Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học

2/ Những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tập.

- Lối học hình thức, cầu danh lợi, không biết đến tam cương, ngũ thường.

- Tác hại:

+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót.

+ Nước mất, nhà tan.

pdf7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản: Bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8, TUẦN 8 TỪ ( 27/4/2020 -> 2/5/2020 ).
 Các em chép những nội dung dưới đây vào vở bài học. Sau đó các em vào YOUTUBE 
nghe bài giảng của giáo viên ĐỂ HIỂU BÀI . Kết thúc mỗi bài đều có phần dặn dò, các em 
xem và thực hiện theo yêu cầu nhé !
 Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 ( LUẬN HỌC PHÁP)
 Nguyễn Thiếp
I/ Đọc – hiểu chú thích
1/ Tác giả: ( học sgk/77)
2/ Tác phẩm: 
- Thể loại: Tấu
- Hoàn cảnh ra đời: ( học sgk/77,78).
II/ Đọc – hiểu văn bản.
1/ Mục đích của việc học chân chính.
- “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.
 Học để thành người.
2/ Những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tập.
- Lối học hình thức, cầu danh lợi, không biết đến tam cương, ngũ thường.
- Tác hại:
+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót.
+ Nước mất, nhà tan.
3/ Quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Mở trường học
- Học từ tiểu học -> tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
- Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
 Học từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, học đi đôi với hành.
4/ Tác dụng của việc học
- Đạo học thành, người tốt nhiều.
- Triều đình ngay ngắn
- Thiên hạ thịnh trị
 Đất nước bền vững.
III/ Ghi nhớ ( học sgk/79)
IV/ Dặn dò: 
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Đọc lại văn bản.
- Viết đoạn văn nghị luận ngắn nêu lên sự cần thiết và tác dụng của phương pháp Học đi 
đôi với hành. ( các em làm vào vở phụ đạo).
 * * * * * * * * * *
 Tập làm văn: ÔN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 -
 VĂN NGHỊ LUẬN 
Lưu ý:
 1/ Các em cần xem lại cách xây dựng và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 
Cần ôn lại về luận điểm ( sgk/73, 74, 75).
 2/ Các em cần mở sgk/85, đọc kĩ các đề trong sgk, sau đó suy nghĩ dịnh hướng cách làm 
bài.
 3/Tiếp tục hoàn thành bài TLV ( đề 1 sgk/85) của tuần trước ( nếu em nào chưa làm) và 
nộp cho giáo viên giảng dạy lớp của mình nhé.
 * * * * * * * * * *
Tiếng Việt: HỘI THOẠI VÀ HỘI THOẠI (TIẾP THEO) 
I/ Vai xã hội trong hội thoại.
1/ Ví dụ: sgk/ 92
- Bé Hồng -> vai dưới.
- Người cô -> vai trên
 Quan hệ trên – dưới theo thứ bậc trong gia đình.
 Vai xã hội.
2/ Ghi nhớ: học sgk/ 94.
II/ Lượt lời trong hội thoại
1/ Ví dụ: sgk/ 102
- Bà cô Bé Hồng: 5 lần nói
- Bé Hồng: 2 lần nói
 Ai cũng được nói. Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là lượt lời.
- Bé Hồng 2 lần im lặng khi đến lượt của mình
 Im lặng để biểu thị thái độ bất bình.
2/ Ghi nhớ: học sgk/ 102.
III/ Luyện tập 
- Các em cố gắng tự thực hành các bài tập phần luyện tập của cả 2 bài Hội thoại và Hội 
thoại ( tt ). Cụ thể bài 1,2 Sgk/ 94, 95. Bài 1,2,3,4 sgk/ 102 -> 107.
 * * * * * * * * * *
Làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG 
 VĂN NGHỊ LUẬN.
I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1/ Ví dụ: Văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" sgk/ 95.
a/ Từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt.
- Chúng ta thà hi sinh tất cả nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm 
nô lệ.
- Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng
-  kiên quyết hi sinh
b/ Câu cảm thán
- Hỡi đồng bào toàn quốc! 
- Hỡi đồng bào!
- Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
 Kêu gọi, cỗ vũ mọi người đứng lên chống giặc.
 Yếu tố biểu cảm có tác dụng làm cho bài văn nghị luận thêm sức mạnh, đạt kết quả 
cao hơn. Muốn phát huy yếu tố biểu cảm, người viết cần:
+ Phải thực sự xúc động trước những gì mình đang nói, đang viết.
+ Phải viết chân thật.
2/ Ghi nhớ: học sgk/97
II/ Luyện tập:
Các em làm bài tập 1,2,3 sgk/ 97, 98 vào vở bài tập ( hoặc vở phụ đạo nhé).
 * * * * * * * * * *
 Văn bản: ĐI BỘ NGAO DU
 ( Trích Ê – min hay Về giáo dục)
 Ru – xô
I/ Đọc – hiểu chú thích
1/ Tác giả: Học sgk/ 100.
2/ Tác phẩm: 
- Thể loại: Văn nghị luận.
- Xuất xứ: SGK/ 100.
II/ Đọc – hiểu văn bản.
1/ Đi bộ ngao du – tự do thưởng ngoạn.
-  Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng hoạt động nhiều, ít tùy
-  Quay sang phải, sang trái, xem xét  hay hay.
-  Không phụ thuộc vào ngựa hay gã phu trạm.
-  Chẳng cần chọn lối đi con đường thuận tiện.
-  Đi qua bất cứ nơi nào xem tất cả
 Chỉ phụ thuộc vào bản thân ( luận cứ cụ thể, phong phú. Cách xưng hô giản dị, biểu 
cảm )
 Cảm hứng tự do tuyệt đối.
2/ Đi bộ ngao du – trau dồi kiến thức.
- Xem xét tài nguyên trên mặt đất.
- Tìm hiểu sản vật và cách trồng trọt
- Xem xét và sưu tầm mẫu vật của thế giới tự nhiên ( câu nghi vấn, từ ngữ biểu cảm ) 
 Làm giàu thêm hiểu biết.
3/ Đi bộ ngao du – tăng cường sức khỏe
- Ngồi trên cỗ xe tốt, chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ 
- Đi bộ luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng
- Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, nghỉ ngơi thoải mái ( so sánh, từ ngữ biểu cảm )
 Khẳng định lợi ích về tinh thần và sức khỏe.
III/ Ghi nhớ: học sgk/102.
IV/ Dặn dò: 
- HTL ghi nhớ
- Đọc lại văn bản.
 * * * * * * * * * *
 Văn bản: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ( Trích Trưởng giả học làm sang )
 Mô- li- e
I/ Đọc – hiểu chú thích
1/ Tác giả: học sgk/ 120
2/ Tác phẩm: 
- Thể loại: Hài kịch.
- Xuất xứ: sgk/ 120
II/ Đọc – hiểu văn bản
1/ Ông Giuốc – đanh và Phó may 
 Ông Giuốc-đanh Phó may
-Đôi bít tất chật quá -Nó dãn ra lại rộng
-Đôi giày làm đau chân -Không làm đau đâu mà
-.> Bực tức, khó chịu -> Khéo léo, mòm mép
-Bác may hoa ngược mất rồi - Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa
=>Tỉnh táo
-Ồ thế thì bộ quần áo này được đấy. - Nếu ngài muốnhoa xuôi.
=>Từ thế chủ động sang bị động
=>Dốt, học đòi, thích danh giá nên bị lừa.
=>Từ thế bị động sang chủ động
=>Lọc lõi, bịp bợm
 Tiếng cười phê phán mạnh mẽ.
2/ Ông Giuốc- đanh và thợ phụ
 Thợ phụ Ông Giuốc- đanh
- Bẩm ông lớn -Ăn mặc quý phái thì thế đấy.
=>Thưởng tiền
- Bẩm cụ lớn -Cụ lớn, ồ cụ lớn
=>Đáng thưởng lắm
- Bẩm đức ông -Lại đức ông nữa.. hà hà
 Nịnh, vòi tiền  Hân hoan, vui sướng
=>Khát vọng được danh giá, quý phái mãnh liệt nên ông Giuốc- đanh đã trở thành trò 
cười thiên hạ.
III/ Ghi nhớ: học sgk/122.
IV/ Dặn dò:
- HTL ghi nhớ.
- Đọc lại văn bản. 
 Chúc các em học tốt
.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_ban_luan_ve_phep_hoc.pdf