Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ nhặt, Kim Lân

Qua bức tranh về nạn đói, tác giả đã thấy được sự hủy hoại mạnh mẽ của cái đói đối với con người, sự khắc nghiệt của cuộc sống đói khổ. Nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thể hiện thái độ chua xót đến cực độ vì cái nghèo, cái đói đã làm cho con người trở nên rẻ rúng, vợ có thể nhặt được ở ngoài đường, ngoài chợ.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Vợ nhặt, Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Kim Laân	Vôï nhaëtĐề :Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.A. Tìm hiểu đề :- Thể loại : Nghị luận văn học (nghị luận về một khía cạnh thuộc nội dung của tác phẩm)- Nội dung nghị luận : Giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt” Tư liệu : 	+ Lí luận văn học về giá trị nhân đạo. 	+ Tác phẩm “Vợ nhặt”I. Mở bài :	- Giới thiệu : 	+ Nhà văn Kim Lân	+ Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Vợ nhặt”	+ Nội dung sẽ phân tíchII. Thân bài: 1. Giải thích : khái niệm về giá trị nhân đạo	Giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học bao gồm các nội dung như :	B. Dàn bài :	- Lên án tội ác của giai cấp thống trị, là kẻ đã gây ra nỗi đau khổ cho con người.	- Nhà văn thể hiện thái độ cảm thông, thương xót cho số phận đau khổ của những người lao động.	- Nhà văn phát hiện, trân trọng và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động và bên trong những khát vọng chính đáng của họ như : khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.	- Đồng thời nhà văn còn thể hiện sự tin tưởng ở khả năng vươn lên của người lao động. Xét về các nội dung trên, ta có thể khẳng định “Vợ nhặt” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.a. Luận điểm 1: ¤	Trong tác phẩm “Vợ nhặt” , ta thấy nhà văn thể hiện sư đau xót, thương cảm trước số phận bi đát của những người nông dân nghèo trong nạn đói; qua đó, nhà văn đã lên án tội ác tày trời của bọn thực dân đối với nhân dân ta.	2. Phân tích , chứng minh , bình luận : ¤ Phân tích về bức tranh nạn đói năm Kỉ Dậu 1945 ở xóm ngụ cư: 	 - Con người:	 + Bị chết rất nhiều	 + Ngắc ngoải dở sống dở chết	 + Phải sống tha hương cầu thực - Cảnh vật	+ Xác xơ, tiêu điều, tăm tối	+ Không khí bị ô uế, vẫn đục	+ Âm thanh của sự chết chóc- Tràng và người vợ nhặt: + Tràng (hc sống) + Người vợ nhặt rách rưới tiều tụy đang bị cái chết đe dọa (PT+DC), chỉ vì cái đói mà phải “theo không” Tràng về  trở thành Vợ nhặt.Nguyên nhân của nạn đói (PT+DC)Bình luận: Qua bức tranh về nạn đói, tác giả đã thấy được sự hủy hoại mạnh mẽ của cái đói đối với con người, sự khắc nghiệt của cuộc sống đói khổ. Nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thể hiện thái độ chua xót đến cực độ vì cái nghèo, cái đói đã làm cho con người trở nên rẻ rúng, vợ có thể nhặt được ở ngoài đường, ngoài chợ.b. Luận điểm 2 :- Nhà văn đi sâu khám phá, phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo, nâng niu và tràn trong những khát vọng chính đáng của họ như khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc. ¤ Đối với nhân vật Tràng, nhà văn phát hiện thấy vẻ đẹp tiềm ẩn của Tràng là tấm lòng nhân hậu và niềm khao khát , trào trong hạnh phúc của anh.- Tràng đã nhường phần ăn đem theo cho người phụ nữ đói khát, đang bị cái chết đe dọa.- Tràng quyết định đưa người đàn bà ấy về nhà trong khi cuộc sống của anh và mẹ già cũng đang thiếu thốn .- Trên đường về Tràng tỏ ra rất vui mừng, phấn chấn vì anh đã có vợ (DC) .- Tràng tỏ ra rất chu đáo với người vợ nhặt, anh đưa thị vào chợ tỉnh (PT+DC) .- Có vợ, tâm tính của Tràng hoàn toàn thay đổi, Tràng có trách nhiệm hơn với gia đình (PT+DC).¤ Bà cụ Tứ - một bà mẹ nghèo nhưng rất nhân hậu và bao dung : - Tràng đưa người đàn bà lạ về nhà, bà không hề trách mắng mà còn tỏ thái độ thươngxót (PT+DC) - Bà cảm thông với hoàn cảnh của nàng dâu  bà mở rộng lòng để đón nhận nàng dâu mới (PT+DC) . - Bà cố tạo ra niềm vui trong gia đình trong bữa cơm ngày đói (PT+DC) . Hoàn cảnh của người “vợ nhặt” (PT+DC) - Vì quá đói , thị gợi ý xin Tràng cho ăn (PT thật kĩ vào cách ăn của thị) và thị chấp nhận “Theo không” Tràng về, vượt qua những hủ tục và lễ nghi của xã hội (PT+DC) . - Khi đã có hạnh phúc, có nơi nương tựa, thị tỏ ra đảm đang, tháo vát, thay đổi tâm tính (PT+DC) .¤ Nhân vật người vợ nhặt - một người phụ nữ nghèo khổ nhưng có khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc rất mãnh liệt .	3. Bình luậnGiá trị nhân đạo là yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của tác phẩm. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” không chỉ là sự yêu thương, bênh vực quyền sống của con người như trong văn học trung đại và văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 mà đã vượt qua giới hạn đó. Nhà văn không để cho những người lao động nghèo đi vào con đường bế tắc không lối thoát mà nhà văn đã chỉ ra con đường đến với tương lai hạnh phúc cho họ là phải đến với CM và phải làm CM.III. Kết luận : 

File đính kèm:

  • pptdan_bai_TLV_Vo_nhat.ppt