Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 105 đến 116

1. Cảnh đê sắp vỡ

- Thời gian: gần 1 giờ đêm

- Không gian: mưa tầm tã,nước sông Nhị Hà đang lên

- Địa điểm: khúc đê làng X, phủ X

- Tình trạng khúc đê: đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất.

→ tình thế vô cùng nguy nan, khẩn cấp.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 105 đến 116, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 7
TUẦN 28 (16/03/2020 – 21/03/2020)
* Lưu ý: - Học sinh chép bài đầy đủ vào vở học ở lớp.
 - Phần bài tập, làm ở SGK
 - Phần câu hỏi ôn tập, làm vào vở bài tập ( phụ đạo)
Tiết: 105
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Tiết: 106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
I. Đọc – Hiểu chú thích
1. Tác giả
- Phạm Duy Tốn (1883-1924) 
- Quê Thường Tín, Hà Tây
- Ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam.
- Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH.
2.Tác phẩm 
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 7/1918, sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn.
b. Từ khó: Sgk (79,80,81)
c.Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
e. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu...khúc đê này hỏng mất 
à nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu.
- Phần 2: Tiếp theo...Điếu, mày!
à Cảnh nha phủ cùng lũ nha lại hộ đê ở trong đình.
- Phần 3: Còn lại
à Cảnh đê vỡ muôn sầu nghìn thảm.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Cảnh đê sắp vỡ
- Thời gian: gần 1 giờ đêm
- Không gian: mưa tầm tã,nước sông Nhị Hà đang lên
- Địa điểm: khúc đê làng X, phủ X
- Tình trạng khúc đê: đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất.
→ tình thế vô cùng nguy nan, khẩn cấp.
2. Cảnh quan phủ và bọn nha lại
- Ở trong đình cao, vững chãi
 - Đèn sáng trưng
 - Lính tráng, kẻ hầu đi lại rộn ràng
 à Đường bệ, nguy nga, nhàn nhã...
* Hình ảnh quan phụ mẫu:
 - Uy nghi, chễm chện ngồi
 - Tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng - người nhà quỳ gãi.
 - Xung quanh: bát yến hấp, khay khảm, tráp đồi mồi....đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm bạc...
 à Giàu sang, phú quý, thích khoe của. 
- Trong cuộc tổ tôm:
 + Tĩnh mịch, trang nghiêm
 + Trừ quan ra, không ai dám to tiếng
 + Thỉnh thoảng nghe tiếng quan gọi
 à Uy nghi, tôn kính - vì phúc tinh 
- Khi đê sắp vỡ:
 + Mọi người giật nảy mình
 + Quan: điềm nhiên, chờ bốc bài vì sắp ù
 + Cau mặt gắt “Mặc kệ!” à tiếp tục chơi bài
 => Thờ ơ, vô trách nhiệm, ham cờ bạc.
 3. Cảnh đê vỡ
 + Tiếng người, tiếng nước, tiếng gà,chó,trâu, bò - tứ phía.
 + Trong đình, ai nấy đều nôn nao sợ hãi.
 + Người nhà quê lấm láp, thở không ra lời vào bẩm báo...
 + Quan: đỏ mặt tía tai, quát -> tiếp tục ván bài -> ù to.
-> Quan liêu, vô trách nhiệm đến tột độ.
* Hậu quả: Đê vỡ, dân trôi.
 => Phép tăng cấp -> sự đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ ngày một tăng.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (Sgk/83)
Tiết 107
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục đích và phương pháp giải thích
a. Giải thích trong đời sống
- Vì sao nên đọc sách ? 
- Vì sao phải bảo vệ môi trường ?
à Trong cuộc sống nhu cầu giải thích là rất cần thiết. Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực trong đời sống.
b. Giải thích trong văn nghị luận
* Mục đích làm cho ngươì đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm
* Các cách giải thích :
- Nêu định nghĩa
- Kể ra các biểu hiện
- Đối chiếu với các hiện tượng khác
- Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo.
* Ghi nhớ: Sgk/71
II. Luyện tập 
Bài 1 
- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";
- Các ý chính:
    + Lòng nhân đạo - lòng thương người;
    + Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;
    + Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;
    + Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;
    + Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo
    + Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.
    + Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.
Tiết 108
KIỂM TRA VĂN
ÔN TẬP TUẦN 28 (16/03/2020 – 21/03/2020)
I. Mục tiêu
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Tích hợp với kiến thức của các bài tập làm văn về văn nghị luận đã học.
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.         
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh
II. Luyện tập
Câu 1: Viết đoạn văn 5 – 7 dòng có dùng trạng ngữ ( gạch chân trạng ngữ đó).
Câu 2. Lập ý cho đề văn : Giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
TUẦN 29 (23/03/2020 – 28/03/2020)
Tiết 109, 110	
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
 - Cho đề bài: Nhân dân ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 a. Tìm hiểu đề: Yêu cầu giải thích câu tục ngữ
 b. Tìm ý: 
 - Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?
 - Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn?
 - Lợi ích của câu tục ngữ này
=> Tìm hiểu đề xem đề yêu cầu gì. 
=> Tìm ý xét ý nghĩa của câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng). Lợi ích của việc làm theo lời khuyên của câu tục ngữ.
2. Lập dàn bài
 a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó
 b. Thân bài: Triển khai việc giải thích: 
 - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng là gì? Một sàng khôn là gì?
 - Nghĩa bóng: câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì?
 - Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích
 c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích
3. Viết đoạn văn
 a. Viết mở bài:
 - Đi thẳng vào vấn đề
 - Đối lập hoàn cảnh với ý thức
 - Nhìn từ chung đến riêng
 b. Thân bài:
 - Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, Có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết
 - Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu 
 - Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất
 c. Viết kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau
4. Đọc lại và sửa chữa 
* Ghi nhớ: Sgk/86 
II. Luyện tập.
Tiết 111
LUYÊN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Một nhà văn nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích câu nói trên
II. Các bước thực hiện
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: Lập luận giải thích
- Vấn đề giải thích: Tầm quan trọng của sách đối với con người -> ngợi ca tôn vinh sách
* Tìm ý:
- Hình ảnh:Ngọn đèn sáng >< bóng tối
Ngọn đèn sáng: Rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm
- Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt
- Câu nói trên có ý nghĩa: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người.Nói cách khác sách là kết tinh trí tuệ con người. Những gì tinh tuý nhất trong sự hiểu biết của con người chính là ở trong sách
- Vì sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích luỹ được trong lao động, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội ( nêu dẫn chứng)
- Những hiểu biết ghi lại trong sách không chỉ có ích cho một thời mà còn cho cả mọi thời. Nhờ có sách, ánh sáng của trí tuệ sẽ được truyền lại cho đời sau ( dẫn chứng)
- Vận dụng: Chăm đọc sách, chọn sách tốt, hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại, cần học và làm theo những cái hay, cái tốt trong sách
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Dẫn dắt
- Nêu câu nói của nhà văn
b. Thân bài
+ Giải thích ý nghĩa của câu nói
- Ngọn đèn sáng là gì?
- Ngọn đèn sáng bất diệt là gì?
- Cả câu có ý nghĩa như thế nào?
+Cơ sở chân lí của câu nói đó
+ Chân lí nêu trong câu trên cần được vận dụng như thế nào?
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu nói trên
- Thái độ của bản thân khi chọn và đọc sách
3.Viết bài
* Mở bài: Có những người đã nhìn sách vô hồn như những tập giấy trắng. Nhưng lại có bao người đã dành cho sách lời ngợi ca vô cùng đẹp đẽ .Một nhà văn có nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Vậy ta hiểu câu nói đó như thế nào?
* Kết bài;
Câu nói trên cho ta một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị của sách.Từ đó giúp ta có thái độ đúng hơn trong việc chọn sách và đọc sách
4. Đọc và sửa chữa
ÔN TẬP TUẦN 29
(23/03/2020 – 28/03/2020)
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm vững hơn cách làm một bài văn giải thích.
- Khắc sâu kiến thức về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một vấn đề của đời sống
- Biết tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
II. Luyện tập
Câu 1: Viết phần mở bài và kết bài của đề bài sau: Một nhà văn nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích câu nói trên
Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
TUẦN 30 (30/03/2020 – 04/04/2020)
Tiết 113
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ)
Tiết 114
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT + VĂN
Tiết 115
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP
 (TIẾP THEO)
Bài 1: (Sgk/69)
a) 
- Khí hậu nước ta / ấm áp
=> Cụm C - V làm chủ ngữ
- Ta quanh năm/ trồng trọt, / thu hoạch bốn mùa
C / V1 / V2
=> Cụm C - V1,V2 làm phụ ngữ cho cụm động từ “Cho phép” - BN
b)
- Các thi sĩ /ca tụng .... đẹp
C / V
- .. tiếng chim /kêu, tiếng suối/ chảy
C / V / C / V
=> Cụm C - V làm phụ ngữ cho danh từ “khi 1”
c)
- Những tục lệ tốt đẹp ấy/ mất dần => Bổ ngữ 1
- những nhận thức bóng bảy, hào nhoáng và thô kệch / bắt chước người ngoài => Bổ ngữ 2
Bài tập 2: (Sgk/97)
a. Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Nhà văn H. Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d) Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.
Bài tập 3: (Sgk/97)
Câu a: Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy
Câu b: Đây là cảnh một rừng thông mà ngày nay biết bao người qua lại.
Câu c: Hàng loạt vở kịch...sông Đuốngra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
Tiết 116	
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
* Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là những trò lố ?
I. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: Những trò lố của Va ren.
II. Lập dàn bài
1. Mở bài: Đi thẳng vào vấn đề cần giới thiệu.
 Những trò lố được Nguyễn ái Quốc chỉ ra qua hành vi, lời nói của Va ren có ý nghĩa như thế nào? Vì sao Nguyễn ái Quốc kết luận như thế ? Chúng ta hãy tập trung tư tưởng để tìm hiểu.
2. Thân bài:
- Thật thế những trò lố của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dương.
- Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren :
+ Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền.
+ Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm.
- Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau:
+ Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch.
+ Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nớc.
- Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước.
3. Kết bài:
 Nói chung khi xác định những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn ái Quốc muốn đưa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân.
III. Thực hành: Luyện nói
ÔN TẬP TUẦN 30 (30/03/2020 – 04/04/2020)
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
- Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu .
- Luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
II. Luyện tập
Câu 1: Viết đoạn văn 5 – 7 dòng có dùng trạng ngữ ( gạch chân trạng ngữ đó).
Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_105_den_116.docx