Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 72: Thực hành về hàm ý

Câu 2. Hàm ý là phần thông báo:

A. Trái ngược với nghĩa tường minh.

B. Cùng nội dung với nghĩa tường minh.

C. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy.

D. Không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 72: Thực hành về hàm ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờLỚP 12A1Cấu trúc của bài học Ôn tập kiến thứcHướng dẫn thực hành Củng cố nộidung TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝVận dụng I- Ôn tập kiến thức Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúngCâu1. Nghĩa tường minh là phần thông báo:Được suy ra từ hàm ýB. Được hiểu trên cơ sở của hoàn cảnh giao tiếpC. Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câuTIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý?1/ Bài tập Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúngTIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý?Câu 2. Hàm ý là phần thông báo:A. Trái ngược với nghĩa tường minh.B. Cùng nội dung với nghĩa tường minh.C. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy.D. Không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp.I- Ôn tập kiến thức 1/ Bài tậpTIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý?I- Ôn tập kiến thức Tìm hàm ý trong bài ca dao sau:“Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưaMận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”- Mận ( ẩn dụ cho chàng trai); đào ( cô gái ) Lời tỏ tình của chàng trai và lời đáp lại của cô gái. Cách hỏi và trả lời của cả 2 hết sức khéo léo, kín đáo và tế nhị.1/ Bài tậpI- Ôn tập kiến thức TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1/ Bài tập2/ Kết luận“-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy- Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện sau đây:+ Người nói (người viết) ý thức được vào hàm ý vào câu nói.+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý ” Nghĩa tường minh là gì?Hàm ý là gì?Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?I- Ôn tập kiến thức TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1/ Bài tập2/ Kết luậnII- Thực hành 1/ Bài tập 1( tr.99 SGK)2/ Bài tập 2 (tr.99 SGK)3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK)4/. Bài tập 4 (tr.100 SGK)Nhóm1 (bài tập 1 sgk tr.99).Lời thoại nào chứa hàm ý?Hàm ý ở đây là gì?Nhóm 3 (bài tập 3 tr.100)Lớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ?Lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì?Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý có tác dụng gì?Nhóm 4 (bài tập 5 sgk tr.100)Câu trả lời nào có hàm ý khẳng định?Câu trả lời nào có hàm ý phủ định? Câu hỏi thảo luậnNhóm2 (bài tập 2 sgk tr.99).Câu hỏi 2a.Câu hỏi 2b.Câu hỏi 2c.I- Ôn tập kiến thức TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝII- Thực hành 1/ Bài tập 1( tr.99 SGK)- Bộc lộ quyền uy của mình.-Thể hiện sự từ chối quyết liệt mạnh mẽ lời van xin của bác Phô gái- Biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ của đàn bà. Nhóm1 (bài tập 1 sgk tr.99). Lời thoại nào chứa hàm ý?Hàm ý ở đây là gì?1/ Bài tập2/ Kết luậnBài tập 2: Nhóm2 (bài tập 2 sgk tr.99). Câu hỏi 2a. Câu hỏi 2b. Câu hỏi 2c.Hàm ýCâu nóiTIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝCó lẽ hôm nay mồng hai , mồng ba Tây rồi, mình nhỉ ?”Nhắc khéo Hộ đã đến lúc đi nhận tiền nhuận bút hàng tháng.“ Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến”Muốn Hộ sớm nhận tiền về để trả tiền thuê nhàTại hai lượt lời của mình, Từ đều tránh nói trực tiếp đến vấn đề cơm áo, gạo tiền mà chọn cách nói hàm ý Cách nói này rất tế nhị giúp cho Hộ đỡ bực dọc, và Từ khỏi phải có trách nhiệm vào lời nói của mình. Trong hoàn cảnh phụ thuộc hoàn toàn vào Hộ ,Từ không có cách nói nào hợp lí hơn.Cách nóiTác dụngI- Ôn tập kiến thức TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1/ Bài tập2/ Kết luậnII- Thực hành 1/ Bài tập 1 (tr.99 SGK)Nhóm 3 (bài tập 3 tr.100) hs đọc lại bài thơ Sóng của Xuân QuỳnhLớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ?Lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì?Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý có tác dụng gì?2/Bài tập 2 (tr.99 SGK)3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK) Lớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là nói về sóng biển còn lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là nói đến vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao một tình yêu đằm thắm, bất diệt, thuỷ chung của một người con gái. Hàm ý của bài thơ được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ sóng biển, qua thể thơ năm chữ và điệp từ sóng. Những từ ngữ nói về sóng có một lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu lứa đôi. Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý thì sẽ nổi bật tính hình tượng, tính hàm súc và giàu ý nghĩa hơn.I- Ôn tập kiến thức TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1/ Bài tập2/ Kết luậnII- Thực hành 1/ Bài tập 1 (tr.99 SGK)Nhóm 4 (bài tập 5 sgk tr.100)Câu trả lời nào có hàm ý khẳng định?Câu trả lời nào có hàm ý phủ định? 2/Bài tập 2 (tr.99 SGK)3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK)4/ Bài tập 5 (tr.100 SGK) Hàm ý khẳng định:- Hàng chất lượng cao đấy!- Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.- Ví đem vào tập đoạn trườngThì trao giải Nhất chi nhường cho ai? Hàm ý phủ định:- Xưa cũ như trái đất rồi.TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝI- Ôn tập kiến thức II- Thực hành III-Củng cố nội dung Câu hỏi 1: Qua bài tập trên anh (chị) hãy xác định: Để nói một câu có hàm ý người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. A. Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp B. Chủ ý vi phạm phương châm cách thức C. Sử dụng các hành động nói gián tiếp D. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các hình thức trên.TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝI- Ôn tập kiến thức II- Thực hành III-Củng cố nội dung Câu hỏi 2: Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ. A. Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh. B. Thể hiện được sự tế nhị khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp. C. Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện, hơn nữa người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về lời nói, vì hàm ý là do người nghe suy ra. D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó.TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝI- Ôn tập kiến thức II- Thực hành III-Củng cố nội dung Câu hỏi 3: Hàm ý là phần thông báo:Trái ngược với nghĩa tường minhB. Cùng nội dung với nghĩa tường minhC. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy.D. Không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp.TIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các hình thức: Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp, chủ ý vi phạm phương châm cách thức, sử dụng các hành động nói gián tiếp.2. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng: Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh, thể hiện được sự tế nhị khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp, tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện, hơn nữa người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình, vì hàm ý là do người nghe suy ra.KẾT LUẬNTIẾT 72 : THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝI- Ôn tập kiến thức II- Thực hành III-Củng cố nội dung IV -Vận dụngTình huống 1: Một buổi tối Lan phải ngồi tiếp chuyện với một bạn trai khác lớp đến phòng để chơi. Thời gian đã khá muộn mà Lan lại chưa soạn bài văn ngày mai.Tình huống 2: Sơn là một học sinh học giỏi lại thường giúp đỡ bạn bè nên có nhiều bạn nữ quý mến trong đó Vân. Nhiều lần Vân cố tình đi nhờ xe Sơn. Một hôm khi về đến lối rẽ, Vân dặn: “Ngày mai cậu đón tớ từ nhà nhé!”. Sơn muốn từ chối nhưng chưa biết nói sao.Bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Lan và Sơn, sử dụng cách nói hàm ý để nhắc nhở hoặc từ chối.1. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàngTre vừa đủ lá đan sàng nên chăng? 2. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình 3. Dập dìu lá gió cành chimSớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh 4. Người ta thì chẳng được đâuỪ thì ông Cống làm trâu thì làm Nối các cách nói có hàm ngôn ở cột trái với tác dụng của cách nói đó ở cột bên phải sao cho phù hợp. A. Có tác dụng hàm súc, tế nhị B. Người nói không phải chịu trách nhiệm về hàm ý C. Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo và lịch sự trong giao tiếp D. Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn trong cách nói trực tiếp, tường minh 	Ngày xửa ngày xưa, có một tổ đại bàng bên sườn đồi. Bên trong có bốn quả trứng khá to. Một hôm nọ, có một trận động đất xảy ra trên núi làm một trong bốn cái trứng lăn xuống đồi, rơi vào một trại gà nằm ở thung lũng bên dưới. Những chú gà thấy rằng chúng phải bảo vệ và chăm sóc cho quả trứng, thế nên một con gà mái già đã xung phong đứng ra nuôi nấng và ấp ủ quả trứng đó	Một ngày kia, quả trứng nở ra một chú đại bàng xinh đẹp.Câu chuyện Đại bàng gàNó được nuôi nấng như một con gà thục thụ “Đại bàng gà” sống một cuộc sống như bao con gà khác Tình cờ một ngày, chú nhìn lên bầu trờiVà chợt thấy những con đại bàng bay qua thật dũng mãnhChú ước ao: “giá mà mình cũng bay được như thế”Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao". Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. ".Câu chuyện “Đại bàng gà” mang cho các bạn thông điệp gì?Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các em

File đính kèm:

  • pptnghia_ham_an.ppt