Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết thứ 28: Đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm

Các ý chính của nhóm 1:

* Bố cục đoạn trích chia làm 2 phần:

Phần 1: từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”: Cảm nhận về đất nước trong muôn mặt đời sống nhân dân.

 

-Phần 2: tiếp theo đến hết: Cảm nhận về đất nước từ phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá.

 

* Cảm nhận của nhà thơ về cội nguồn đất nước: Đất nước có từ xa xưa, khó xác định và lí giải, chỉ có thể cảm nhận từ: “Những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết thứ 28: Đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
THẦY HỒ ĐỨC HỒNG CÙNG TẬP THỂ LỚP 12B3NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚPTiết thứ: 28Tên bài: ĐẤT NƯỚC(trích trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa ĐiềmNhà thơ: Nguyễn Khoa ĐiềmI.TÌM HIỂU CHUNG:Câu hỏi cho cả lớp: hãy nêu các ý chính được trình bày trong phần tiểu dẫn?Có các ý chính như sau:Về tiểu sử: Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam. -Về phong cách: Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.Về tác phẩm: Trường ca mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971. Tác phẩm thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước. Về đoạn trích: Thuộc phần đầu chương V trong tác phẩm, được xem là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢNĐọc văn bản:Sau đây, mời quý thầy cô cùng các em nghe hai nghệ sĩ:Thanh Hoa và Lê Chúc đọc.Nghệ sĩ Thanh HoaNghệ sĩ Lê Chúc2. Hiểu văn bản: Hoạt động nhómCâu hỏi nhóm 1: Xác định bố cục đoạn trích và sự cảm nhận của nhà thơ về nguồn gốc của Đất nước?Câu hỏi nhóm 2: Nhà thơ thể hiện Đất nước được hình thành từ những phương diện nào?Câu hỏi nhóm 3: Tác giả đã có những phát hiện sâu sắc và mới mẻ như thế nào về đất nước từ phương diện địa lí-văn hoá?Câu hỏi nhóm 4: Phân tích hai câu thơ: “Đất nước này là đất nước của nhân dânĐất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” và chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích?Các ý chính của nhóm 1:* Bố cục đoạn trích chia làm 2 phần:Phần 1: từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”: Cảm nhận về đất nước trong muôn mặt đời sống nhân dân.-Phần 2: tiếp theo đến hết: Cảm nhận về đất nước từ phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá...* Cảm nhận của nhà thơ về cội nguồn đất nước: Đất nước có từ xa xưa, khó xác định và lí giải, chỉ có thể cảm nhận từ: “Những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.Các ý chính của nhóm 2: Những phương diện hình thành Đất nước:+ Những yếu tố bình thường, giản dị, gần gũi với mỗi người: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương xay giã dần sàng....+ Phương diện đấu tranh giữ nươc:khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.+ Phương diện địa lí: hòn núi bạc, biển khơi.+ Phương diện truyền thống: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.+ Đất nước gắn với kỷ niệm có tính chất riêng tư của mỗi người, biến thành máu thịt mỗi người: “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm”...=>Từ quan niệm đất nước là những gì gần gũi thân thiết của mỗi người, nhà thơ đã phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa con người và đất nước: “ Trong anh và trong em hôm nay Đều có một phần đất nước”.=>Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng. Trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước: “Em ơi em đất nước là máu xương cả mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời”... Các ý chính của nhóm 3:-Từ bình diện đất nước trong muôn mặt đời thường, nhà thơ đi sâu triển khai tư tưởng “Đất nước của nhân dân” theo bình diện không gian và thời gian.Khi nói về địa lí, núi sông, ruộng đồng, gò bãi,... Nhà thơ đã rọi cái nhìn khám phá lên bản đồ địa lí của đất nước. “Con mắt nhà thơ” đã nhìn non sông đất nước trong vẻ đẹp của đời sống tâm hồn nhân dân.- Những con người vô danh, họ đã lao động, chiến đấu chống ngoại xâm, họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau những giá trị từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói tên xã, tên làng, những truyện thần thoại, những ca dao, tục ngữ...Các ý chính của nhóm 4:* Mạch cảm xúc, suy nghĩ của bài thơ dồn tụ mãi đến cuối cùng dẫn tới cao trào làm nỏi bật cốt lõi của bài thơ:“Đất nước này là đất nước của nhân dân Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao, thần thoại”. Hai câu thơ là một định nghĩa về đất nước thật giản dị và cũng thật độc đáo bởi vẻ đẹp tinh thần của nhân dân hơn đâu hết tìm thấy trong sáng tạo tinh thần. Chính từ tư tưởng này mà cả đoạn thơ lấp lánh vẻ đẹp của văn hoá dân gian, vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam.Đặc sắc nghệ thuật:- Tác giả sử dụng một cách nhuần nhị và đầy sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian: thần thoại, cổ tích, tục ngữ ca dao, phong tục, tập quán lâu đời.- Cái hay của đoạn thơ là hoà quyện giữa lí luận và rung cảm, gợi lên chiều sâu của những hình ảnh quen thuộc...4/ Củng cố:Nội dung:Đoạn thơ thể hiện cảm xúc mới mẻ và phát hiện sâu sắc của nhà thơ về Đất nước. Tư tưởng bao trùm là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.Nghệ thuật: Tác giả sử dụng nhuần nhị và sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian cùng với sự kết hợp giọng trữ tình-chính luận, hình thức tâm tình đôi lứa đã tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho đoạn thơ.5/ Dặn dò: -Chọn và học thuộc một số câu thơ trọng tâm của đoạn thơ. - Đọc thêm bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHOẺCHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!

File đính kèm:

  • pptBAI_THO_DAT_NUOC_NGUYEN_KHOA_DIEM.ppt