Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập bài thơ Ánh trăng

Ý 2. Vầng trăng trong hiện tại – thời bình (khổ 3)

 - Không gian sống, điều kiện sống thay đổi “từ hồi về thành phố” “ánh điện, cửa gương”=> sự thay đổi trong tình cảm của con người “vầng trăng tri kỉ”, tình nghĩa” năm xưa giờ trở thành “ người dưng”, con người xem trăng như một kẻ xa lạ không hề quen biết=> Con người đã quay lưng lại với trăng hay chính đã lãng quên đi quá khứ, bởi trăng chính là biểu tượng của quá khứ.

Ý 3. Tình huống gặp lại trăng (khổ 4)

 - Tác giả đã khéo léo đưa vào một tình huống nhỏ, tạo bối cảnh cho vầng trăng xuất hiện “đèn điện tắt” => là hình ảnh ẩn dụ cho những điều bất trắc xảy ra trong cuộc sống, đến một cách “thình lình” đột ngột, không hề báo trước. Trong tình huống ấy, con người bất ngờ gặp lại trăng, đối diện với quá khứ.

* Ý 4. Cảm xúc của con người trong giây phút gặp lại trăng, đối diện quá khứ (Khổ 5)

 - Cảm xúc “rưng rưng” nghẹn ngào, xúc động, không nói nên lời

pha lẫn trong đó còn có cả nỗi niềm ân hận, day dứt. Những hình ảnh

 gần gũi, thân thuộc, từng gắn bó một thời bỗng hiên về rõ mồn một

 

pptx7 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập bài thơ Ánh trăng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY 
Kiến thức cần nhớ: 
 I. Tác giả: 
 - Thơ Nguyễn Duy bình dị, thường khai thác những đề tài quen thuộc trong cuộc sống nhưng đậm chất triết lí, giàu sự suy tưởng về cuộc đời, con người 
“ thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ không tuổi, không tên...” (Hoài Thanh) 
 II.Tác phẩm 
1. Ý nghĩa nhan đề: 
 - “Ánh trăng” là một nhan đề đa nghĩa, gợi mở chủ đề tác phẩm. 
- Trước hết, ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên bất biến, vĩnh hằng; mang vẻ đẹp bình dị, hiền hòa; thể hiện sự giao hòa giao cảm giưa con người với thiên nhiên, tạo vật. Trong bài thơ “ánh trăng” là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên, chung thủy, không bao giờ thay đổi. 
- Nhan đề “Ánh trăng” đã góp phần làm nổi bật nội dung, tư tưởng của bài thơ: Là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 
2 . Hoàn cảnh ra đời: 
 - Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978, khi cuộc chiến tranh vừa khép lại 3 năm; là lời tâm sự của một người lính bước ra từ cuộc chiến tranh với những băn khoăn, trăn trở về cuộc đời, con người, về lẽ sống. 
- Bài thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn VN năm 1984 và được đưa vào tập thơ cùng tên. 
3 . Giá trị tác phẩm: 
 a. Nghệ thuật : 
 - Thể thơ 5 chữ, kết hợp giữa biểu cảm với tự sự. 
 - Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên; hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng. 
 - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. 
 b. Nội dung: 
 - Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở, củng cố người đọc đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 
 4. Các ý cơ bản: 
 * Ý 1. Trăng gắn với kỉ niệm quá khứ (2 khổ thơ đầu): 
 - Kỉ niệm tuổi thơ: Sống gắn bó hòa mình cùng với thiên nhiên “với đồng, sông, bể” => không gian bao la, rộng lớn nhưng rất đỗi gần gũi, thân thuộc, bình dị, yên bình. 
 - Kỉ niệm thời chiến tranh: “vầng trăng – tri kỉ” là người bạn tâm giao, gắn bó, thấu hiểu, luôn song hành cùng người lính trên mọi nẻo đường hành quân 
=> Một tình cảm nguyên sơ, mộc mạc, giản dị “trần trụi”, “hồn nhiên như cây cỏ” không mưu toan, tính toán; an nhiên, tự tại, hòa hợp; gắn bó sâu nặng nghĩa tình. 
Ý 2. Vầng trăng trong hiện tại – thời bình (khổ 3) 
 - Không gian sống, điều kiện sống thay đổi “ từ hồi về thành phố” “ánh điện, cửa gương” => sự thay đổi trong tình cảm của con người “vầng trăng tri kỉ”, tình nghĩa” năm xưa giờ trở thành “ người dưng”, con người xem trăng như một kẻ xa lạ không hề quen biết=> Con người đã quay lưng lại với trăng hay chính đã lãng quên đi quá khứ, bởi trăng chính là biểu tượng của quá khứ. 
Ý 3. Tình huống gặp lại trăng (khổ 4) 
 - Tác giả đã khéo léo đưa vào một tình huống nhỏ, tạo bối cảnh cho vầng trăng xuất hiện “ đèn điện tắt” => là hình ảnh ẩn dụ cho những điều bất trắc xảy ra trong cuộc sống, đến một cách “thình lình” đột ngột, không hề báo trước. Trong tình huống ấy, con người bất ngờ gặp lại trăng, đối diện với quá khứ. 
* Ý 4. Cảm xúc của con người trong giây phút gặp lại trăng, đối diện quá khứ (Khổ 5) 
 - Cảm xúc “rưng rưng” nghẹn ngào, xúc động, không nói nên lời 
p ha lẫn trong đó còn có cả nỗi niềm ân hận, day dứt. Những hình ảnh 
 gần gũi, thân thuộc, từng gắn bó một thời bỗng hiên về rõ mồn một 
n hư một thước phim quay chậm. 
Ý 5. Suy ngẫm trước vầng trăng (khổ cuối) 
 - Trăng- quá khứ vẫn luôn “ tròn vành vạnh” tròn đầy viên mãn, vẹn nguyên không bao giờ thay đổi, đối lập với sự “ vô tình” của con người. Chính thái độ “ im phăng phắc” một sự im lặng đến mức tuyệt đối vừa nghiêm khắc nhưng cũng rất đỗi bao dung, độ lượng đủ cho con người “ giật mình” thức tỉnh lương tri, nhận ra sự bạc bẽo của bản thân. 
B. Luyện đề: 
Đề 1 : Trình bày cảm nhận của em về ba khổ thơ đầu bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy. 
 1. Tìm hiểu đề: 
 - Dạng đề: Nghị luận về một đoạn thơ 
 - Vấn đề cần NL: ND+NT của 3 khổ thơ đầu bài thơ “ánh trăng” 
 - Phạm vi dẫn chứng: 4 khổ thơ đầu bài thơ 
 + Có thể liên hệ một số câu thơ viết cùng đề tài 
2 . Dàn ý 
Mở bài: 
giới thiệu nhà thơ Ngyễn Duy và bài thơ “Ánh trăng” 
giới thiệu vị trí đoạn thơ, cảm nhận chung về giá trị đoạn thơ 
- Trích dẫn đoạn thơ (HD cách trích dẫn) 
Thân bài: 
 Ý 1. Khái quát (đề tài? Phong cách? H/c ra đời? Giá trị tác phẩm?) 
 Ý 2. Cảm nhận đoạn thơ: 
* Ý 1.2. Trăng gắn với kỉ niệm quá khứ (2 khổ thơ đầu): 
 - Kỉ niệm tuổi thơ: Sống gắn bó hòa mình cùng với thiên nhiên “với đồng, sông, bể” => không gian bao la, rộng lớn nhưng rất đỗi gần gũi, thân thuộc, bình dị, yên bình. 
 - Kỉ niệm thời chiến tranh: “vầng trăng – tri kỉ” là người bạn tâm giao, gắn bó, thấu hiểu, luôn song hành cùng người lính trên mọi nẻo đường hành quân 
=> Một tình cảm nguyên sơ, mộc mạc, giản dị “trần trụi”, 
 “hồn nhiên như cây cỏ” không mưu toan, tính toán; an nhiên, tự tại, hòa hợp; gắn bó sâu nặng nghĩa tình . 
Ý 2.2. Vầng trăng trong hiện tại – thời bình (khổ 3) 
 - Không gian sống, điều kiện sống thay đổi “ từ hồi về thành phố” “ánh điện, cửa gương” => sự thay đổi trong tình cảm của con người “vầng trăng tri kỉ”, tình nghĩa” năm xưa giờ trở thành “ người dưng”, con người xem trăng như một kẻ xa lạ không hề quen biết=> Con người đã quay lưng lại với trăng hay chính đã lãng quên đi quá khứ, bởi trăng chính là biểu tượng của quá khứ . 
Ý 3. Đánh giá, liên hệ mở rộng 
* Kết bài: 
 - Khẳng định giá trị đoạn thơ -> nâng cao giá trị bài thơ, những đóng góp của nhà thơ đối với nền văn học dân tộc. 
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về 3 khổ thơ cuối bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy. 
 (HD lập dàn ý) 
 Về nhà: Hoàn thành bài viết cho 2 đề đã ra, chụp lại và gửi. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_on_tap_bai_tho_anh_trang.pptx