Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: 92: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

* Hình ảnh thay đổi thì ý nghĩa sẽ thay đổi (nụ chỉ người con gái chưa có chồng);

thanh trắc (nụ) đổi thành thanh bằng (hoa) thì âm thanh, nhịp điệu cũng thay đổi.

 

•4 câu cuối:

“ Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.”

 

 

ppt38 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: 92: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TIẾT : 92 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI I – LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP:1 – Tìm hiểu các ngữ liệu SGK:Ngữ liệu 1: (sgk)4 câu đầu:“Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm đã có chồng anh tiếc lắm thay”đầu câu lục “Nụ tầm xuân”cuối câu bátlặp nguyên vẹn ởNgữ liệu 1: 4 câu thơ đầuNgữ liệu 1: 4 câu thơ đầu* Nếu thay thế thì: + “nụ ” khác “hoa” => “nụ tầm xuân” sẽ khác “hoa tầm xuân”. + “nụ tầm xuân” và “hoa cây này” => hoàn toàn xa lạ.Ngữ liệu 1: 4 câu thơ đầu* Hình ảnh thay đổi thì ý nghĩa sẽ thay đổi (nụ chỉ người con gái chưa có chồng); thanh trắc (nụ) đổi thành thanh bằng (hoa) thì âm thanh, nhịp điệu cũng thay đổi.Ngữ liệu 1:4 câu cuối:“Bây giờ em đã có chồng,Như chim vào lồng như cá mắc câu.Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,Chim vào lồng biết thuở nào ra.”Ngữ liệu 1: 4 câu cuối:* “Cá mắc câu” -> lặp lại ở đầu câu sau.* “Chim vào lồng” -> lặp lại ở đầu câu sau. ð Nhằm diễn tả trạng thái không lối thoát của cảnh “chim vào lồng” và “cá cắn câu”. Ngữ liệu 1: 4 câu cuối + Việc lặp lại hai câu sau để nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng. + Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý “không thể thoát được”.Ngữ liệu 1:+ Cách lặp “nụ tầm xuân” nói đến sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. + Cách lặp lại này tô đậm tính bi kịch của tình thế “mắc câu”, và “vào lồng”.Ngữ liệu 2:1- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng . ( Tục ngữ)2 -Có công mài sắt có ngày nên kim. (Tục ngữ )3 -Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo. (Tục ngữ )õ Ngữ liệu 2: 1 - thì,thì 2 - Có., có  3 - vì vì , vì vì  -> Lặp lại từ ngữ có tác dụng so sánh, hay khẳng định nội dung 2 vế của mỗi câu tục ngữ . Ngữ liệu 2: => Đây chỉ là hiện tượng lặp từ, không phải là phép điệp tu từ. Cách lặp lại từ ngữ ở các câu trên tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói.2 - Định nghĩa: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu..) , nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.2 - Định nghĩa:* Điệp ngữ có nhiều dạng: + Điệp ngữ cách quãng. + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). (Theo ngữ văn 7 tập 1 –NXBGD-năm 2003)* Mô hình của phép điệpa+b+c.., a+d+e (a là từ ngữ được lặp lại )3 -Vận dụng : Phân tích các ví dụ sauVí dụ 1: “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” (Chinh phụ ngâm)   3 - Vận dụng:* Các từ: thấy, xanh, ngàn dâu -> điệp nhiều lần.* Cách điệp: chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng) => diễn tả sự cách xa đôi ngả với không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi & người ở nhà.3 - Vận dụng:Ví dụ 2: “Gió đánh cành tre, gió đập cành tre Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng.” * Cấu trúc: Gió cành tre -> điệp lại 2 lần. * Cách điệp: ngắt quãng => Mặc cho gió rất to, rất nhiều, rất mạnh anh vẫn quyết tâm đợi bằng được nàng.3 - Vận dụng:Ví dụ 3:Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò. => từ “con bò”ø được lặp lại nhưng không phải điệp ngữ tu từ.3 - Vận dụng:Ví dụ bổ trợ+ “Anh đi tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều”. + “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xaThương em, thương em, thương em biết mấy”.(Phạm Tiến Duật) 3 - Vận dụng:“Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa”. (Tố Hữu)“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canhGiật mình mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du)II – LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI: 1 – Đọc các ngữ liệu sau: - Chim có tổ, người có tông. (Tục ngữ) - Đói cho sạch, rách cho thơm. (Tục ngữ) - Người có trí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững (Tục ngữ)Ngữ liệu 1:Mỗi câu có 2 vế đối nhau.2 vế đốivềSố tiếng trong vếTừ loại (DT, ĐT)Nghĩa của mỗi từLặp lại kết cấu NPNgữ liệu 1: + Cách sắp xếp từ ngữ có tính chất đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. + Sự gắn kết giữa hai vế nhờ sử dụng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa. + Vị trí của các danh từ, động từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến người đọc không chỉ thoả mãn về thông tin, mà còn thoả mãn cả về thẩm mĩ.Ngữ liệu 2: “ Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng. Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.” (Câu ca dao báo Giáo dục Thời đại số xuân 2000) Dòng trên đối nhau với dòng dưới + Về từ loại. + Về nghĩa. + Lặp lại kết cấu ngữ pháp.Ngữ liệu 3:“Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Nguyễn Du-Truyện Kiều) -> Hai vế của câu bát đối nhau . => Sử dụng cách đối bổ sung.Ngữ liệu 4:“Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng” (Nguyễân Công Trứ) -> Dòng trên đối với dòng dưới. * Mô hình:A+B+CA’+B’+C’Hoặc:A+ B+ CA’+B’+C’2 - Định nghĩa: Phép đối là cách sắp đặt từ ngữ cụm từ và câu ở vị trí cân xứng để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt một ý nào đó.3 -Vận dụng:Chỉ ra phép đối trong các câu tục ngữ sau:1- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.2- Bán anh em xa, mua láng giếng gần. 3 -Vận dụng:Câu 1:“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.”Vế 1 đối vế 2 ở:vần “ật” 3 -Vận dụng:Câu 2:“Bán anh em xa, mua láng giếng gần.” Vế 1 đối vế 2 qua từ :“bán”- “mua”“xa”-“gần”3 -Vận dụng: Câu 2:-> Không thể thay thế các từ ngữ khác được vì nó sẽ không tạo ra sự hài hoà về âm thanh. + Vần: Sự thống nhất hài hoà về âm thanh. + Từ, câu: Sự cân đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghiã và âm thanh. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và lặp kết cấu ngữ pháp. -> Dùng phép đối trong tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn cô đọng. =>Tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.III – LUYỆN TẬP CHUNG:1 - Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn?2 - Cho vế đối sau em hãy đối lại?Tết đến, cả nhà vui như Tết.Bài tập 2: (chia nhóm)Cho vế đối sau em hãy đối lại?Tết đến, cả nhà vui như Tết.ĐÁP ÁN BÀI TẬP 2: Có thể đối là: Tết đến, cả nhà vui như Tết.Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân. 

File đính kèm:

  • pptngu_van_10.ppt