Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

n “Tây Bắc”:gợi nhớ đến một miền xa xôi của Tổ quốc, nơi gian lao vất vả, nhưng ân tình sâu nặng , với những kỉ niệm không thể nào quên.Mảnh đất này chính là nơi “con tàu” khát vọng hướng tới (tức là cuộc sống lớn của nhân dân, nguồn cảm hứng của thời đại).Lên “Tây Bắc” là trở lại với chính lòng mình , trong sự hoà hợp và gắn bó mật thiết với nhân dân, với đất nước. “Tây Bắc” chính là Tổ quốc, là “gió ngàn”, là “vành trăng”, là “đất nước mênh mông”, và là nguồn thơ: “ Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ”.

 

 

ppt31 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiêng hát con tàuChế Lan ViênEm biết gì về nhà thơ Chế Lan Viên?A- Tác giảChế Lan Viên (1920- 1989) quê gốc ở Quảng Trị. Chế Lan Viên đã từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào “ Thơ mới”, ông có tập thơ đầu tay khi mới 17 tuổi nhan đề: “Điêu tàn”. Sau cách mạng Chế Lan Viên trở thành nhà thơ cách mạng, thơ ông đã hoà nhịp với cuộc sống mới. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng và trí tuệ, có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ. Chế Lan Viên đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1986. B- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩmBài thơ “ Tiếng hát con tàu” ra đời trong cuộc vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi của Đảng và nhà nước ta. Bài thơ in trong tập “ ánh sáng và phù sa”(1960). Đây là một trong những tập thơ có giá trị nhất của Chế Lan Viên sau Cách mạng, thể hiện sự gắn bó , lòng biết ơn của nhà thơ với nhân dân, với ĐảngC- Đọc hiểu văn bảnTrong bài thơ có hai hình tượng nghệ thuật có tính chất biểu tượng , theo em đó là những hình tượng nghệ thuật nào? 	I- Hai hình tượng có tính chất biểu tượng trong bài thơ“Con tàu”: trên thực tế vào những năm 60, Tây Bắc chưa hề có đường tàu và do đó, đương nhiên chưa hề có con tàu nào lên được Tây Bắc. “Con tàu” ở bài thơ này là biểu tượng của khát vọng đi xa, thoát khỏi cuộc sống cá nhân chật hẹp, đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân vĩ đại, đến với ước mơ cao đẹp , đồng thời cũng đến với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. “Con tàu” còn có thể hiểu là tấm lòng của nhà thơ,“Khi lòng ta đã hoá những con tàu”, “Tàu đói những vành trăng, tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?”“Tây Bắc”:gợi nhớ đến một miền xa xôi của Tổ quốc, nơi gian lao vất vả, nhưng ân tình sâu nặng , với những kỉ niệm không thể nào quên.Mảnh đất này chính là nơi “con tàu” khát vọng hướng tới (tức là cuộc sống lớn của nhân dân, nguồn cảm hứng của thời đại).Lên “Tây Bắc” là trở lại với chính lòng mình , trong sự hoà hợp và gắn bó mật thiết với nhân dân, với đất nước. “Tây Bắc” chính là Tổ quốc, là “gió ngàn”, là “vành trăng”, là “đất nước mênh mông”, và là nguồn thơ: “ Tây Bắc ơi người là mẹ của hồn thơ”.Từ hai biểu tượng trên nhà thơ đã viết khổ thơ đề từ: “ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hoá những con tàuKhi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”Trong lời đề từ này, nhà thơ đã thể hiện cái không khí vui vẻ tưng bừng của đất nước trong công cuộc xây dựng XHCN: “ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” . Sự phấn khởi ấy, thúc giục mọi người lên đường: “ Khi lòng ta đã hoá những con tàu” đi xây dựng Tây Bắc. Câu thơ: “ tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” đã chứa đựng một sự khẳng định: là “Tây Bắc”, lại nhấn mạnh thêm: “chứ còn đâu?”. Câu thơ đầy sức mạnh, cho thấy Tây Bắc choán hết tâm hồn nhà thơ. Toàn bài thơ đã diễn tả điều đó.Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giọng điệu ở mỗi phần có gì khác nhau?	Bài thơ được chia làm 3 phần: Đoạn đầu là sự trăn trở, giục giã lên đường (2khổ thơ đầu)Đoạn giữa trực tiếp giãi bàytình cảm xúc động về những kỷ niệm với nhân dân ở thời kháng chiến ( đây là đoạn quan trọng nhất kết tinh nghệ thuật của bài thơ -9 thơ khổ giữa).Đoạn cuối là khúc hát lên đường bay bổng lãng mạn( 3 khổ thơ cuối).	Theo em 2 khổ thơ đầu có sức lay động mạnh mẽ đối với tâm hồn bạn đọc là nhờ yếu tố nào?2 khổ thơ đầu: khúc hát lên đường say mê náo nức	Giọng thơ thúc giục hăm hở đã góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của bài thơ, và thể hiện cụ thể trước hết ở những lời tự chất vấn đầy trăn trở của nhà thơ:	“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? 	Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội	Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi	Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng	Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp	Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?” Nhà thơ đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để khơi gợi khát vọng lên đường: “ anh có nghe gió ngàn đang rú gọi, ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng”. Nhà thơ nói với người khác cũng là tự nhủ với chính lòng mình. Cuộc sống lớn của đất nước là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Song nghệ thuật cũng không thể nảy sinh nếu không mở rộng hồn mình để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời. Từ sự chiêm nghiệm về đời thơ của chính mình, tác giả đã đưa ra lời khuyên đầy tâm huyết: hãy đi ra khỏi cái cô đơn chật hẹp của mình mà mở rộng hoà nhập với mọi người, hãy vượt ra khỏi chân trời của “cái tôi” nhỏ bé để đến với chân trời của “cái ta” vĩ đại. Đi theo con đường ấy, mới có thể tìm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn của chính mình trong cuộc sống lớn của nhân dân: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép, tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”	Trước lời kêu gọi của đất nước, nhiều thanh niên hăng hái lên đường, nhưng cũng có không ít thanh niên ngại đi xa vì sợ gian khổ, vì chưa biết phong tục tập quán của các dân tộc ít người. Chế Lan Viên đã viết những câu thơ đầy sức thuyết phục này để góp phần động viên cổ vũ những thanh niên đó nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc.9 khổ thơ giữa: Hoài niệm về những kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiếnNhà thơ đã gợi lại hình ảnh Tây Bắc thời kháng chiến bằng những câu thơ có ý nghĩa rất sâu:“Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đấtNay dạt dào đã chín trái đầu xuân Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửaNghìn năm sau còn đủ sức soi đường”Niềm khát khao mãnh liệt được trở về với nhân dân được nhà thơ thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào?Nhà thơ đã bộc lộ niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc khi được trở về với nhân dân qua những hình ảnh so sánh mới lạ bất ngờ, khêu gợi mạnh mẽ sức tưởng tượng của người đọc. Những so sánh đó vừa bộc lộ xúc cảm dạt dào, vừa chứng tỏ chất trí tụê sắc sảo của nhà thơ:“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùaNhư đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”Đồng thời nhà thơ gợi lên được một cách thành kính và đầy ân tình những kỷ niệm thiêng liêng đẹp đẽ trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Nhà thơ đã viết về nhân dân bằng sự gắn bó máu thịt:	“ Con nhớ anh con, người anh du kích	Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn	Con nhớ em con, thằng em liên lạc	Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ”Nhà thơ nhắc đến những người mẹ anh hùng bằng long biết ơn sâu nặng:	“Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc 	Năm con đau mế thức một mùa dài	Con với mế không phải hòn máu cắt	Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”	Sự gắn bó và lòng biết ơn này tất yếu khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, đối với Tổ quốc.Theo em chất suy tưởng triết lý của thơ Chế Lan Viên được thể hiện ở những câu thơ nào?	Không chỉ bộc lộ những cảm xúc sôi trào hăm hở, bài thơ còn có chất suy tưởng khái quát qua những câu thơ giống như châm ngôn, nhưng chứa chan tình cảm, cảm xúc: 	“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ	Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương	Khi ta ở chỉ là nơi đất ở	Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn		Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.”Kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng, rút ra những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết lý chính là đặc điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên được thể hiện qua “Tiếng hát con tàu”. Trong bài thơ, hình ảnh mỗi con người là biểu hiện của muôn người: Mế không chỉ là một người mẹ cụ thể ở Tây Bắc mà đó là tất cả những bà mẹ Việt Nam. Em giao liên, anh du kích chính là hình ảnh và sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Đối với nhà thơ, trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao khát, mà còn là lẽ tự nhiên, phù hợp với qui luật. Về vơí nhân dân là về với ngọn nguồn của cuộc sống. Về với ngọn nguồn của nghệ thuật chân chính. Em hãy nêu nhận xét của mình về 3 khổ thơ cuối?	3 khổ thơ cuối: Khúc hát lên đường say mê náo nức	Lời mời gọi tha thiết của đất nước được thể hiện bằng một câu hỏi tu từ: “ Đất nước gọi hay lòng ta gọi?Tình em đang mong, tình mẹ đang chờTàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vộiMắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga”Câu hỏi như một lần nữa nhấn mạnh: đã sống thì phải sống như một con người chân chính, có thuỷ chung, có nghĩa tình, biết hy sinh, và có trách nhiệm với đất nước.Hãy cho biết ý kiến của em về những hình ảnh thơ ở những câu thơ cuối? Bài thơ kết thúc bằng hình tượng con tàu- khát vọng lên đường rất giàu chất thơ: “ Lấy cả những cơn mơ, ai bảo con tàu không mộng tưởng?Mỗi đêm khuya không uống một vâng trăngLòng ta cũng như tàu, ta cũng uốngMặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”Đây là những câu thơ có tính thẩm mĩ cao, thể hiện sự tìm tòi và trau chuốt từ ngữ của tác giả, có những từ ngữ làm ngời sáng cả bài thơ.D- Kết luận	Về nội dung:	_ Khát vọng trở về với nhân dân như về với ngọn nguồn đời sống	_ Nỗi nhớ lòng biết ơn của nhà thơ trước những hi sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân	_ Nỗi nhớ sự gắn bó thiết tha của tác giả với quê hương Tây Bắc, nói rộng ra là với cả đất nứơc	Về nghệ thuật:	- Nhà thơ đã sử dụng rất hiệu quả các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết tha, chân thành	Chân thành cám ơn sự cổ vũ của các em!

File đính kèm:

  • ppttieng_hat_con_tau.ppt