Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 81 đến 88

3. Xây dựng lập luận

- MB : Chớ nên tự phụ

- TB : Tự phụ là gì?

Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

(vì tự phụ có hại cho chính bản thân)

Dẫn chứng bằng VD cụ thể.

- KB : Kết luận lại vấn đề, nâng cao hơn

* Ghi nhớ (SGK, 23)

 

doc9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 81 đến 88, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 7
Tuần 22 ( 03/02/2020 – 08/02/2020)
Tiết 81 – Tập làm văn
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
 * Ví dụ: các đề (SGK)
 * Nhận xét:
Nội dung: Đề đều nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người
- Đưa ra vấn đề bàn bạc, đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
- Tính chất: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác, ...
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
* Đề bài: chớ nên tự phụ.
- Vấn đề: nêu lên một tính xấu và lời khuyên tránh tính xấu đó.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận:
+ Phân tích những biểu hiện của tính tự phụ.
+ Tác hại của tính tự phụ.
+ Khuyên mọi người không nên tự phụ.
- Khuynh hướng tư tưởng của đề: phủ định tính tự phụ.
- Đề đòi hỏi người viết phải:
+ Giải thích rõ thế nào là tự phụ.
+ Phân tích những biểu hiện và tác hại của tính tự phụ.
+ Có thái độ phê phán thói tự phụ.
+ Khẳng định sự khiêm tốn.
=> Muốn làm bài tốt: Cần phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận
* Đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác định luận điểm
- Luận điểm: phê phán thói tự phụ, khuyên con người phải rèn luyện mình.
2. Luận cứ. (lí lẽ và dẫn chứng)
- Tự phụ là thái độ chủ quan đề cao mình. Tự coi mình là giỏi, tức là coi mình hơn hẳn người ® thái độ coi thường, khinh bỉ những người không giỏi bằng mình ® phản ứng xa lánh mọi người, mọi người ái ngại khi tiếp xúc với mình
- Không nên tự phụ.
- Tự phụ làm cho con người không tiến bộ vì chủ quan à thất bại.
3. Xây dựng lập luận
- MB : Chớ nên tự phụ
- TB : Tự phụ là gì?
Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
(vì tự phụ có hại cho chính bản thân)
Dẫn chứng bằng VD cụ thể.
- KB : Kết luận lại vấn đề, nâng cao hơn
* Ghi nhớ (SGK, 23)
III. Luyện tập.
1. Bài 1:
* Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người..
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề cần bàn: Lợi ích của việc đọc sách.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: Đọc sách và lợi ích của sách.
- Khuynh hướng tư tưởng.
Khẳng định lợi ích của việc đọc sách.
- Yêu cầu người viết suy nghĩ, phân tích về lợi ích của việc đọc sách.
b. Lập dàn ý.
- Luận điểm: Sách là người bạn tốt, cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày.
- Luận cứ:
+ Sách vở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta...
+ sách cho ta thư giãn.
+ Sách cho hiểu vẻ đẹp của ngôn từ.
+ Sách đem đến cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái, vị tha...
+ Phải biết chọn sách mà đọc
Tiết 82 – Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. Đọc - hiểu chú thích
1.Tác giả (xem lại tiết 45)
2. Tác phẩm: 
 Trích báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam.
3. Từ khó: Sgk/25,26
4.Thể loại: Nghị luận
 - PTBĐ: Nghị luận
5. Bố cục: 3 
- MB : Từ đầu ® “ kẻ cướp nước ” : Nhận định chung về lòng YN
- TB : Tiếp theo ® “ nơi lòng nồng nàn YN ”, chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước.
- KB : Còn lại : Nhiệm vụ của chúng ta
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
- Câu chốt “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”
- NT :
+ Hình ảnh lòng YN kết thành làn sóng
+ Lặp từ “ nó ”
+ Các động từ mạnh dùng liên tiếp : Kết thành, lướt qua, nhấn chìm.
® Tác dụng : Gợi tả sức mạnh của lòng YN, tạo khí thế cho câu văn, thuyết phục người đọc.
=> Lòng yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước
* Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm
- Liệt kê theo trình tự thời gian: anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng)
- Điệp ngữ: chúng ta -> là lời kêu gọi là mệnh lệnh của lãnh tụ
- Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động hấp dẫn theo lối so sánh cụ thể khẳng định và trực tiếp.
-> Tinh thần yêu nước mạnh mẽ trở thành truyền thống.
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại.
Cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng theo:
+ Lứa tuổi: từ cụ già -> nhi đồng
+ Không gian: trong nước -> ngoài nước, kiều bào ngoài nước -> đồng bào vùng tạm chiến
+ Nhiệm vụ, công việc, chiến đấu, sản xuất
+ Con người: bộ đội, công nhân, nông dân, phụ nữ
+ Việc làm: chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải, sản xuất, săn sóc, yêu thương bộ đội.
-> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện ở mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc -> đã khơi dậy kích thích, khởi động tinh thần dân tộc, sự tự hào, tin tưởng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến.
3. Nhiệm vụ của chúng ta
- Phải ra sức tổ chức, tuyên truyền, lãnh đạo làm cho tư tưởng yêu nước được thực hành
III. Tổng kết. 
Ghi nhớ (SGK, 27)
1. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng
® Dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
- Giọng văn tha thiết, giàu xúc cảm.
2. Nội dung:
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý.
- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước.
- Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể
Tiết 83 – Tiếng Việt: CÂU ĐẶC BIỆT
I. Thế nào là câu đặc biệt?
1. VD (SGK, 27)
“ Ôi, em Thủy ! ” 
® Không có chủ ngữ, vị ngữ.
à Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
 * BT nhanh :
Rầm ! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau.Thật khủng khiếp!=> Câu đặc biệt: Rầm!
2. Ghi nhớ 1 (SGK, 28)
II. Tác dụng của câu đặc biệt
1. VD (SGK, 28)
 “ Một đêm mùa xuân ” 
® Xác định thời gian, nơi chốn
- “ Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 
® Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
“ Trời ơi! ”
® Bộc lộ cảm xúc
“ Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! ”
“ Chị An ơi ! ”
® Gọi đáp
2. Ghi nhớ 2 (SGK, 29)
III. Luyện tập
BT1 (SGK, 29)
a. Không có câu đặc biệt
Các câu rút gọn :
“ Có khi được”
“Nhưng cũng có khi”
“Nghĩa là phải ra sức”
b. Câu đặc biệt 
“ Ba giâyBốn giây năm giâyLâu quá! ”
- Không có câu rút gọn
BT2 (SGK, 29)
a. Câu rút gọn : Câu văn ngắn gọn, tránh rườm rà
b. Ba giây ® xác định thời gian
 Lâu quá! ® Bộc lộ cảm xúc
BT3 (SGK, 29)
* Yêu cầu :
a. Ngữ pháp :
+ Đúng đặc trưng đoạn văn
+ Đủ số câu
+ Sử dụng đúng câu đặc biệt
b. Nội dung :
+ Đề tài : Cảnh quê hương
Tiết 84 – Tập làm văn
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
1. Bố cục: 3 phần 
- MB : Giới thiệu vấn đề (luận điểm tổng quát)
- TB : Trình bày ND chủ yếu của bài
- KB : Kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
2. Cách lập luận
- QH nhân quả
- QH tổng – phân – hợp
- Suy luận tương đồng
* Trong văn nghị luận, lập luận là đặt ra các luận cứ để dẫn người nghe tới kết luận hay quan điểm mà người nói đang đạt tới.
* Luận điểm có thể nêu ra trước hoặc sau luận cứ
=> Ghi nhớ (SGK, 31)
II. Luyện tập
Học cơ bản mới trở thành tài lớn
* Bố cục :
- MB : Đoạn 1
- TB : Đoạn 2
- KB : Đoạn 3
* Luận điểm chính : Học cơ bản
* Các luận điểm nhỏ :
- ở đời có nhiều người đi học
- Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi
* Dẫn chứng : Câu chuyện về Đơ - vanh – xi học vẽ
* Cách lập luận : 
- MB : Quan hệ đối lập
- TB : Dẫn chứng
- KB : Quan hệ nhân quả
+ Luyện tập ® có tiền đồ
+ Ông thầy lớn ® dạy học trò những điều cơ bản nhất
+ Thầy giỏi ® trò giỏi
 ÔN TẬP TUẦN 22 ( 03/02/2020 – 08/02/2020)
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và vận dụng các kiểu câu trên vào viết văn bản.
- Nắm được kiến thức về kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp: câu đặc biệt.
- Rèn luyện kĩ năng lập ý, tạo bố cục cho đề văn nghị luận 
II. Luyện tập
Câu 1. Thế nào là câu đặc biệt ?
Câu 2: Viết đoạn văn 5 – 7 dòng có dùng câu đặc biệt ( gạch chân câu đặc biệt đó).
Câu 3. Lập ý cho đề văn : Thất bại là mẹ thành công.
Tuần 23 ( 10/02/2020 – 15/02/2020)
Tiết 85,86 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Lập luận trong đời sống
1. VD 1 (SGK, 32)
a. Hôm nay trời mưa ® kết luận : chúng ta không di dã ngoại nữa
b. Qua sách báo em học được nhiều điều ® kết luận : Em rất thích đọc sách
® Luận cứ có thể đứng trước hoặc sau kết luận
2. VD 2 (SGK, 33)
a.vì thầy cô và bạn bè thân thương của em ở đó
b.Làm bài tập xong rồi nghỉ một lát nghe nhạc thôi
3. VD 3 (SGK, 33)
a.chúng ta phải đi dạo cho khuây khoả
b.tôi phải tranh thủ học ngay thôi
II. Lập luận trong văn nghị luận
1. VD 1 (SGK, 33)
Phân biệt kết luận trong đời sống và luận điểm trong văn nghị luận
* Giống nhau : Nó đều là kết quả của hệ thống luận cứ -> là những kết luận
* Khác nhau :
+ Kết luận trong đời sống : Thể hiện ý định quan điểm của người nói, người viết mang tính cá nhân và ý hàm ẩn.
+ Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
2. Cách lập luận cho luận điểm
Đề bài: “ Sách là người bạn lớn của con người ”
- Vì sao lại đưa ra luận điểm? Khẳng định, nhấn mạnh vai trò của sách đối với con người
- Luận điểm có những ND gì?
+ Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết
+ Sách đưa ta vượt thời gian
+ Sách đưa ta vào thế giới tâm hồn con người
+ Sách đem lại giây phút thư giãn
- Luận điểm có tác dụng gì?
Khuyên con người phải biết chọn sách mà đọc, nâng niu, trân trọng những cuốn sách quý.
=> Lập luận:
- Về hình thức: Thường diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.
- Về nội dung: đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh.
- Luận điểm được rút ra một cách sâu sắc, thú vị.
3.Từ truyện ếch ngồi đáy giếng hãy hình thành luận điểm và lập luận của riêng em. 
Gợi ý
*Luận điểm: Cái giá phải trả cho kẻ kiêu ngạo dốt nát.
*Luận cứ.
- Ếch sống trong đáy giếng cùng các con vật bé nhỏ.
- Các con vật ngày đêm khiếp sợ vì tiếng kêu của ếch.
- Ếch cho mình là chua tể.
- Ếch bị nước dâng tràn ra ngoài.
- Đi lại nghênh ngang, không để ý xung quanh.
- Đã bị trâu giẫm bẹp.
*Trình tự lập luận:
- Theo rình tự thời gian và không gian ( bàng một câu chuyện kể với những sự việc, chi tiết cụ thể để rút ra 
kết luận). 
Tiết 87- Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT( HDĐT)
 ( Đặng Thai Mai )
I- Đọc – hiểu chú thích
1. Tác giả
- Đặng Thai Mai ( 1902-1984) là nhà văn , nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín
2. Tác phẩm
 - Thuộc phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt in 1967 trong tuyển tập Đặng Thai Mai tập 2.
3. Từ khó: sgk/36
4. Kiểu VB và PTBĐ
- Thể loại: Nghị luận chứng minh.
5. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Giới thiệu khái quát cái hay cái đẹp của Tiếng Việt.
- Dùng điệp ngữ, quán ngữ để nhấn mạnh và mở rộng cái hay cái đẹp của Tiếng Việt.
+ Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
+ Tế nhị, uyển chuyển.
+ Có khả năng diễn đạt cao.
2. Vẻ đẹp và cái hay của Tiếng Việt 
* Tiếng Việt đẹp.
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
- Giàu thanh điệu.
- Cú pháp cân đối, nhịp nhàng.
- Từ vựng dồi dào 3 mặt thơ, nhạc, hoạ.
* Tiếng Việt là thứ tiếng hay
- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩa
- Từ vựng tăng nhiều
- Ngữ pháp dần dần uyển chuyển, chính xác hơn
III. Tổng kết.
 Ghi nhớ ( sgk)
Tiết 88 – Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I . Đặc điểm của trạng ngữ
1. Ví dụ: SGK/39
- Dưới bóng tre xanh à xác định nơi chốn.
- Đã từ lâu đời, đời đời kiếp kiếp, từ nghìn đời nay à Xác định thời gian
à Vị trí: Có thể đứng đầu, cuối hoặc giữa câu.
à Dấu hiệu: Ngăn cách bằng dấu phẩy khi viết, ngắt quãng khi nói.
*Ghi nhớ (SGK)
* Trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T40): Xác định trạng ngữ trong các câu
Câu a: Mùa xuân mùa xuân ( chủ ngữ và vị ngữ)
Câu b: Mùa xuân -> trạng ngữ
Câu c: Mùa xuân -> bổ ngữ
Câu d: Mùa xuân là câu đặc biệt
2. Bài 2: Tìm trạng ngữ trong phần trích dưới đây:
1.Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
2. Khi đi qua những cánh đồng xanh
3. Trong cái vỏ xanh kia
4. Dưới ánh nắng
5. Với khả năng thích ứng
3. Bài 3: Phân loại trạng ngữ
Câu 1: Trạng ngữ cách thức
Câu 2: trạng ngữ chỉ địa điểm
Câu 3: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Câu 4: Trạng ngữ chỉ cách thức
 ÔN TẬP TUẦN 23 ( 10/02/2020 – 15/02/2020)
I. Mục tiêu
- Nắm được kiến thức về: Trạng ngữ 
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và vận dụng vào viết văn bản.
- Rèn luyện cách lập luận trong văn nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận.
II. Luyện tập
Câu 1: Thêm trạng ngữ vào các câu sau?
, trời xanh ngắt.
, tôi không đi học nữa.
, Hoa đã không đến chỗ hẹn.
, trời đổ mưa.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 dòng) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng trạng ngữ. Gạch chân trạng ngữ mà em đã sử dụng.
Câu 3. Hãy lập luận cho luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

File đính kèm:

  • docbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_81_den_88.doc
Bài giảng liên quan