Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 6: Ôn tập văn bản thuyết minh (Tiếp) - Nguyễn Thị Thúy Nga

+ Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Bút danh: Thế Lữ, Lê Ta, Nguyễn Thế Lữ, Nguyễn Thứ Lễ, Nguyễn Khắc Thảo.

+ Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn – Thanh Hóa. Mẹ ông sinh ra trong gia đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ ruột của mìn. Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông sau này

 

pptx17 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 6: Ôn tập văn bản thuyết minh (Tiếp) - Nguyễn Thị Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾNVỚI BUỔI HỌC TRỰC TUYẾN 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8A 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU 
 GV: Nguyễn Thị T húy Nga 
 NỘI QUY LỚP HỌC TRỰC TUYẾN 
1 . Trang phục lịch sự nghiêm túc, sử dụng phông nền phù hợp và ngồi nơi yên tĩnh. 
2 . Chủ động chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên và các nội dung chưa hiểu để nhờ giáo viên trợ giúp, hướng dẫn  
3 . Chuẩn bị SGK, bài tập đã làm, vở ghi, bút viết đầy đủ trước khi buổi học bắt đầu. 
4 . Đăng nhập vào lớp trước 5 phút, kiểm tra micro, camera luôn sẵn sàng, ổn định đường truyền. 
5 . Sử dụng họ và tên thật đầy đủ, ảnh đại diện thật, bật khi vào lớp trên Zoom  (không sử dụng Nick name, tên hoặc ký hiệu viết tắt, ký hiệu riêng). 
6 . Tắt micro khi lớp học bắt đầu, khi muốn phát biểu thì nhấn nút giơ tay, mở micro và phát biểu 
7 . Tự giác ghi chép, chữa bài, học bài nghiêm túc và luôn bật Camera 
8. Không nói chuyện, không làm việc riêng trong quá trình học, không sử dụng các ứng dụng bên ngoài hoặc vẽ lên các tài liệu giáo viên chia sẻ. 
9 . Không chia sẻ ID, MK của lớp học cho người khác ngoài lớp khi chưa được phép của giáo viên. 
10 . Nắm rõ lịch học và các yêu cầu của Giáo viên.   
 Cô xin chân thành cảm ơn! 
Buổi 6 : ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾTMINH (Tiếp) 
 Yêu cầu nội dung buổi học : 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em 
Hướng dẫn và chữa bài tập ở buổi học trước về văn bản thuyết minh. 
Thực hành làm một số bài tập phần II Luyện tập 
I. Kiểm tra bài cũ 
1. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà ở buổi học trước: Ôn tập văn bản thuyết minh. 
2. Hướng dẫn chữa bài tập 
Bài tập 1 : Giới thiệu thể thơ lục bát 
 Gợi ý dàn bài: 
* Mở bài :  Thể thơ Lục bát là thể thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phẩm “Truyện Kiều”(Nguyễn Du)và được sử dụng với thể loại ca dao 
* Thân bài : Các đặc điểm của thể thơ lục bát. 
- Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). 
- Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo. 
- Phối điệu (luật bằng trắc): 
+ Tiếng chẵn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc) 
+ Trong câu bát, lấy tiêng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh cho tiêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại) 
+ Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng. 
 * Kết bài :  Thể thơ Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt. 
b. Bài tập 2 : Viết lời giới thiệu về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng  
*. Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng 
 ( 1907 – 1989) 
  -  Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới. 
- Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. "Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới’ 
* Thân bài :  
* Giới thiệu về tác giả Thế Lữ 
- Hoàn cảnh xuất thân 
+ Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Bút danh: Thế Lữ, Lê Ta, Nguyễn Thế Lữ, Nguyễn Thứ Lễ, Nguyễn Khắc Thảo. 
+ Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt  Lạng Sơn  –  Thanh Hóa . Mẹ ông sinh ra trong gia đình  Công giáo , kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận . Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên  Lạng Sơn  sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha ) . Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi là xa cách, nhớ thương người mẹ ruột của mìn. Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông sau này 
Cuộc đời 
- Thế Lữ học  chữ Nho  khi lên 8 tuổi, học  chữ Quốc ngữ  khi lên 10. Sau khi anh trai mất, ông được quay trở về  Hải Phòng  ở với mẹ. Ở Hải Phòng, ông học tư với cha của Vũ Đình Quý, người bạn thân đầu tiên của ông. Ít lâu sau, ông xin vào học lớp Đồng ấu của trường Pháp Việt ( École communale ) mới mở ở Ngõ Nghè. Năm  1924 , ông thi đỗ Sơ học ( cepfi ), sau đó ốm một năm. Khi đó, mới 17 tuổi, Thế Lữ đã lập gia đình với Nguyễn Thị Khương, người vợ hơn ông 2 tuổi 
- Năm  1925 , ông vào học  Cao đẳng Tiểu học Bonnal  ở  Hải Phòn g, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo  Việt Nam hồn  từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như  Trịnh Đình Rư ,  Hoàng Ngọc Phách ,  Nguyễn Hữu Tảo 
- Năm  1928 , ông tham gia  Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội , cùng hoạt động với  Nguyễn Văn Linh  ở Hải Phòng. Theo  Nguyễn Đình Thi , thì đến năm  1930 , khi Hội Thanh niên chuyển thành  Đảng Cộng sản Việt Nam , Thế Lữ dù tán thành đường lối của Đảng, nhưng do gia đình theo Công giáo nên không thể gia nhập 
- Năm  1929 , ông lên Hà Nội, thi đỗ dự thính vào trường  Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương , học cũng chỉ một năm rồi lại bỏ do bất mãn với một giáo sư và giám hiệu của trường. Ở trường mỹ thuật, ông chơi thân nhất với những bạn như  Nguyễn Đỗ Cung ,  Trần Bình Lộc ; cùng với  Vũ Đình Liên ,  Ngô Bích San ,  Hoàng Lập Ngôn ... tổ chức một  salon littéraire , chuyên thảo luận về văn học . 
- Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, với những truyện đầu tiên ghi lại những gì ông nghe thấy khi ở Lạng Sơn. Được sự khuyến khích của Vũ Đình Liên, Thế Lữ đã gửi các tác phẩm đầu tay của mình cho  Nhà xuất bản Tân Dân , ký thêm bút danh tưởng tượng "Đào Thị Tô cùng viết với Thế Lữ" nhằm thu hút sự chú ý 
- Hai cuốn  Một truyện báo thù ghê gớm  và  Tiếng hú hồn của mụ Ké  sau được  Vũ Đình Long  khen ngợi và cho in ra, điều này cũng đã khuyến khích Thế Lữ rời bỏ trường Mỹ thuật. Một nguyên nhân khác nữa bởi ông bị  lao , tuy nhiên sau đó được chữa khỏi bệnh ] . Từ bỏ con đường hội họa, Thế Lữ bước hẳn sang hoạt động sáng tác văn chương. 
- Sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ :  
Tác phẩm chính của Thế Lữ : 
Tác phẩm thơ : Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới (1941) 
Tác phẩm kịch : Dương Quý Phi (1942), Người mù (1946), Cụ đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đề Thám (1948), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952) 
Tác phẩm truyện : Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953) 
Lời bài há t: Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối 
- Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,... 
Dù thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, song khi nhắc đến Thế Lữ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ tài hoa, người mở đầu cho sự cách tân trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
Phong cách thơ Thế Lữ:  
- Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nhệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Bởi thế, thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở mọi âm thanh và sắc màu. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng. 
- Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau. Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại. 
- Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh. 
- Ông muốn dược sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la, rộng lớn hơn. Dường như thực tại nhỏ bé không thể bao chứa nổi tâm hồn đang sôi nổi của ông. Tâm sự và khát vọng của Thế Lữ cũng là tâm sự và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang cuộn mình tìm lấy một lối đi riêng. 
- Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,... 
Đánh giá về Thế Lữ 
- Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp. 
- Đánh giá sự nghiệp Thế Lữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ghi: "... công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai Thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa"... 
- Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: 
- " Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này...Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam... Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ". 
- Đó cũng là đánh giá danh giá nhất dành cho một nghệ sĩ đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà. 
- Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 
* Giới thiệu về bài thơ Nhớ rừng  
- Xuất xứ bài thơ 
+ Bài thơ "Nhớ rừngđược sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935 có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc. 
- Bố cục : 5 đoạn 
+ Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú 
+ Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ 
+ Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt 
- Về nội dung 
Đây là một khúc trường ca bi tráng của con hổ nhớ rừng xanh. Thế Lữ không chỉ tạo hình một mãnh hổ oai linh mà còn diễn tả thành công tâm trạng phong phú trong nỗi nhớ rừng da diết khôn nguôi của nó . 
Nội dung chính của bài thơ: 
+ Hình tượng con hổ 
+ Được khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm trong vườn bách thú, nhớ rừng, tiếc nuối những tháng ngày huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ. 
+ Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên – một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn. 
+ Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930: 
+ Khao khát tự do, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng. 
+ Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 
- Về Nghệ thuật : 
+ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp đ ều đặn tạo nên giọng thơ vừa tha thiêt vừa hào hùng.. 
+ Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt. Khi ngắn ( đoạn 3 ), khi dài ( đoạn 2 ), khi dồn dập gấp gáp, khi dàn trải đều đặn, khi tha thiết, say sưa , lúc xót xa nuối tiếc tất cả đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình – vị chúa sơn lâm, cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ . 
+ Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa mà lại nhất quán, liền mạch. 
+ Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. 
+    Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. 
Ý nghĩa của bài thơ 
+ Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thóat khỏi kiếp đời nô lệ. 
- Đánh giá về bài thơ 
 Có thể nói Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý nghĩa vĩnh biệt một thời oanh liệt. Nhưng Nhớ rừng cũng là một tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo cho dù thời oanh liệt trong quá khứ đã lùi xa. 
*. Kết bài 
 Lời mời gọi mọi người hãy đến với bài thơ Nhớ rừng để hiểu hơn về tác giả Thế Lữ 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Thuyết minh về chiếc áo dài 
Bài tập 2 : Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ 
 - Làm tất cả các bài tập 
 - Nhớ đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách, không nên ra khỏi nhà khi không cần thiết. 
 - Chung tay đánh bại Covid-19 các em nhé. 
HƯỚNG DẪN Ở NHÀ 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_buoi_6_on_tap_van_ban_thuyet_minh_ti.pptx