Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Thân Phận người phụ nữ trong ca dao Việt Nam
“Ví dầu chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”
“Tiếc thay con gái mười ba
Đày thân mà lấy ông già sao đang”
“Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi tới chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên”
Chào mừng các em đến với chương trìnhNgọai khóaVăn - 10Trường THPT Tân PhongTổ Văn Thân Phận người phụ nữtrong ca dao việt namĐề tài:Trong xã hội xưa, đời sống người dân lao động khổ sở, bị áp bức, bị chà đạp, bị tước đi quyền tự do trong đời sống.Đặc biệt là người phụ nữ – đới tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.Nguyên nhân:Do quan niệm xưa (trọng nam khinh nữ)“Hiếm hoi con gái đầu lòngLàm dâu kẻ khác còn trông cậy gìCậy trời sinh được nam nhiSau này nối dõi tông ti họ hàng”Chịu nhiều lễ giáo phong kiến khắt khe: tam tòng, tứ đức, thất xuất=> Người phụ nữ bị đẩy ra ngòai lề xã hội.1. Những cảnh ngộ đau khổ:- Vì cuộc sống phiêu bạt, bế tắc:“Thân em như con hạc đầu đìnhMuốn bay không cất nỗi mình mà bay”“Thân em như giếng giữa dàngNgười khôn rử mặt, người phàm rửa chân”Người phụ nữ khổ vì đâu?- Cuộc sống là chuỗi ngày cô đơn, lẻ loi:“Chông chênh như nón không quaiNhư thuyền không bến như ai không chồng”“Lênh đênh một chiếc thuyền tìnhMười hai bến nước gởi mình nơi đâu?”- Sống cơ cực, vất vả: “Mỗi ngày hai bữa cơm, đènLấy gì má phấn răng đen hỡi chàng”“Đang khi lửa tắt, cơm sôiLợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem”-> Khái quát: là hình ảnh con cò:“Con cò lặn lội bờ aoGánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”- Sống không địa vị trong Xhpk:“Gái có chồng như gông đeo cổGông đeo rồi biết gỡ ra sao?”“Chồng con là cái nợ nầnThà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”- Đau khổ vì bị ép duyên:“Đường đi những lách cùng lauCha mẹ tham giàu ép uổng duyên con”“Còn duyên kẻ đón người đưaHết duyên đi sớm về trưa một mình?”- Đau khổ vì nạn tảo hôn:“Ví dầu chồng thấp vợ caoNhư đôi đũa lệch so sao cho vừa”“Tiếc thay con gái mười baĐày thân mà lấy ông già sao đang”“Bồng bồng cõng chồng đi chơiĐi tới chỗ lội đánh rơi mất chồngChị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòngĐể tôi tát nước múc chồng tôi lên”- Đau khổ vì thân phận làm lẽ:“Cái cò trắng bạch như vôiCó ai lấy lẽ chú tôi thì vềChú tôi chẳng đánh chẳng chêThím tôi móc ruột, lôi mề, ăn gan ”“Lấy chồng làm lẽ khổ thayĐi cấy đi cày chị chẳng kể côngTối tối chị giữ mất chồngChị cho manh chiếu nằm không nhà ngòaiSáng sáng chị gọi ớ haiDậy mà nấu cháo thái khoai băm bèo”- Khổ vì nạn làm dâu:“Làm dâu khổ lắm ai ơiVui chẳng dám cười, buồn chắng dám than”- Đau khổ vì chồng:“Chồng em nó chẳng ra gìTổ tôm xốc đĩa nó thì chơi hoangNói ra xấu thiếp hổ chàngNó giận nó phá toang hoang cửa nhà”- Đau khổ vì thói dâm ô của bọn quan lại:“Em là con gái đồng trinhEm đi bán rượu qua dinh ông nghè”2. Người phụ nữ lên tiếng phản kháng:Lúc đầu - than thở, van xin:“Cầm trâu, cầm áo cầm khănCầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em”“Chàng đi thiếp cũng xin theoQuản chi lội suối trèo đèo chàng ơi”Sau đó – Tự ý thức cá nhân của mình:“Chồng gì anh, vợ gì tôiChẳng qua là cái nợ đời chi đây”“Xưa kia ở với mẹ chaMẹ cha yêu dấu như hoa trên cànhTừ ngày tôi ở với anhAnh đánh anh chưởi anh đành phụ tôiĐất xấu vắt chẳng nên nồiAnh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”Lạc quan tin tưởng:“Miễn đừng chết mất thì thôiSống thì có lúc no xôi chán chè”Tiếng kêu phản kháng của người phụ nữ vút lên từ ca dao, xé tan bầu trời đen tối của xã hội cũ để đòi quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng. Vì thế Thân phận người phụ nữ là chủ đề phổ biến trong ca dao.Trong xã hội cũ người nông dân chịu nhiều tầng áp bức như: Vua – Quan – Địa chủ. Nhưng người phụ nữ còn phải chịu thêm nhiều nỗi tủi hổ hơn bởi nạn thần quyền và nam quyền.Đố vui văn họcCác em hãy đoán ô chữ để tìm ra chìa khóa của ô chữ sau:QUAĐÈONGANGNGUYỄNDỮTRƯƠNGCHIMỜITRẦUVŨTH ITHIẾTCHINHPHỤNGƯỜIPHỤNỮBỒCÂUHOẠNTHƯKIỀUNỮ
File đính kèm:
- NGOAI_KHOA_VHDG.ppt