Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tiết: Một người Hà Nội, Nguyễn Khải

- Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền:

+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước.

+ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.

- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.

+ Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”.,

+ Là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm.

 Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tiết: Một người Hà Nội, Nguyễn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
	Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu không thanh lịch cũng ngườI Tràng An.MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn KhảiI. GIỚI THIỆU:1. Tác giả:- Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.- Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. - Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạ c(1960),Tầm nhìn xa (1963)và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), - Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con, và .... (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)...2. Tác phẩm:- Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). - Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật cô Hiền:a) Tính cách, phẩm chất:* Việc hôn nhân: Thời còn trẻ cô xinh đẹp, giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn bạn trăm năm “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”->Không ham danh lợi, nghiêm túc trong hôn nhân.* Việc sinh con: Sinh đứa con thứ năm thì ngừng hẳn.->nhìn xa trông rộng. * Việc dạy con: Dạy con từ lúc bé,dạy từ những cái nhỏ nhất ->Cách sống làm người Hà Nội lịch sự , tế nhị, hào hoa.* Việc quản lí gia đình: Luôn chủ động,tự tin,hiểu vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình.* Chiêm nghiệm lẽ đời: ->Tinh tế,sâu sắc.* Việc con đi bộ đội: ->bản lĩnh, trung thực, giàu lòng tự trọng. =>Đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. b) Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội":- Hạt bụi -> nhỏ bé, tầm thường. - Hạt bụi vàng -> nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. =>Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. MỘT SỐ VẬT DỤNG TRONG NHÀ SẬP GỤXA LÔNG GỤCÁI LIỄNHOA THUỶ TIÊN2. Các nhân vật khác trong truyện:- Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền:+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. + Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.+ Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”..., + Là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm...  Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. 3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ":- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật vận động của xã hội.- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn. 4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: a. Giọng điệu trần thuật: - Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách từng người:+ Ngôn ngữ nhân vật “tôi”: đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào.+ Ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...+ Dũng: đã từng vào sinh ra tử nên có những lời thật xót xa.III. TỔNG KẾT:Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: - Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người.- Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. - Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”.HÀ NỘI XƯAVÀ NAY

File đính kèm:

  • pptMỘT NGƯỜI HÀ NỘI.ppt