Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 96

1. Trong đời sống:

Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thật.

2. Trong văn bản nghị luận:

Vd/sgk/41:Đừng sợ vấp ngã.

- Luận điểm:Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. không sao đâu.

Và khi kết bài, tác giả nhắc lại 1 lần nữa luận điểm: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn.hết mình.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 89 đến 96, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 7
Tuần 24 ( 17/02/2020 – 22/02/2020)
Tiết 89 – Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục đích và phương pháp chứng minh:
1. Trong đời sống:
Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thật.
2. Trong văn bản nghị luận:
Vd/sgk/41:Đừng sợ vấp ngã.
- Luận điểm:Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ... không sao đâu. 
Và khi kết bài, tác giả nhắc lại 1 lần nữa luận điểm: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng lo sợ hơn là bạn...hết mình.
- Lập luận:Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã oan trái. Tiếp đó tác giả lấy dẫn chứng 5 danh nhân là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.
]Người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng (thay bằng vật chứng, nhân chứng) để khẳng định một nhận định, một luận điểm nào đó là đúng đắn.Các dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.
* Ghi nhớ: sgk / 42.
II. Luyện tập:
* Bài văn: Không sợ sai lầm
a. Luận điểm: Không sợ sai lầm.
-Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào... hèn nhát trước cuộc đời.
-Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại không bao giờ có thể tự lập được.
-Khi tiếp bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm.
- Những người sáng suốt dám làm
b. Luận cứ:
-“Một người mà lúc nào...tự lập được.”
+ Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi ; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
-Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
+ “Người khác...trắc trở.”
- Thất bại là mẹ của thành công. 
-“Tất nhiên...sai lầm cả.”.
-“Những người...của mình.” 
->Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và phân tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời... Thất bại là mẹ thành công.
c. Cách lập luận CM ở bài này khác với bài Đừng sợ vấp ngã: Bài Không sợ sai lầm người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng sợ vấp ngã chủ yếu dùng dẫn chứng để CM.
Tiết 90 – Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO)
I. Công dụng của trạng ngữ:
* Ví dụ:Sgk/45
a. - Thường thường, vào khoảng đó
- Sáng dậy
 - chỉ độ tám chín giờ sáng
-> TN chỉ thời gian.
- Trên giàn thiên lí
 - trên nền trời trong trong
-> TN chỉ địa điểm.
b. -Về mùa đông
-> TN chỉ thời gian.
=> Không nên lược bỏ vì:
+ giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn.
+ tạo liên kết câu.
* Ghi nhớ 1: Sgk/46.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
1. Ví dụ: Sgk/47.
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.(TN1) Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”(TN2)
-> TN2 được tách ra thành một câu riêng để: nhấn mạnh ý của TN (niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt)
* Ghi nhớ 2:Sgk/47.
III. Luyện tập:
* Bài 1/47: Nêu công dụng của TN.
a. - kết hợp những bài này lại -> TN cách thức
 - ở loại bài thứ nhất
-ở loại bài thứ hai-> TN nơi chốn
b. - Lần đầu tiên chập chững bước đi
 - lần đầu tiên tập bơi 
 - lần đầu tiên chơi bóng bàn.
 - lúc còn học phổ thông
-> TN chỉ thời gian
 - về môn hóa -> TN nơi chốn
=>Tác dụng: bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, vừa giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.
* Bài 2/47:Tìm và nêu công dụng của trạng ngữ tách thành câu riêng
a. Năm 72. ->Tách TN có tác dụng nhấn mạnh tới thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn.
->Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối.).
Nếu không tách TN ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở TN lấn át (Bởi ở vị trí cuối câu, TN có ưu thế được nhấn mạnh về thông tin). Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà TN biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
Tiết 91, 92 – Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
* Đề bài:Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
-Kiểu bài: Chứng minh.
- Nội dung: Người nào có lí tưởng, có hoài bão, có nghị lực vững vàng, người đó sẽ thành công trong cuộc sống.
- Phương pháp CM: Có 2 cách lập luận
+ Nêu dẫn chứng xác thực (Đừng sợ vấp ngã).
+Nêu lí lẽ (không sợ sai lầm).
2. Lập dàn bài:
a. MB: Nêu luận điểm cần được CM.
b. TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
c. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3. Viết bài:Viết từng đoạn MB->KB.
a. Có thể chọn 1 trong 3 cách MB trong Sgk.
b. TB:
-Viết đoạn phân tích lí lẽ.
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.
c. KB: Có thể chọn 1 trong 3 cách KB trong Sgk.
4. Đọc và sửa chữa bài:
* Ghi nhớ: sgk/50.
II. Luyện tập:
Các bước làm bài. So sánh 2 đề văn.
1. Để thực hiện các đề bài trên đây em sẽ thực hiện các bước như sau:
a. Về qui trình các bước làm bài: 4 bước.
b. Về cách lập luận: 
-Hệ thống luận điểm phải sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
- Các luận điểm có thể sắp xếp theo nhiều cách: theo trình tự thời gian (trước- sau), theo trình tự không gian.
2. Hai đề trên có ý nghĩa tương tự là khuyên nhủ con người phải bền lòng vững chí khi làm việc, nhất là việc to lớn có ảnh hưởng đến sự nghiệp.
* Tuy nhiên ở 2 đề này cũng có sự khác nhau:
-Khi CM câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh vào chiều thuận: hễ có lòng quan tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể làm được.
-Nhưng CM bài : “Không có việc gì khó” ta phải chú ý cả 2 chiều thuận nghịch. Nếu lòng không bền thì không thể làm nên việc, còn đã quan tâm thì có thể “Đào núi lấp biển” vẫn có thể làm được.
 ÔN TẬP TUẦN 24 ( 17/02/2020 – 22/02/2020)
I. Mục tiêu
- Nắm được công dụng của trạng ngữ; bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. 
- Bước đầu hiểu được cách làm một bài văn lập luận chứng minh. 
- Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn chứng minh vào việc giải quyết một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. 
II. Luyện tập
Câu 1. Trạng ngữ có những công dụng nào?
Câu 2: Viết đoạn văn 5 – 7 dòng có dùng trạng ngữ ( gạch chân trạng ngữ đó).
Câu 3. Lập ý cho đề văn : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”
Tuần 25 ( 24/02/2020 – 29/02/2020)
Tiết 93, 94 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
* Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
I. Chuẩn bị ở nhà:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài : Chứng minh.
- Nội dung: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Phải nhớ về cội nguồn. Đó là một đạo lí sống đẹp đẽ của người VN
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 Để tỏ lòng biết ơn những ai đã đem đến cuộc sống ổn định, yên vui, tục ngữ xưa có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,
 “Uống nước nhớ nguồn”.
 Đạo lí cao đẹp đó đang ngời sáng trên bầu trời nhân nghĩa.
b. Thân bài:
 Hễ ăn trái cây thì phải ghi nhớ công lao và công ơn của người trồng cây... Cũng như có được dòng nước mát phải nhớ ơn nơi xuất hiện dòng nước.
 Hai câu tục ngữ cùng giáo dục người đời phải nghĩ đến công lao những ai đã đem lại cho mình cuộc sống yên vui, hạnh phúc...
* Dùng lí lẽ để diễn giải nội dung vấn đề CM.
- Những biểu hiện cụ thể trong đời sống:
*Xưa: Giỗ Tổ Hùng Vương, xây dựng các tượng đài liệt sĩ. 
*Nay:
+Lễ hội trong làng.
+Ngày giỗ, ngày thượng thọ,...
+ Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáoVN,...
+Phong trào thanh niên tình nguyện.
-Suy nghĩ về lòng biết ơn, đền ơn: Xây nhà tình nghĩa, XD quỹ xoá đói giảm nghèo, chăm sóc mẹ VN anh hùng,...
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề: Nói chung, nhớ ơn người đã đem lại hạnh phúc, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho ta là đạo lí... Đó là bài học muôn đời... Chúng ta hãy phát huy truyền thống tốt đẹp đó của cha ông...
-Liên hệ bản thân.
3. Viết thành bài văn:
4. Đọc và sửa chữa bài:
II. Thực hành trên lớp:
Học sinh tham gia thực hiện các bước làm bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
Giáo viên bổ sung, sửa chữa những chỗ thiếu. 
Tiết 95- Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
 ( Phạm Văn Đồng )
I. Đọc - hiểu chú thích.
1. Tác giả
- Phạm Văn Đồng (1906-2000) – một cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.
- Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
- Các tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
2. Tác phẩm:Trích từ diễn văn“Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại” – đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
a. Đọc và chú thích: Sgk/54.
b. Thể loại: Nghị luận chứng minh.
c. Bố cục: 2 phần.
+ Mở bài (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+ Thân bài (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác
(Chứng minh sự giản dị của Bác).
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác:
- Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
->Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau.
->Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
=>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
=>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
2. Chứng minh sự giản dị của Bác:
a. Giản dị trong lối sống:
* Trong sinh hoạt, làm việc:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món...
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
- Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...
-> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
=> Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc.
*Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
-> Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.
=>Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.
b. Giản dị trong cách nói và viết:
- Không có gì quí hơn độc lập tự do.
-Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
->Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
=>Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
IV. Luyện tập:
-Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? (Tuyên ngôn độc lập).
-Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh Pác Bó).
Tiết 96: Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Câu chủ động và câu bị động:
* Ví dụ:Sgk/57
1. Câu chủ động
Vd1: Mọi người / yêu mến/ em. 
 CN(người) HĐ ĐT(người)
Vd2: Con mèo/ cắn/ con chuột.
 CN(vật) HĐ ĐT(vật)
-> CN biểu thị người(vật) thực hiện 1 hoạt động hướng đến người (vật) khác (nhấn mạnh chủ thể)
2. Câu bị động
Vd. Em / được/ mọi người/ yêu mến. 
 CN-ĐT(người)CT (người) HĐ
Con chuột / bị/ con mèo/ cắn. 
 CN-ĐT(vật)CT (vật) HĐ
-> CN biểu thị người (vật) được hoạt động của người (vật) khác hướng đến (Nhấn mạnh đối tượng của hoạt động).
* Ghi nhớ1: Sgk/57 
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Ví dụ: Sgk/57.
- Chọn câu b: Em được mọi người yêu mến.
]Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. 
* Ghi nhớ 2: sgk/58 
III. Luyện tập:
Tìm câu bị động và nêu lí do nào tác giả chọn câu bị động. 
*Các câu bị động:
-Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
-Nhưng cũng có khi...trong hòm. 
-Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất.
*Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
 ÔN TẬP TUẦN 25 ( 24/02/2020 – 29/02/2020)
I. Mục tiêu
- Hiểu được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm. 
- Nắm được các khái niệm của câu chủ động và câu bị động. Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
- Làm tốt bài văn chứng minh cho một nhận định về một vấn đề xã hội gần gũi. 
II. Luyện tập
Câu 1: Chuyển câu sau thành câu bị động?
1. Con mèo cắn con chuột.
2. Mẹ tặng quà cho con. 
3. Thầy phạt em. 
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 dòng) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu chủ động. Gạch chân câu chủ động mà em đã sử dụng.
Câu 3. Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. 

File đính kèm:

  • docbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_89_den_96.doc
Bài giảng liên quan