Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
CÂU 5 : Phùng phát hiện ra điều gì đầu tiên và cảm xúc của anh lúc bấy giờ?
=> Hướng HS tái hiện lại tác phẩm sau khi đọc, bắt nhịp được cảm xúc sung sướng của Phùng khi phát hiện bức tranh toàn bích và tuyệt đẹp.
Chiếc thuyền ngoài xaGiáo ánTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂNNguyễn Minh ChâuYÊU CẦU CẦN ĐẠT- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sỹ nhiếp ảnh khi phát hiện sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc hoạ nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa. HỆ THỐNG CÂU HỎICÂU 1 : Sau khi tìm hiểu phần tiểu dẫn, em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu?Giúp học sinh khái quát những nét chính về tác giả. Đây là câu hỏi hiểu biết, nhằm yêu cầu học sinh phải đọc trước tác phẩm và có sự chuẩn bị về tác phẩm văn học nghệ thuật trước khi lên lớp. CÂU 2 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu?Câu hỏi hiểu biết , học sinh cần tìm hiểu tác phẩm. Câu hỏi hướng học sinh tiếp cận tác phẩm.CÂU 3: Sau khi đọc xong tác phẩm,em hãy kể tóm tắt truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?=>Câu hỏi giúp HS bước đầu nắm được ý chính, giúp cho việc tìm hiểu nội dung dễ dàng hơn.Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn họcCâu 4: Sau khi đọc tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật nào ( người đàn bà hàng chài, nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, chánh án Đẩu, người đàn ông,...) gợi cho em ấn tượng nhất và tại sao?Giúp HS bộc lộ trạng thái tâm lí với các nhân vật qua sự tác động của số phận nhân vật trong tình huống truyện. Câu hỏi cảm xúc vật chất. CÂU 5 : Phùng phát hiện ra điều gì đầu tiên và cảm xúc của anh lúc bấy giờ? => Hướng HS tái hiện lại tác phẩm sau khi đọc, bắt nhịp được cảm xúc sung sướng của Phùng khi phát hiện bức tranh toàn bích và tuyệt đẹp.CÂU 6 : Sau khi chụp được bức ảnh đẹp, Phùng đã chứng kiến việc gì liên quan đến hình ảnh chiếc thuyền anh vừa trông thấy? Thái độ của anh lúc này như thế nào?Hướng HS tái hiện, diễn tả cảnh xung đột của vợ chồng hàng chài và thái độ của Phùng lúc đó. Từ đây, GV phân tích sự nghịch lý bên trong và bên ngoài chiếc thuyền. Giúp chuyển tải đến HS dụng ý của nhà văn từ cái nhìn gần hơn về cuộc sống của Phùng. Câu hỏi hình dung tưởng tượng và tái hiệnCâu 7: Nhân vật người đàn ông hiện lên trong tác phẩm có gì khác qua cách nhìn của người đàn bà hàng chài? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Và tại sao lại nhận xét như vậy?=> Giúp HS miêu tả, tái hiện lại ngoại hình,tính cách người đàn ông. Từ đó hiểu hơn về hoàn cảnh, số phận nghèo khổ cùng cực, hướng HS đưa ra quan điểm khi nhận xét về người đàn ông.=> Câu hỏi hình dung, tưởng tượng,tái hiện. Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm.Câu 8: Miêu tả vài nét về người đàn bà hàng chài (qua ngoại hình, hành động , ngôn ngữ)? Cảm nhận của em về số phận người đàn bà?Từ việc giúp HS phác hoạ lại hình ảnh người đàn bà đưa HS đến những rung động vật chất trước sự tác động của số phận nhân vật trong văn xuôi giúp HS bộc lộ trạng thái cảm xúc đồng cảm với số phận cam chịu của người đàn bà hàng chài. Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện,cảm xúc vật chất. Câu 9: Diễn biến thái độ và cử chỉ của người đàn bà tại toà án? Tại sao chị lại không chịu li dị dù bị chồng đánh đập rất tàn nhẫn? Qua việc miêu tả diễn biến thái độ từ khúm núm, e sợ đến điềm tĩnh khi kể về hoàn cảnh gia đình và bảo vệ người chồng vũ phu.Từ đó, giúp HS thấy được đức hy sinh và nguyên nhân khiến chị không chịu li dị người vũ phu. Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật.( phân tích lí giải)Câu 10: Thái độ của chánh án Đẩu trước và sau khi biết được câu chuyện đầy bi kịch trong gia đình hàng chài? Câu hỏi giúp HS so sánh, đối chiếu thái độ của chánh án Đẩu, giúp HS hiểu được tâm trạng,tâm lí nhân vật. Câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn học nghệ thuậtCâu 11: Câu chuyện ở toà án đã tác động đến Phùng như thế nào?Giúp HS diễn tả một cách có sáng tạo về cách nhìn cuộc đời đầy cảm thông, đồng cảm trước những số phận bất hạnh của Phùng. Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái tạoCâu 12: Qua tác phẩm, nêu mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống?Câu hỏi góp phần kích thích sự suy nghĩ của HS về việc hình thành ý nghĩa, tư tưởng tác phẩm.Câu hỏi về cấu trúc hình thức tác phẩm Câu 13: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”? Giúp HS cảm thụ tìm ra được mối tương quan của những sự việc, sự việc (nghịch lý bên trong và bên trong và vẻ đẹp bên ngoài chiếc thuyền, hoàn cảnh số phận người đàn bà hàng chài, vv...) từ đó hiểu được ND, NT tác phẩm. Câu hỏi hiểu biết nd tác phẩm ( phân tích lí giải)Câu 14: Em đã học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Vậy theo em, nhân vật Thị và người đàn bà hàng chài có những điểm gì tương đồng?Giúp HS hiểu rộng hơn và đồng cảm với số phận và nhân cách cao đẹp luôn vươn lên trong cuộc sống của những người nghèo khổ, bất hạnh đặc biệt là người phụ nữ. Câu hỏi hiểu biết ND tác phẩm nghệ thuật và so sánh được với tác phẩm khác. Câu 15: Em hãy nêu giá trị và nội dung và nghệ thuậtCâu hỏi tổng kết giúp HS tổng hợp các ý và nội dung đã học. Câu hỏi hiểu ND và HT tác phẩm.NHỮNG CÂU HỎI TRỌNG TÂMCÂU 6: Sau khi chụp được bức ảnh đẹp, Phùng đã chứng kiến việc gì liên quan đến hình ảnh chiếc thuyền anh vừa trông thấy? Thái độ của anh lúc này như thế nào?CÂU 12 : Qua tác phẩm, nêu mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống?CÂU 15 : Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” ?CÂU 1 : Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu?TRẢ LỜI: Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê Quỳnh Lưu - Nghệ An. -1950: tham gia quân đội;-1952-1958: chiến đấu tại sư đoàn 320;-1962: công tác Văn nghệ quân đội.Tác phẩm chính: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong thời đổi mớiHỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 2 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?TRẢ LỜI: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), sau đó được in lại trong tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 3: Em tóm tắt tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”-Nguyễn Minh ChâuTRẢ LỜI: Phùng- 1 nghệ sỹ nhiếp ảnh được giaonhiệm vụ đi thực tế chụp bổ sung bức ảnh cho bộ lịch nghệ thuật. Anh đến vùng ven biển miền Trung & phát hiện ra 1 cảnh đắt trời cho:cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm sương mờ, nhưng sau đó anh cũng bắt gặp cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính: bước ra từ chiếc thuyền ấy là 1 người đàn bà xấu xí và gã đàn ông dữ dằn & cảnh anh ta đánh vợ tàn nhẫn. Trước cảnh tượng ấy Phùng không khỏi xúc động và ngỡ ngàng. Nhận lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đó đến toà án huyện. Dù được Đẩu thuyết phục nhưng chị nhất quyết không li dị chồng. Câu chuyện & những lời lẽ của người đàn bà đã thức tỉnh Đẩu, anh nhận ra những nghịch lý của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận. Cũng như Đẩu, Phùng đã nhận ra cuộc sống chứa đựng nhiều ngang trái và anh ngộ ra về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.Mỗi lần nhìn vào bức ảnh đen trắng ấy Phùng đếu thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 4:Sau khi đọc tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật nào ( người đàn bà hàng chài, nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, chánh án Đẩu, người đàn ông,...) gợi cho em ấn tượng nhất và tại sao? TRẢ LỜI: Đây là câu hỏi dành cho học sinh phát biểu theo cảm nhận và quan điểm của mình, mỗi học sinh sẽ ấn tượng về một nhân vật khác nhau. Giáo viên không được áp đặt ý kiến của mình đối với học sinh.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 5:Phùng phát hiện điều gì đầu tiên và cảm xúc của anh lúc bấy giờ? TRẢ LỜI: - Đó là cảnh tượng đẹp, diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người. Như bức tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ, có sự kết hợp hài hoà về đường nét, màu sắc và ánh sáng. - Cảm xúc: bối rối, hạnh phúc, cảnh đẹp ấy đã dấy lên trong Phùng cảm xúc thẩm mĩ, có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 6: Sau khi chụp được bức ảnh đẹp, Phùng đã chứng kiến việc gì liên quan đến hình ảnh chiếc thuyền anh vừa trông thấy? Thái độ của anh lúc này như thế nào? TRẢ LỜI: - Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí, gã đán ông dữ dằn và cảnh tượng tàn nhẫn. - Thái độ: kinh ngạc, đứng im, há mồm nhìn rồi chạy nhào tới. Phùng không thể tin vào mắt mình.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICâu 7: Nhân vật người đàn ông hiện lên trong tác phẩm có gì khác qua cách nhìn của người đàn bà hàng chài? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Và tại sao lại nhận xét như vậy? TRẢ LỜI: - Trong tác phẩm: người đàn ông hiện lên là gã chồng vũ phu, cọc cằn, đậm chất vùng biển và cảnh tượng gã đánh vợ tàn nhẫn. - Qua cách nhìn của người đàn bà: trước đây anh là người hiền lành do khổ quá thành ra cục súc,anh cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh, của cái đói, cái nghèo.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 8: Miêu tả vài nét về người đàn bà hàng chài (qua ngoại hình, hành động , ngôn ngữ)? Cảm nhận của em về số phận người đàn bà?TRẢ LỜI: - Ngoại hình: chị xấu xí, rỗ mặt,không ai lấy, có mang với anh con trai hàng chài. - Cuộc sống hiện tại: + Chị không có nơi ở cố định trên mặt đất vì nghề nghiệp. + Đông con, nhà nghèo, gia đình không yên ấm, thường chịu những trận đòn vô lí của chồng. Câu 9: Diễn biến thái độ và cử chỉ của người đàn bà tại toà án? Tại sao chị lại không chịu li dị dù bị chồng đánh đập rất tàn nhẫn? TRẢ LỜI : Thái độ từ e sợ đến điềm tĩnh.Tuy bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng chị không muốn li dị chồng => chị là người phụ nữ biết cam chịu, vất vả,hy sinh vì chồng, vì con. =>Chị là một người phụ nữ có ngoại hình xấu nhưng tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu.Chị cam chịu không phải vô lý, không nông nổi một cách ngờ nghệch mà chị rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, chị có cuộc đời nhọc nhằn, vất vả, lam lũ nhưng biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.Câu 10: Thái độ của chánh án Đẩu trước và sau khi biết được câu chuyện đầy bi kịch trong gia đình hàng chài?TRẢ LỜI: - Trước đó anh nhất định yêu cầu người đàn bà li dị chồng bởi anh bất bình trước hành động vũ phu của người đàn ông. - Sau khi nghe câu chuyện: anh đã hiểu ra nhiều điều khi nghe những lời lẽ đầy sâu sắc của người đàn bà.=> Chánh án Đẩu là người có lòng tốt,sẵn sàng bảo vệ công lý nhưng lại chưa thực sự gần và hiểu dân.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICâu 11: Câu chuyện ở toà án đã tác động đến Phùng như thế nào?TRẢ LỜI: Sau khi chứng kiến câu chuyện tại toà án Phùng đã ngộ ra nhiều điều, anh đã có cách nhìn khác, đúng đắn về chánh án Đẩu- người đồng đội cũ, người đàn bà hàng chài và đặc biệt hơn nữa là cách nhìn nhận về cuộc sống. HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜICÂU 12: Theo em, giữa nghệ thuật và đời sống có mối quan hệ như thế nào ?TRẢ LỜI:Nghệ thuật phải gắn bó với mồ hôi, nước mắt của cuộc đời.Người nghệ sĩ không chỉ miêu tả bề ngoài mà phải đi sâu khám phá bản chất bên trong. Cần có cái Tâm, cài nhìn sâu sắc trước cuộc đời. HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜI Câu 13: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”?TRẢ LỜI: Chiếc thuyền có thật trong cuộc đời là không gian sinh sống của người đàn bà hàng chài, cuộc sống khó khăn,đói kém làm người ta thay đổi tâm tính. Chính vì ở xa nên con thuyền cô đơn, đó chính là con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống của con người.=> Từ đó lưu ý mọi người cách nhìn cuộc đời và nghệ thuật.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜI Câu 14: Em đã học tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân. Vậy theo em, nhân vật Thị và nhân vật người đàn bà hàng chài có những điểm gì tương đồng?TRẢ LỜI: Họ đều là những nhân vật không có tên,chỉ được miêu tả qua hình ảnh lam lũ, đói nghèo.Tuy nhiên,trong sự khốn cùng của cuộc đời ấy ở họ toát lên vẻ đẹp tiềm tàng, họ sống và khao khát hạnh phúc, là đại diện cho người phụ nữ sống nhẫn nhục, cam chịu vì chồng, vì con.HỆ THỐNG CÁC CÂU TRẢ LỜI Câu 15: Em hãy nêu giá trị ND và NT của tác phẩm?TRẢ LỜI: - ND: Tác phẩm mang đến bài học đúng đắn cho cuộc sống và con người nghệ thuật. + Không thể nhìn cuộc đời 1 cách đơn mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. + NT chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời, vì cuộc đời. - NT: + NT kể chuyện + NT xây dựng nhân vật + NT xây dựng TH truyện Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe...Chúc cô và các bạn Hạnh Phúc và Thành Công!!!
File đính kèm:
- chiec_tuyen_ngoai_xa.ppt