Bài giảng Ngữ văn 12 - Tuần 12 - Tiết: Sóng

Bài tập :

Tuy nhiên, chính trong cái “thất bại” của Xuân Quỳnh khi truy

nguyên nguồn gốc, bản chất đích thực của tình yêu,

người ta lại thấy một định nghĩa rất riêng của chị,

một định nghĩa “rất Xuân Quỳnh”. Ai phát hiện ra định nghĩa ấy ?

Kết quả : không cắt nghĩa được nguồn góc của sóng.

Không cắt nghĩa được tình yêu  nữ sĩ thú nhận sự bất lực một cách dễ thương và nữ tính : “Em cũng không biết nữa ”

Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời, làm sao mà hiểu hết được – nó rộng lớn, thẳm sâu, bất ngờ và “lí trí không thể hiểu nổi” (Pascal).

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tuần 12 - Tiết: Sóng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuaàn : 12Tieát PPCT : 35 - 36SOÙNGXuaân QuyønhI – TIỂU DẪN 1 – Tác giả (SGK) - Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Tây. Xuân Quỳnh có một tuổi thơ nhiều thiệt thòi  luôn khát khao tình thương, tình yêu, mái ấm gia đình; - Vốn thích làm thơ từ khi còn là diễn viên múa và là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Tác phẩm tiêu biểu : ( SGK ) - Phong cách thơ : thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. + “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát) hay : + “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay ?” (Hoa cỏ may)Bài tập :Dựa vào phần chuẩn bị bài,hãy giới thiệu vài nét chính về Xuân Quỳnh : Những nét chính về cuộc đời. Sự nghiệp sáng tác. Phong cách thơ. I – TIỂU DẪN2 – Bài thơ “Sóng” - Được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). - Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài tập :Bài thơ Sóng được ra đời trong hoàn cảnh nào ? II – ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Nhan đề “Sóng” - “Sóng” là hình tượng đẹp của tự nhiên, gợi nhiều cảm xúc  các nhà thơ thường mượn sóng để giãi bày tâm trạng của mình. - Sóng trong tác phẩm này là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu  sóng vừa là sự hoà nhập vừa là sự phân thân của nhân vật trữ tình “em”. “... Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”Bài tập :Giải thích ý nghĩa nhan đề “sóng”.2 – Bố cục : Khổ 1 & 2 : trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu; Khổ 3 & 4 : hành trình đi tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu;- Khổ 5 : nỗi nhớ trong tình yêu;- Khổ 6,7 : sự thuỷ chung trong tình yêu;- Khổ 8,9 : khát vọng tình yêu vĩnh hằng. Bài tập :Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu ý chính của từng phần.Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tìnhnhư thế nào ?“Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng emHôn thật khẽ, thật êmHôn êm đềm mãi mãi” (Biển – Xuân Diệu)“Sóng chẳng đi đến đâuNếu không đưa em đếnDù sống đã làm anhNghiêng ngảVì em ” (Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh)  Mạch cảm xúc của trái tim yêu.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 3 – Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sónga) – Khổ 1, 2 – trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu Tiểu đối : “Dữ dội >< Trên  nhớ bờ. - Lời thơ dài thêm ra, nhịp thơ như nhịp sóng cuồn cuộn dâng trào. - Những rung cảm mãnh liệt, những đợt sóng lòng dào dạt, náo nức của trái tim yêu đang khao khát yêu thương. - Sóng và em biến hoá linh hoạt : sóng nhớ bờ  em nhớ đến anhSóng không thể diễn tả đủ hết cung bậc tình yêu  nên nữ sĩ phải trực tiếp nhấn mạnh : “Lòng em nhớ  còn thức”  mạnh mẽ và cá tính. NVTT vừa soi mình vào sóng vừa tự tách ra (em) để cảm nhận hết cung bậc tình cảm của tình yêu.Sóng dưới lòng sâuSóng trên mặt nướcSóng nhớ bờNhớ ai bổi hổi bồi hồi,Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. (Ca dao)“ Đèn thương nhớ ai,Mà đèn không tắt.Mắt thương nhớ ai,Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền” (Ca dao)Đêm nằm lưng chẳng bén giườngChỉ mong đến sáng ra đường gặp ai. (Ca dao)Những ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau rạn vỡ (Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)Ngày Đêm Bài tập (Thảo luận):Mặc dù phải thú nhận Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhaunhưng Xuân Quỳnh cũng đã phát hiện ra một tín hiệu cơ bản của tình yêu, nhất là khi những tâm hồn yêu phải xa cách.Đó là tâm trạng nào và Xuân Quỳnh đã nói về điều đó ra sao ?Bài tập :Mượn con sóng để diễn tả nỗi nhớ nhưng với Xuân Quỳnh, dường như điều đó là chưa đủ. Vậy, chị còn bộc lộ nỗi nhớ của mình một lần nữa bằng cách nào ?II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2 – Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóngd) – Khổ thơ 6 và 7 - Sự thuỷ chung trong tình yêu Chọn cách nói ngược và đối : + Dẫu xuôi về phương bắc + Dẫu ngược về phương nam- NVTT em muốn khẳng định : dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em vẫn chỉ hướng về một “phương” duy nhất – phương anh.  Vẻ đẹp tâm hồn nữ sĩ : vừa khẳng định vừa ước nguyện thuỷ chung trong tình yêu  cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.Yêu nhau tam tứ núi cũng trèoNgũ lục sông cũng lội, thất bát thập đèo cũng qua (Ca dao)Muối ba năm muối đang còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐôi ta nghĩa nặng tình dàyCó xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa (Ca dao)- Mượn hình ảnh : con sóng ngoài đại dương - tới bờ - dù cách trở  sóng khát khao và vượt trở ngại để tới bờ.- Em khao khát có anh và muốn vượt khó khăn để cập bến bờ hạnh phúc. Bài tập :Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực, da diết, cháy bỏng.Nhưng nhớ chưa phải là tất cả. Trái tim phụ nữ trong bài thơ còn muốn khẳng định và hướng tới những phẩm chất cao đẹp,vững bền của tình yêu. Hãy chứng minh điều đó qua hai khổ 6, 7.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sónge). Hai khổ thơ cuối – Khát vọng tình yêu vĩnh hằng Không gian, đời người hữu hạn thời gian vô hạn hạnh phúc mong manh Biển kia mây dẫu rộng vẫn bay xaNVTT nhận thức – lo âu Cuộc đời năm tháng tuy dài vẫn điquaKhát khaoThành trăm con sóng nhỏ - ngàn năm còn vỗVĩnh viễn hoá tình yêuAnh biết tình yêu không phải vô biênNhư tia nắng chúng mình không sống mãiNhư câu thơ chắc gì ai đọc lạiAi biết ngày mai sẽ có những gìĐời đổi thay, năm tháng cũng qua điGiữa thế giới mong manh đầy biến đổi. (Lưu Quang Vũ)Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất,Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” (Xuân Diệu)Đã hôn rồi hôn lạiCho đến mãi muôn đờiĐến tan cả đất trờiAnh mới thôi dào dạt (Xuân Diệu)Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ. (Xuân Quỳnh)Bàn tay em, gia tài bé nhỏEm trao anh cùng với cuộc đời em (Bàn tay em – Xuân Quỳnh)Bài tập : Những nhà thơ yêu đời, yêu sống đến say mê cuồng nhiệt cũng thườnglà những nhà thơ của cảm thức thời gian. Xuân Quỳnh cũng thế.Khi cảm thức về thời gian, chị đã nhận thức được và lo âu về điều gì ? Bài tập :Bình thường, sự lo âu ấy có thể dẫn con người đến những phản ứngtiêu cực (thất vọng, chán chường hoặc thả trôi theo dòng đời) nhưng cũng có thể là động lực khiến con người sống tích cực và mạnh mẽ hơn (sống hết mình, khát khao sống mãnh liệt trong tình yêu,).Xuân Quỳnh đã đi theo con đường nào ? Hãy chứng minh điều đó. Thảo luận :1/. Những nhà thơ yêu đời, yêu sống đến say mê cuồng nhiệt cũng thường là những nhà thơ của cảm thức thời gian. Xuân Quỳnh cũng thế.Khi cảm thức về thời gian, chị đã nhận thức được và lo âu về điều gì ? 2/. Bình thường, sự lo âu ấy có thể dẫn con người đến những phản ứngtiêu cực (thất vọng, chán chường hoặc thả trôi theo dòng đời) nhưng cũng có thể là động lực khiến con người sống tích cực và mạnh mẽ hơn (sống hết mình, khát khao sống mãnh liệt trong tình yêu,).Xuân Quỳnh đã đi theo con đường nào ? Hãy chứng minh điều đó. III. CỦNG CỐ - TỔNG KẾTHình tượng “Sóng” – NVTT “em”Một tình yêu có tính truyền thốngNhững biểu hiện muôn đời : cảm xúc nhiều cung bậc và tràn đầy những khát khao.Tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, luôn hướng đến cái lớn lao, cao cảMột tình yêu mang tính chất hiện đạiSự chủ động, mạnh bạo bày tỏ khát khao và sẵn sàng từ bỏ nơi “không hiểu nổi mình” đến với cái cao rộng, cao cả.Chủ đềVẻ đẹpBài tập :Từ những nội dung đã phân tích, anh/ chị hãy phát biểu chủ đề của bài thơ.Bài tập :Có nhận định : qua bài Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thốngnhư tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”. Từ những nội dung đã tìm hiểu,anh/ chị có tán thành với ý kiến trên không ? Vì sao ?LUYỆN TẬPQua bài Sóng (Xuân Quỳnh), anh /chị có suy nghĩ gì về tình yêu ?CHÀO TẠM BIỆT !

File đính kèm:

  • ppt1. Sóng dự giờ.ppt