_10.ppt