Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án)

Câu 6 : Trong các câu thơ sau, câu nào có chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A. Ơi chiếc xe vận tải (Tố Hữu) B. Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh)

C. Em ơi, mía ngọt từng khi mặn (Tố Hữu) D. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!( Tố Hữu)

Câu 7: Biện pháp tu từ trong câu sau: “Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu

điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn” là:

A. ẩn dụ B. nhân hóa C. hoán dụ D. so sánh

Câu 8: Nếu viết thêm vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn hội thoại sau bằng một lời thoại có

hàm ý, em chọn phương án nào dưới đây?

Thầy giáo đang giảng bài, bỗng một học sinh bước vào:

Học sinh: Thưa thầy con xin vào lớp muộn ạ!

Thầy giáo: .

A. Lần sau đừng đi muộn vậy nhé! B. Con có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?

C. Ừ, con vào đi! D. Làm sao con đi muộn vậy?

pdf2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trang 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 NAM ĐỊNH 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II 
Năm học 2020 – 2021 
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 9 
(Thời gian làm bài: 120 phút) 
Đề khảo sát gồm 02 trang 
Họ và tên học sinh: 
Số báo danh:... 
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) 
 Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm. 
Câu 1: Thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn: “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, 
người họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” ( Nguyễn Thành Long) là: 
A. tình thái B. phụ chú C. cảm thán D. gọi - đáp 
Câu 2: Bộ phận gạch chân : “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.” ( Nguyễn 
Thành Long) thuộc thành phần nào của câu? 
A. Vị ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ D. Khởi ngữ 
Câu 3: Phép liên kết trong đoạn văn: “Một vòm lá, một vầng hoa và một chùm quả hiện ra 
trước mắt chúng ta. Cảm hứng của chúng ta chìm đắm trong thế giới diệp lục của lá, trong sắc 
màu của hoa và trong hương vị của quả” (Nguyễn Quang Thiều) là: 
A. phép nối B. phép thế C. phép lặp D. phép đồng nghĩa 
Câu 4: Câu văn : “ Bạn ấy là người học giỏi nhất môn Ngữ văn” có thể viết như thế nào để 
thành câu có chứa khởi ngữ? 
A. Người học giỏi nhất môn Ngữ văn là bạn ấy. 
B. Học giỏi nhất môn Ngữ văn là bạn ấy. 
C. Về môn Ngữ văn thì bạn ấy là người giỏi nhất. 
D. Chính bạn ấy là người học giỏi nhất môn Ngữ văn. 
Câu 5: Từ in đậm trong câu thơ: “ Đấy vàng đây cũng đồng đen/ Đấy hoa thiên lí đây sen Tây 
Hồ” (Ca dao) thuộc từ loại gì? 
 A. Trợ từ B. Đại từ C. Lượng từ D. Phó từ 
Câu 6 : Trong các câu thơ sau, câu nào có chứa thành phần biệt lập cảm thán? 
A. Ơi chiếc xe vận tải (Tố Hữu) B. Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh) 
C. Em ơi, mía ngọt từng khi mặn (Tố Hữu) D. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!( Tố Hữu) 
Câu 7: Biện pháp tu từ trong câu sau: “Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu 
điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn” là: 
A. ẩn dụ B. nhân hóa C. hoán dụ D. so sánh 
Câu 8: Nếu viết thêm vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn hội thoại sau bằng một lời thoại có 
hàm ý, em chọn phương án nào dưới đây? 
Thầy giáo đang giảng bài, bỗng một học sinh bước vào: 
Học sinh: Thưa thầy con xin vào lớp muộn ạ! 
Thầy giáo: .... 
 A. Lần sau đừng đi muộn vậy nhé! B. Con có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? 
 C. Ừ, con vào đi! D. Làm sao con đi muộn vậy? 
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2.5 điểm) 
 Đọc văn bản: 
 “ Em thân mến! () cuộc sống có rất nhiều tín hiệu tốt đẹp. Nhưng cũng còn không ít 
những điều không bình thường, không lương thiện. Đó mới chính là hiện thực muôn màu muôn 
vẻ của cuộc sống mà em không thể không biết. Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những 
giá trị lương thiện ngày càng nhiều. Biết để sống vì lí tưởng của những điều tốt đẹp mà bao thế 
Trang 2/2 
hệ đã dày công vun đắp. Tuổi của em đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói 
chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi em từ giã ngôi nhà ấm cúng nhất, ấm đến 37 độ của 
lòng mẹ. Và tiếp đó mái ấm gia đình đã nối em với học đường, rồi nối em với xã hội. Có nghĩa 
là khi ta lớn, ta không thể không đối mặt với cuộc đời dài rộng, với nắng, với gió, cũng để rồi 
từ đó ta rèn luyện bản lĩnh để ta nên người”. 
(Theo Gửi em, mây trắng, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, tr 198-199, năm 2016) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1: (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn. 
Câu 2: (1,25 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc trong đoạn sau: 
 “Biết để chọn lối đi, biết để phấn đấu cho những giá trị lương thiện ngày càng nhiều. 
Biết để sống vì lí tưởng của những điều tốt đẹp mà bao thế hệ đã dày công vun đắp.” 
Câu 3: (0,75 điểm) Từ đoạn trích trên, hãy nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lí giải vì sao? 
Phần III: Tập làm văn (5,5 điểm) 
Câu 1: (1,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu nêu lên 
vai trò của bản lĩnh con người trước cuộc đời nhiều khó khăn, thử thách. 
Câu 2: (4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Ngươi đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục 
Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con.” 
( Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2016) 
Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với quê 
hương, đất nước. 
 ..........HẾT.......... 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.pdf
  • pdfHDC_VĂN 9.pdf
Bài giảng liên quan