Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết số 21: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

“Không quen thì dễ sợ”

“Tiểu thư [ ] mỗi lần nghe thấy một tiếng động nhỏ là đã run lên và nép sát vào người tôi”.

“Nàng khe khẽ hỏi ; nàng cũng làm theo và cứ ngồi ngửa cổ như thế một lát, vẻ rất trầm ngâm”.

“Tôi cảm thấy như có một cái gì”.

“Tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp”

Các đoạn biểu cảm đã làm rõ những nét rung động nhẹ nhàng, thanh khiết, lãng mạn của nhân vật tôi – chàng mục đồng – bên tiểu thư xinh đẹp, ngây thơ.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết số 21: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔTiết 21 : MIÊU TẢ VÀ BiỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰI.Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sựCâu 1 :Miêu tảBiểu cảmSử dụng ngôn ngữ nghệ thuật (hình tượng) vẽ lại sự vật, thiên nhiên một cách cụ thể, sống động.Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính người viếtCâu 2, 3 :Bình diệnMiêu tả trong văn bản tự sựBiểu cảm trong văn bản tự sựMục đíchGóp phần làm cho câu chuyện cụ thể hơn, sinh động hơn nhờ những đoạn miêu tả cảnh vật, con người.Góp phần làm cho câu chuyện gợi cảm, truyền cảm hơn nhờ những đoạn biểu cảm tình cảm, tâm trạng nhân vật hay chính tác giả.Mức độ và cách thức sử dụng_Một bộ phận nhỏ trong bài văn tự sự, sử dụng xen kẽ, phối hợp với biểu cảm, tự sự_Là phương tiện của tự sự._Một bộ phận nhỏ trong bài văn tự sự, sử dụng xen kẽ, phối hợp với miêu tả, tự sự_Là phương tiện của tự sự.Căn cứ hiệu quảMục đích tự sự thành công đến đâu.Mục đích tự sự thành công đến đâu. Nhóm 1 : Thống kêVà phân tích hiệu quả của yếu tố miêu tả.Nhóm 3 : Nhận xét cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản trên. Tại sao có thể gọi văn bản trên là văn bản tự sự mà không thể xếp vào văn bản miêu tả hay văn bản biểu cảm?Nhóm 2 : Thống kê và phân tich hiệu quả của yếu tố biểu cảmCâu 4 :Yếu tố miêu tả“Cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, [] và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc”.“Từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu dài, não nuột, ngân vang rền rền”.“Một vì sao rực rỡ đổi ngôi, lướt trên đầu chúng tôi”..“Một cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi. Thì ra cái đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngã vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của dãi đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng”.“Quanh hai chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình trầm lặng ngoan ngoãn như một đàn cừu lớn”“Ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ”.Các đoạn miêu tả trên đã góp phần làm rõ nét cái thơ mộng, đẹp lãng mạn, u tịch, huyền ảo của đêm sao, của hai người ngắm sao trên núi caoYếu tố biểu cảm“Không quen thì dễ sợ”“Tiểu thư [] mỗi lần nghe thấy một tiếng động nhỏ là đã run lên và nép sát vào người tôi”.“Nàng khe khẽ hỏi ; nàng cũng làm theo và cứ ngồi ngửa cổ như thế một lát, vẻ rất trầm ngâm”.“Tôi cảm thấy như có một cái gì”.“Tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp”Các đoạn biểu cảm đã làm rõ những nét rung động nhẹ nhàng, thanh khiết, lãng mạn của nhân vật tôi – chàng mục đồng – bên tiểu thư xinh đẹp, ngây thơ.Nhận xét Các đoạn miêu tả và biểu cảm không tách rời và tồn tại biệt lập mà xen kẽ, nối tiếp nhau trong dòng kể chuyện (tự sự) một cách rất tự nhiên, hợp lí,qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật tôi – người kể chuyện.Đoạn văn trên không phải là đoạn văn miêu tả đơn thuần, biểu cảm đơn thuần. Bởi lẽ cả hai yếu tố trên đều nhằm phục vụ cho mục đích kể chuyện, cho câu chuyện hai cô cậu rủ nhau ngắm sao đêm trên núi Pro-vang-xơ. Mạch kể chuyện vẫn là dòng chảy lưu chuyển, dẫn dắt cảnh vật và cảm xúc của các nhân vật.Đoạn văn trên là đoạn văn tự sự. Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn trên chỉ còn là một bộ xương gầy khẳng khiu, khô khan và ngắn cộc.Như thế, ta đủ thấy, miêu tả và biểu cảm đóng vai trò rất quan trọng đến thế nào trong bài văn tự sự.II.Quan sát, liên tưởng và tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sựCâu 1 :	Liên tưởng : Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quanVí dụ : từ bức ảnh nhớ tới con người, từ con người nhớ tới kỉ niệm.b) Quan sát : xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay 	hiện tượng c)Tưởng tượng : tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt hoặc chưa hề gặp.Câu 2 :Quan sát : cảnh cô quạnh và u tịch, huyền bí của đêm sao được hiện rõ qua sự lắng nghe, nhìn chăm chú ; tiếng suối reo rõ hơn, đốm lửa nhỏ dưới đầm rõ hơn, tiếng rung, tiếng sột soạt, cành cây đang vươn dài,cỏ non mọc, Liên tưởng : Vì sao đổi ngôi – linh hồn lên thiên đàng, những vì sao gần nhau, đổi chỗ cho nhau – đám cưới sao, ngàn sao hành trình như đàn cừu lớn, ngoan ngoãn.Tưởng tượng : Đầu tiểu thư ngả vảo vai như vì sao lạc đến đậu trên vai Rõ ràng, cần quan sát kĩ, lại càng cần liên tưởng, tưởng tượng để cảnh vật vừa thật vừa huyền ảo.Những thao tác quan sát, liên tưởng, tưởng tượng được dùng như thế nào trong đoạn trích Những vì sao ?Câu 3 :Ý d không chính xác vì nếu chỉ từ bên trong trái tim người kể thì có thể có tâm trạng, cảm xúc nhưng nó rất mơ hồ, vu vơ, khó gợi được sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.Đoạn trích :_ Chàng trai quan sát cô gái chăm chú, kĩ càng, thành kính, say mê : cô gái “nép sát vào người tôi” mỗi khi nghe thấy tiếng động lạ, cô gái ngồi, ngước mắt nhìn lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu như chú mục đồng,_Cảm giác, liên tưởng và tưởng tượng khi được cô gái thiu thiu ngủ, tựa đầu vào vai; dường như, tôi tưởng đâu, nhìn nàng ngủ, lòng hơi xao xuyến,Đó là sự kết hợp giữa quan sát với liên tưởng, hồi ức, tưởng tượng, từ những xúc động của bản thân người kể hoặc nhân vật.3.Tổng kết : Ghi nhớ (SGK/ trang 76)III. Luyện tậpBài tập 1, 3/ trang 76 (về nhà làm)Gợi ý giải bài tập 2/ trang 76Yếu tố miêu tả hiện lên qua sự quan sát, đặc biệt là sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo : giả thiết : lấy hết đồng vàng tạo nên triệu triệu lá nhân tạo cũng chỉ làm thành phần nhỏ của bộ quần áo mùa thu. Lá hoàn diệp liễu rất mong manh, chỉ cần một tiếng chim hót cũng làm chúng run rẩy.Đó là bức tranh mùa thu vàng ở miền núi phương Bắc của nhà nghệ sĩ lãng mạn.KÍNH CHÀO TẠM BiỆT CÁC THẦY CÔ! Và xin hẹn gặp lại

File đính kèm:

  • pptmieu_ta_va_bieu_cam_trong_bai_van_tu_su.ppt