Bài giảng Ngữ văn 12 - Hướng dẫn đọc thêm: Tự do

2. Tác phẩm:

 

a. Hoàn cảnh sáng tác:

 

 Bài thơ ra đời đúng thời gian phát xít Đức đang rày xéo

 

nước Pháp ( mùa hè 1941) và được coi là thánh ca của thơ

 

 kháng chiến Pháp.

 

b. Vị trí:

 

 Bài thơ được rút trong tập “ Thơ ca và chân lí” (1942).

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Hướng dẫn đọc thêm: Tự do, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
chào mừng các thầy cô giáoHướng dẫn đọc thêmTự Do Pôn. Ê-luy-aI:Tiểu dẫn1:Tác giảPôn. Êluya( 1895-1952), là nhà thơ lớn của nước Pháp, nhà thơ có vị trí đặc biệt trong dòng thơ kháng chiến chống phát xít Đức.Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang đậm hơi thở của thời đại.2. Tác phẩm:a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời đúng thời gian phát xít Đức đang rày xéo nước Pháp ( mùa hè 1941) và được coi là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.b. Vị trí: Bài thơ được rút trong tập “ Thơ ca và chân lí” (1942).II. Hướng dẫn đọc hiểu:1.Đọc - giải thích từ khó: ( SGK)2. Tìm hiểu văn bản: a.Khát vọng tự do:- Hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng. Tự Do được viết mọi nơi, mọi lúc, trên các vật hữu hình lẫn trừu tượng:+ Viết tên em- Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình ( trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan ).+ Viết tên em – Tự Do lên những cái trừu tượng, vô hình ( Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh...)Những hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống không làm mất đi tính thiêng liêng của Tự Do mà ngược lại còn làm Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hoá thân vào mọi nơi, mọi chỗ, gắn với cuộc sống. Qua đó làm nổi bật khát khao hướng tới Tự Do của tác giả.2. Tìm hiểu văn bản: a.Khát vọng tự do: Tự Do được nhân hoá thành “em” – người thân yêu nhất> cảm xúc hướng về Tự Do rất tha thiết, đó cũng chính là quyết tân hành động hướng tới tự do, giành và bảo vệ TựDo. Tác giả như sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để dược gắnbó với Tự Do. - Điệp khúc “ Trên...tôi viết tên em”=> thể hiện khát vọng tự do thiết tha đến cháy bỏng của tác giả.2. Tìm hiểu văn bản: a.Khát vọng tự do:b. Đặc sắc nghệ thuật:- Giới từ “ trên” được lặp lại rất nhiều trong bài thơ:+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)+ Chỉ thời gian( tôi viết Tự Do khi nào)=> Như vậy trong bài thơ, giới từ “trên” hiểu theo nghĩa không gian nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa thời gian ( ở một số ý thơ)- Hình ảnh thơ giản dị, lối thơ không dùng dấu chấm(.) -> tạo cảm xúc tuôn chảy ào ạt- Lối điệp từ, điệp cấu trúc theo hình thức xoáy tròn -> tạo điểm nhấn cho cảm xúc hướng về hai chữ “ Tự Do”.III. Kết luận: Bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp. Trước hết đó là tình yêu tự do tha thiết tuôn trào từ chính trái tim nhà thơ, Êluya đã viết lên một bài thơ xúc động truyền khát khao tự do, khát khao hành động để giành lấy tự do mang đến cho tất cả mọi người. Bài thơ được in ra và phổ biến rông khắp như những tờ truyền đơn kêu gọi tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân để có được tự do, để dược “ gọi tên em – Tự Do” trên đất nước của mình. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với tự do của tác giả. Bài tập củng cố: Bài tập: Em hãy tìm một số bài thơ có cùng chủ đề với “ Tự Do” của Êluya.chúc các thầy cô mạnh khoẻ

File đính kèm:

  • pptTu_do.ppt