Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105 đến 116
a) Lúc đầu, cái Tý nói nhiều, rất hồn nhiên. Chị Dậu im lặng.
Về sau, cái Tý nói ít, rất hồn nhiên. Chị Dậu nói nhiều.
b) Diễn biến phù hợp với tâm lý nhân vật. Lúc đầu cái Tý chưa biết sắp bị bán nên rất vô tư. Còn chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng.
Về sau, cái Tý biết mình sắp bị bán nên sợ hãi, đau buồn, ít nói. Còn chị cố thuyết phục.
c) Tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo.càng làm cho chị Dậu thêm đau lòng khi phải bán con tô đậm sự bất hạnh.
ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. b. Xác định luận điểm như vậy là không đúng. Vì đó không phải là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn. II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 1.a. Vấn đề được dặt ra trong bài :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là : Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. - Vậy nếu chỉ đưa ra luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không thể làm sáng tỏ được vấn đề đã nêu trên, mà phải có đủ các luân điểm đã liệt kê ở I2a trên. b.. Không thể đạt được vì luận điểm đó chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề Cần phải dời đô đến thành Đại La. 2.Kết luận rút ra: Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu * Ghi nhớ: Sgk. III/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. 1.Ví dụ/tr74 Hệ thống 1: Đạt yêu cầu. Hệ thống 2: Không đạt yêu cầu. 2. Các luận điểm cần đạt yêu cầu: - Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo. - Có luận điểm chính, luận điểm phụ. - Luận điểm phải được sắp xếp hợp lí. Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau. Ghi nhớ: Sgk/tr75 IV/ Luyện tập Bài tập 1. Luận điểm của văn bản ấy: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ. Bài tập 2. Chọn và sắp xếp luận điểm như sau - Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó quyết định môi trường sống,mức sống trong tương lai. - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. - Do đó giáo dục là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. - Cũng do đó giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộxã hội sau này. Tiết 105,106 . Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Thời gian : 90 phút Đề : Từ bài « Bàn luận về phép học của La Sơn Phụ Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa « học » và « hành » I.Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước, mọi thời đại lịch sử mỗi quốc gia. Vì vậy phương pháp học luôn được tìm tòi, khám phá, thay đổi để phù hợp với nhu cầu người học và cũng là để bồi dưỡng những hiền tài cho đất nước. Trong bài tấu " Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung đã bày tỏ quan niệm các học chân chính trong đó có nhắc tới mối quan hệ giữa học và hành : học phải đi đôi với hành. II. Thân bài: a.Khát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: Trong phần cuối của bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học( Luận học pháp) :" Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm". Rõ ràng từ xưa cha ông ta đã đề cao việc học phải đi đôi với thực hành. Do vậy học phải đi với hành là chân lí đúng đắn. b. Giải thích : "Học" là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Học cũng là để tìm kiếm, khám phá bầu trời tri thức làm giàu kho tàng cho mình và cả người khác. Hiểu rộng ra là học cả lý thuyết lẫn những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong thực tế. Học là để không thụt lùi ở lại, cái gì cũng phải học. Ngay từ khi sinh ra và dần lớn lên đứa trẻ đã phải học nói, học cười.... Còn "hành" là thực hành, là làm, là ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, thực tiễn. Cho nên học và hành luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Khi chuỗi mắt xích dẫn tới thành công thiếu một trong hai thì không thể nào có kết quả tốt. c. Bàn luận: Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Khi ta nắm vững được lý thuyết nhưng không vận dụng vào thực tế thì học cũng rất vô ích. Lý thuyết được xây dựng trên nền tảng thực tế từ đó lại được người học vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và cũng là để hoàn thiện những chân lí vừa học. Chu trình ấy lặp đi lặp lại là một vòng tròn tuần hoàn khép kín, bổ trợ lẫn nhau. Có những bạn trẻ sau khi rời khỏi giảng đường đại học, bước vào trường đời phải tự kiếm tìm cho mình những công việc nhưng vẫn luôn loay hoay, lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Vì học không được tiếp xúc nhiều với thực tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống... và lại bắt đầu học lại từ đầu, bỏ phí những kiến thức đã học vì không biết áp dụng thế nào. Ngược lại nếu hành mà không dựa trên lí luận, lý thuyết soi sáng thì việc thực hành sẽ mất rất nhiều thời gian mà có khi chẳng thu lại được điều gì cả hoặc nếu có thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất. Như một người thợ làm bánh ngọt, nếu anh ta chỉ là người tay ngang không biết công thức, nguyên liệu làm cần những gì, cách làm như thế nào thì rất khó để lần đầu tiên làm đã thành công ngay, mà phải sau rất nhiều lần thất bại, bỏ phí nguyên liệu mới cho ra một chiếc bánh hoàn hảo. Rõ ràng khi kết hợp cả học và hành thì tỉ lệ phần trăm thành công sẽ cao hơn. d. Bài học, mở rộng, nâng cao: Vậy muốn học và hành một cách hiệu quả mỗi người cần học và hành một cách chân chính. Trong bài " Bàn về phép học" tác giả đã chỉ rõ mục đích của việc học chân chính : học là để làm người, học từ dưới lên cao, học từ dễ đến khó, học là để áp dụng vào cuộc sống, giúp xã hội tốt đẹp hơn. Học và hành kết hợp hiệu quả là để đạt được thành công và suy chi cùng là để thành nhân. Nếu việc học và hành với mục đích thành công không chân chính thì đó là sự vô ích, nguy hiểm cho xã hội bởi " có tài mà không có đức". Ta cũng cần phê phán những người không biết kết hợp giữa học và hành. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy biết giá trị mối quan hệ giữa học và hành để đem lại hiệu quả trong công viêc kiến thức và kĩ năng từ đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Như Bác cũng đã từng khẳng định :" Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy." III. Kết bài Khẳng định lại vấn đề nghị luận Quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng đắn và được thời đại chứng minh đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Vì thế học và hành luôn đi đôi góp phần giúp ta thành công. ÔN TẬP TUẦN 28 ( 16/03/2020 – 21/03/2020) I. Mục tiêu 1 - Nắm vững khái niệm luận điểm.Thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm đối với đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. 2- Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. 3.Rèn kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm II. Luyện tập Câu 1: Luận điểm là gì? Luận điểm cần đạt những yêu cầu nào? Mối quan hệ giữa các luận điểm? Câu 2: Hãy nêu các luận điểm(suy nghĩ) của em cho đề sau: Câu nói của M.Go-rơ-ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” Tuần 29 ( 23/03/2020 – 28/03/2020) Tiết 109,110 . VĂN BẢN THUẾ MÁU (Nguyễn Ái Quốc) (Trích Chương 1, Bản án chế độ thực dân Pháp) I/ Đọc- hiểu chú thích. 1. Tác giả - Nguyễn Ái Quốc tên gọi của Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: Tác phẩm được viết tại Pháp, bằng tiếng Pháp và được xuất bản ở Pa-ri năm 1925, tại Hà Nội năm 1946 gồm 12 chương và phần phụ lục. - Đoạn trích nằm trong chương I của tác phẩm. b.Thể loại: Nghị luận c. Bố cục: 3 phần. 1. Chiến tranh và người bản xứ. 2. Chế độ lính tình nguyện. 3. Kết quả của sự hi sinh. II/ Đọc- hiểu văn bản 1. Chiến tranh và người bản xứ. a) Thái độ của các quan cai trị. - Trước chiến tranh: Họ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xữ, đánh đập như súc vật. Bọn thực dân gọi là An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. - Khi chiến tranh bùng nổ: Gọi là những đứa con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do họ được các quan cai trị tâng bốcvỗ về, được phong cho ngững danh hiệu cao quý. ->Danh từ, tính từ, giọng điệu trào phúng, mỉa mai, châm biếm, đối lập, tương phản. ðThủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân để biên shọ thành vật hi sinh. b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương: đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền. - Họ biến thành vật hi sinh của những kẻ cầm quyền.- “Tổng cộng có 70.000 người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 8.000 ngươig không trở vềvà không trông thấy mạt trời trên quê hương mình...” -> Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xót xa, số liệu cụ thể, chính xác * Đó là những luận cứ hùng hồn để lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp 2. Chế độ lính tình nguyện. a) Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính. - Chúng tiến hành lùng, vây bắt và cưỡng bức. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, kiếm tiền đối với con nhà giàu.. - Sẵn sàng trói, nhốt, xích người như súc vật, sẵn sàng đàn áp nếu có người chống đối. b)Phản ứng của người dân bị bắt đi lính. -Họ tìm mọi cách, mọi cơ hội để trốn thoát. - Tự huỷ hoại bản thân mình băng những căn bệnh nặng. c) Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. - Chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Sự thật không hề có sự tự nguyện, đó chỉ là lời bịp bợm của kẻ cầm quyền. 3. Kết quả của sự hi sinh. - Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố “tình tứ” tự dưng im bặt. - Những người từng hi sinh xương máu trở lại “giống người hèn hạ” ->Câu nghi vấn, cảm thán để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ->châm biếm, đả kích thể hiện bằng các từ: “An-nam-mít”,”con yêu”; “bạn hiền”, “vật liệu biết nói”, “tấp nập đầu quân” “không ngần ngại rời bỏ quê hương”.. => Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn đã tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xữ với họ như súc vật. III/ Tổng kết: Ghi nhớ/ tr92 IV. Luyện tập -Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước,1 người cộng sản,tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn,chứa chan lòng thương cảm->tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái Quốc-HồChí Minh. .- Đọc lại văn bản có sắc thái, biểu cảm phù hơp với bút pháp trào phúng của tác giả : Tiết 111. TIẾNG VIỆT HỘI THOẠI I/ Vai xã hội trong hội thoại. Ví dụ/tr 92 1.- Có 2 nhân vật tham gia hội thoại. - Quan hệ giữa các nhân vật trong hội thoại là quan hệ gia tộc. Người cô là vai trên, bé Hồng là vai dưới. 2. Cách đối xử của bà cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới. 3. -Tôi cúi đầu không đáp Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: Sao mợ biết mẹ con có con. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Bé Hồng kìm nén sự bất bình để giữ thái độ lễ phép vì Hồng là người thụôc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên Ghi nhớ/ tr94 II/ Luyện tập. Bài tập 1/tr94 “Nay các ngươi nhìn chủ nhục..biết căm..lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này.nghịch thù. “ “Nếu vậy.biết bụng ta.” =>Trần Quốc Tuấn có thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung đối với binh sĩ dưới quyền. Bài tập 2. a) Vai xã hội. - Ông giáo là người có địa vị xã hội cao hơn Lão Hạc. - Quan hệ tuổi tác thì Lão Hạc cao hơn. b)- Ông giáo gọi Lão Hạc là cụ. - Xưng hô là “ông con mình” ðthể hiện sự kính trọng. Xưng “tôi” ðquan hệ bình đẳng. c)- Thái độ kính trọng, thân tình của Lão Hạc đối với ông giáo. + Gọi ông giáo ðthể hiện sự kính trọng. + Xưng hô chúng mình ðthể hiện sự thân tình. Bài tập 3. Tại sao cuộc đối thoại giữa chị Dậu và tên Cai lệ có sự thay đổi vai xã hội. - Lúc đầu: Cháu ðông. - Sau đó: Tôi ð ông. - Cuối cùng: Bà ð mày. => Sự thay đổi xưng hô liên quan đến thái độ của chị Dậu trong hội thoại Tiết 112. KIỂM TRA VĂN- TIẾNG VIỆT Thời gian : 45 phút Đề( in phát sau) Dạng cấu trúc của đề I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7đ) Nội dung kiến thức gồm cả Văn bản +Tiếng Việt: Ôn từ tuần 20 tới tuần 27 ÔN TẬP TUẦN 29 ( 23/03/2020 – 28/03/2020) I. Mục tiêu 1 Giúp HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả. - Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. 2- Giúp h/s nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Nắm được vai xã hội, lượt lời và vận dụng những hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại 3.Rèn kĩ năng Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận , làm bài kiểm tra đạt chất lượng cao II. Luyện tập Câu 1: Nêu rõ những thủ đoạn, mành khóe bắt lính của bọn thực dân trong văn bản “ Thuế máu” Câu 2: Cho ví dụ 1 hội thoại giữa em và cha( hoặc mẹ) thể hiện đúng vai xã hội? Tuần 30 ( 30/03/2020 – 04/04/2020) Tiết 113.TẬP LÀM VĂN TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 1. Vd:Văn bản/tr 95 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. a.- Từ ngữ biểu cảm: Nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, ai cũng phải... - Câu cảm thán biểu lộ tình cảm: + Hỡi đồng bào!; Hỡi đồng bào toàn quốc!...Không!......Chúng talên! + Hỡi anh em... dân quân! b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với văn bản Hịch tướng sĩ có điểm giống: Đều dùng những câu văn có giá trị biểu cảm. * Đó là hai văn bản nghị luận chứ không phải là 2 văn bản biểu cảm vì: Tác phẩm đều nhằm nêu lên quan điểm ý kiến bàn luận phải trái, đúng sai. * Yếu tố biểu cảm đóng vai trò giúp văn bản có hiệu quả thuyết phục. c. Cách trình bày thứ hai hay hơn, vì sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm đã gây được hứng thú, cảm xúc cho người đọc, làm bài viết hay hơn. Ghi nhớ / tr 97 II/ Luyện tập: Bài tập 1/ tr97 Biện pháp biểu cảm Dẫn chứng Tác dụng nghệ thuật Giêũ nhại, đối lập Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam- mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền.. Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp ð tiếng cười châm biếm, sâu cay. Từ ngữ mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp Nhiều người chứng kiến cảnh phóng ngư lôi... Một số khác bỏ xác lại nơi hoang vu.. Ngôn ngữ hào nhoáng, không che đậy thực tế phũ phàng. mỉa mai, chế nhạo, khinh bỉ sâu sắc.. Bài tập 2:-Thể hiện cảm xúc:Nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước nạn học vẹt,học tủ trong học Ngữ văn. - Cách biểu hiện cảm xúc thật tự nhiên, chân thật qua đó làm nổi rõ một tấm lòng, một nỗi buồn, đang chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ. - Những từ ngư biểu cảm, giọng điệu tâm tình, thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ..luôn thể giải bày hết nổi khổ tâm “như con vẹt” -Hiệu quả:người đọc,nghe thấm thía,phục, tin. Bài tập3.Viếtđoạn văn trình bày luận điểm: “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ”sao cho đoạn văn vừa có lí lẽ chặt chẽ, vừa có sức thuyết phục Bài viết tham khảo Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì. Còn học tủ là chỉ học cầu may rủi, đoán đề mà thành công. Cả hai cách học đều trở thành một lối học khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học, học theo môt típ và may rủi hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo, đồng thời khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào hên xui, may rủi. Thật đáng buồn thay cho những học sinh đang có cách học đó, cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi mình không hiểu rõ hay nhiều học sinh dựa vào vận may rủi của riêng mình. Bởi lẽ sự học còn dài, học tập là quá trình trau dồi khiến thức cho bản thân, giúp chúng ta có nhều kiên thức vận dụng vào đời sống, đạt được nhiều thành công trên quãng đường đời chứ không phải là hình thức học đối phó như thế. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm cho mình cách học đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Vì vậy hãy tránh xa cách học vẹt và học tủ nhé! : Tiết 114. TIẾNG VIỆT HỘI THOẠI (Tiếp theo) I/ Lượt lời trong hội thoại. Ví dụ/ 92,93 1.- Người cô nói 5 lượt lời - Bé Hồng nói 3 lượt lời. => Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. 2. Có 3 lần lẽ ra Hồng được nói. Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô. => Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. 3.Bé Hồng cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên. -Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ. Ghi nhớ/tr 102 II/ Luyện tập. Bài tập 1/ tr102:Tính cách mỗi nhân vật là: - Chị Dậu từ chỗ nhún nhường xưng cháu, gọi ông, sau đó đã vùng lên kháng cự xưng tao, gọi mày. - Cai lệ: Hống hách luôn miệng quát tháo. - Người nhà lý trưởng có phần sợ sệt hơn. - Anh Dậu là người cam chịu. Bài tập 2/ tr103 a) Lúc đầu, cái Tý nói nhiều, rất hồn nhiên. Chị Dậu im lặng. Về sau, cái Tý nói ít, rất hồn nhiên. Chị Dậu nói nhiều. b) Diễn biến phù hợp với tâm lý nhân vật. Lúc đầu cái Tý chưa biết sắp bị bán nên rất vô tư. Còn chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng. Về sau, cái Tý biết mình sắp bị bán nên sợ hãi, đau buồn, ít nói. Còn chị cố thuyết phục. c) Tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo...càng làm cho chị Dậu thêm đau lòng khi phải bán con ðtô đậm sự bất hạnh. Bài tập 3,4/tr107- hs tự làm)(- Gợi ý làm bài tập 3: 2 lần nhân vật tôi im lặng, lí do ở trong hững câu tiếp theo lời hỏi của bà mẹ.-Bài tập 4: im lặng dể giữ bí mật, tôn trọng người khác ... là vàng.Im lặng trước những hành vi sai, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình, với người lương thiện là dại khờ, hèn nhát.) TIẾT 115,116 -TẬP LÀM VĂN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 (VĂN NGHỊ LUẬN) Thời gian: 90 phút Đề: Hãy nói "không" với các tệ nạn. *Lưu ý: - Trình bày nội dung bài rõ ràng, mạch lạc. - Có sử dụng đầy đủ các yếu tố văn nghị luận. DÀN Ý VÀ BIỂU ĐIỂM: 1. Kiểu bài: nghị luận giải thích. 2. Vấn đề giải thích: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống con người. 3. Bài viết cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục, xen một cách khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. 4. Dàn ý a) Mở bài: Giới thiệu được nội dung chủ yếu( các tệ nạn hiện nay..) của đề bài. (1,5đ) b) Thân bài: (Trình bày được các luận điểm) (7,0đ) - Trong xã hội hiện nay có nhiều tệ nạn. - Tác hại của các tệ nạn đó. - Biểu hiện trong giới trẻ, học sinh. -Biện pháp và lời kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn đó. c) Kết bài. (1,5đ) Khẳng định tác hại và kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn Biểu điểm: -Điểm giỏi: viết đúng thể loại,diễn đạt tốt, không sai lỗi chính tả. -Điểm khá: viết đúng thể loại, có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận,còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả. -Điểm TB: viết đúng thể loại, có chỗ diễn đạt vụng,sai nhiều lỗi chính tả. -Điểm yếu: viết không đúng thể loại, diễn đạt vụng,sai nhiều lỗi chính tả. ÔN TẬP TUẦN 30 ( 30/03/2020 – 04/04/2020) I.Mục tiêu 1.Thấy được yếu tố biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu được trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc, người nghe. - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_105_den_116.docx