Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Bằng luận điểm rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, theo tác giả : văn chương là hình dung của sự

sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm

ta sẵn có”, làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú

pdf17 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Ý nghĩa văn chương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Văn bản : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài Thanh
I.Đọc - hiểu chú thích:
1. Tác giả, tác phẩm: ( SGK/61)
2. Thể loại: Nghị luận văn chương.
3. Bố cục : VB chia làm 3 phần.
II.Đọc - hiểu văn bản :
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
Với cách nêu vấn đề bằng kể một câu chuyện, theo Hoài Thanh: Nguồn gốc cốt yếu của 
văn chương là tình cảm, là lòng thương người và cả muôn vật, muôn loài.
2.Nhiệm vụ và công dụng của văn chương:
Bằng luận điểm rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, theo tác giả : văn chương là hình dung của sự 
sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm 
ta sẵn có”, làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. .
3.Ý nghĩa của văn chương:
Đời sống của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
III. Ghi nhớ SGK/63
IV. Hướng dẫn tự học:
- Nắm được nội dung bài.
- Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
--------------------------------------------------------------
*** ĐỌC THÊM : (Phần này các em đọc thêm để hiểu không cần ghi)
GV: Hoài Thanh đi tìm “ý nghĩa văn chương” bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của một 
nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. 
GV hỏi: Vậy từ câu chuyện ấy, Hoài Thanh đi đến kết luận nguồn gốc cốt yếu của văn 
chương là gì? 
GV giải thích: Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả. 
GV hỏi: Theo em, Hoài Thanh quan niệm như thế đã đúng chưa? Hãy tìm một vài dẫn 
chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh.
GV nhận xét : Quan niệm của Hoài Thanh rất đúng. 
* Dẫn chứng: - Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương 
đất nước, Những câu hát than thân...
- Bà Huyện Thanh Quan viết “Qua Đèo Ngang”:
 Nhớ nước đau lòng ...
 ...ta với ta.
- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều”: 
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Quả thật, cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính phần lớn đều xuất phát từ 
tình thương, từ lòng nhân ái của tác giả. Thế nhưng quan niệm trên của Hoài Thanh chưa 
hoàn toàn đầy đủ, vẫn còn có những quan niệm khác. VD: Văn chương bắt nguồn từ cuộc 
sống lao động của con người, từ những trò giải trí ....Các quan niệm trên khác nhau nhưng 
không loại trừ nhau, có thể bổ sung cho nhau.
GV hỏi: Theo tác giả văn chương có nhiệm vụ và công dụng nào?: Em hãy giải thích và 
tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học (lớp 6,7) để làm rõ các ý đó.
GV nhận xét, giải thích: Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh nhiệm vụ của văn chương 
có hai ý chính: 
 - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Cuộc sống của con người, 
của xã hội vốn là thiên hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.Ở 
đây “hình dung” là danh từ, có nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả 
trong văn chương. VD: Ta có thể thấy rõ cuộc sống của người nông dân xưa vất vả, cần cù 
như thế nào qua những bài ca dao, tục ngữ; đất nước quê hương tươi đẹp như thế nào qua 
Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau..; phong cảnh trăng rừng Việt Bắc tuyệt đẹp qua hai 
câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya”; cảnh và người, cuộc sống đáng yêu của mảnh đất Sài 
Gòn xưa và nay qua Sài Gòn tôi yêu; cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trải qua 
muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:
 “Không có kính, không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng...”
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra 
những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người 
phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. VD: Thế giới loài 
vật trong Dế mèn phiêu lưu kí, thế giới loài chim trong Lao xao... 
.
Văn chương có công dụng:: - “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng về mình...hay 
sao?” .VD: Khi đọc truyện, ta có thể vui, buồn, mừng, giận với nhân vật trong truyện. 
Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui,...với 
mọi người.
 - “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” Rõ 
ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm 
hồn của chúng ta. VD: Đọc những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta càng thêm yêu ông 
bà, cha mẹ hơn. Qua những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và thương cha ông hơn ...và 
nhất là những người phụ nữ thời xưa....
- Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho 
thiên nhiên, cuộc sống con người tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. “Từ khi có các thi sĩ....nghe 
mới hay.” VD: 
 Côn Sơn suối chảy rì rầm,
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai....
 (Nguyễn Trãi)
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
 (Hồ Chí Minh)
Tóm lại, văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “...gây cho ta những 
tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, 
của thiên nhiên.
GV giải thích: Lịch sử loài người, nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ dấu vết của chính 
nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào. Nhờ văn chương mà con người mới cảm nhận 
được cái đẹp, cái hay của thế giới con người và chính bản thân mình. Thế giới và cuộc đời 
sẽ nghèo nàn, buồn chán nếu như không còn nhà văn, không còn văn chương. Văn chương 
là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. Ở đoạn cuối này, tác giả lại 
thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương trong đời sống của con 
người.
------------------------------------
Tiếng Việt : DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I.Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
1. Ví dụ 
a/ Văn chương gây cho ta những/ tình cảm/ ta /không có,
 phụ trước/ danh từ/ phụ sau (c - v)
 luyện những/ tình cảm/ ta/ sẵn có. 
 phụ trước/ danh từ/ phụ sau (c - v)
b/ Cây cam này// quả/ rất sai.
 CN// VN (c-v)
c/ Bố/ về // là một tin vui.
 CN (c-v)// VN
2.Ghi nhớ : (SGK/68)
II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu:
1. Ví dụ:
a/ Chị Ba /đến (CN)
b/ tinh thần/ rất hăng hái (VN)
c/ - trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm ( PN trong cụm động từ)
- trời/ sinh cốm nằm ủ trong lá sen ( PN trong cụm động từ)
d/ cách mạng tháng Tám/ thành công (PN trong cụm danh từ)
2.Ghi nhớ: (SGK/ 69)
III.Luyện tập:
a/ chỉ riêng những người chuyên môn/ mới định được (PN trong cụm động từ)
b/ khuôn mặt/ đầy đặn (VN)
c/- các cô gái Vòng/ đỗ gánh (PN trong cụm động từ)
- hiện ra(đt) từng lá cốm/ sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. (PN 
trong cụm động từ)
d/ - một bàn tay /đập vào vai (CN)
- hắn/ giật mình (PN trong cụm động từ)
..
Làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục đích và phương pháp giải thích:
1/ Giải thích trong đời sống:
 ( học nội dung 1/ ghi nhớ- sgk-71)
2/ Giải thích trong văn nghị luận:
a/ Ví dụ :sgk
* Đọc bài văn: Lòng khiêm tốn (Theo Lâm Ngữ Đường, tinh hoa xử thế)
- Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn . Đó là phẩm chất cần có của mỗi con người.
- Cách giải thích :
+Đưa ra định nghĩa 
+Chỉ ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn.
+Những hành động không khiêm tốn
+Chỉ ra những lợi ích của khiêm tốn, những tác hại của việc thiếu khiêm tốn.
+Đưa ra lời khuyên.
Bố cục:
 + MB: Nêu vấn đề cần giải thích.
 + TB :
 . Nêu vai trò và giá trị của khiêm tốn và con người khiêm tốn.
 . Luận cứ 1: Định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 . Luận cứ 2: Tại sao con người cần phải có lòng khiêm tốn?
+ KB: Khẳng định vấn đề cần giải thích.
b/ Ghi nhớ SGK/71
II. Luyện tập:
1:Văn bản: Lòng nhân đạo 
-Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo
-Phương pháp giải thích:
+Nêu định nghĩa: "Lòng nhân đạo tức là lòng biết yêu thương người".
+Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người?...
+Nêu các biểu hiện của lòng nhân đạo.
+Đối chiếu lập luận...
2/ Lập ý cho đề văn sau: Hãy giải thích câu tục ngữ: 
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
?Cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích của đề văn trên là gi?
* HS đọc thêm văn bản "Óc phán đoán và thẩm mĩ";"Tự do và nô lệ"
III. Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc ghi nhớ.
- Sưu tầm thêm một số bài văn nghị luận giải thích.
Văn bản : SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
I. Đọc - hiểu chú thích : 
 1. Tác giả : sgk - 79
 2. Tác phẩm
 a. Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.
b. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Cảnh nhân dân chống bão lụt:
 - Thời gian: gần một giờ đêm -> Rất khuya
- Mưa mỗi lúc một nhiều, nước sông mỗi lúc một dâng cao.
 - Hàng trăm nghìn con người: thuổng, cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ...bì bõm dưới bùn 
lấy...ướt lướt thướt như chuột lột.
 - Âm thanh: trống đánh, ốc thổi, người gọi nhau mỗi lúc một ầm ĩ.
 - Sức người mỗi lúc một đuối.
 - Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần-> cuối cùng đã đến.
-> Tính từ, động từ dồn dập, hình ảnh so sánh -> Nhốn nháo, căng thẳng, vất vả và tâm 
trạng hoang mang, lo sợ của người dân.
 => Phép tăng cấp ->Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, sức lực con người mỗi lúc một 
thê thảm.
2. Cảnh quan phủ và bọn nha lại 
- Ở trong đình cao, vững chãi.
 - Đèn sáng trưng
 - Lính tráng, kẻ hầu đi lại rộn ràng.
 -> Đường bệ, nguy nga, nhàn nhã...
* Hình ảnh quan phụ mẫu:
 - Uy nghi, chễm chện ngồi
 - Tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng - người nhà quỳ gãi.
 - Xung quanh: bát yến hấp, khay khảm, tráp đồi mồi....đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống 
vôi chạm bạc...
 -> Giàu sang, phú quý, thích khoe của. 
- Trong cuộc tổ tôm:
 + Tĩnh mịch, trang nghiêm.
 + Trừ quan ra, không ai dám to tiếng.
 + Thỉnh thoảng nghe tiếng quan gọi
 -> Uy nghi, tôn kính - vì phúc tinh. 
- Khi đê sắp vỡ:
 + Mọi người giật nảy mình
 + Quan: điềm nhiên, chờ bốc bài vì sắp ù.
 + Cau mặt gắt “Mặc kệ!”-> tiếp tục chơi bài.
 => Thờ ơ, vô trách nhiệm, ham cờ bạc.
 - Khi đê vỡ:
 + Tiếng người, tiếng nước, tiếng gà,chó,trâu, bò - tứ phía.
 + Trong đình, ai nấy đều nôn nao sợ hãi.
 + Người nhà quê lấm láp, thở không ra lời vào bẩm báo...
 + Quan: đỏ mặt tía tai, quát -> tiếp tục ván bài -> ù to.
-> Quan liêu, vô trách nhiệm đến tột độ.
* Hậu quả: Đê vỡ, dân trôi.
 => Phép tăng cấp -> sự đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm 
của tên quan phủ ngày một tăng.
 III. Ghi nhớ : SGK/83
----------------------------------------
CỦNG CỐ : ( Đọc thêm không cần ghi )
 Qua bài học, em hiểu gì về nhan đề Sống chết mặc bay của văn bản?
 => Nhan đề Sống chết mặc bay là 1 vế của câu thành ngữ quen thuộc “Sống chết mặc 
bay, tiền thầy bỏ túi” => có dụng ý phê phán tên quan phủ thờ ơ, bỏ mặc dân tuyệt vọng 
dưới cơn thinh nộ của trời. Dù trời có mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm 
quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê cùng lũ tay chân đánh tổ tôm 
để tiêu khiển. 
 -> Điều muốn nói ở đây là hình ảnh tên quan phủ trong bài chỉ là 1 hình ảnh đại diện cho 
vô số những tên quan phủ thời phong kiến đương thời (cụ thể là ở giai đoạn đầu thế kỉ 20 
ở nước ta). Cùng nội dung phản ánh cuộc sống, số phận người dân VN giai đoạn này hoặc 
sau đó một chút, ngoài Sống chết mặc bay còn rất nhiều tác phẩm (có thể không cùng thể 
loại) như Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Tắt đèn của Ngô Tất Tố; Đồng hào có ma của 
Nguyễn Công Hoan...Đất nước và người dân VN giai đoạn này các em sẽ được tìm hiểu 
kĩ hơn trong chương trình lịch sử 8
 Trong đời sống xã hội
Thành ngữ sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi đc dùng để chỉ những người vô trách 
nhiệm chỉ biết hưởng lợi, không quan tâm người ta khốn khó ra sao, như lão lang băm 
chữa bệnh cho người chỉ chăm chăm móc túi con bệnh, mặc người bệnh năng sống chết ra 
sao.
 - Qua bài này, cô mong các em phải biết sống có trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm 
với bản thân mình, sau là trách nhiệm với mọi người: thầy cô, bạn bè, gia đình, làng 
xóm.... (đơn giản là người có trách nhiệm là khi bạn làm điều sa phải biết khuyên can, 
không bao che. Người có trách nhiệm là biết quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ khi 
bạn gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Sống có trách nhiệm là không 
thờ ơ trước khó khăn, hoạn nạn của người khác mà trước hết là những người ở xung 
quanh mình. Sống phải có nhân, có nghĩa.Có như vậy cuộc sống của các em mới thực sự 
có ích. Bởi vì chúng ta ai cũng chỉ sống 1 cuộc đời, hãy sống sao cho không uổng, không 
phí....
*Yêu cầu làm bài
Các em viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của mình về tên quan phụ mẫu 
trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Các em nộp bài cho giáo viên từ 20.4.2020 đến 24.4.2020. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_7_van_ban_y_nghia_van_chuong.pdf