Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 2 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".

Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 2 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NỘI DUNG BÀI TẬP NGỮ VĂN LỚP 9 ( Đợt II)
Bài 1: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào?
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.
Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả lẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa
Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, lại them tư dung tốt đẹp.
 Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
 Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
 ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ
Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.
Từ “tròn” trong câu “ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn”được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Bài 3 .Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:
 “Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011)
Bài 4. Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng:
“Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
– Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:
– Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra”
–  Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
– Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196)
Bài 5. Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống?
Bài 6. Em hãy đọc đoạn văn sau:
  Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém
Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? 
b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? 
c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. 
Bài 7
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
a. Đoạn thơ trên nằm ở vị trí nào trong bài thơ. Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.
c. Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 – 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.
Bài 8
a. Hãy kể năm phương chân hội thoại đã học.
b. Khi tham gia hội thoại dùng cách nói như: Nói khí không phải; xin bỏ quá cho; xin lỗi, thành thực mà nói là; có thể mất lòng, cũng xin nói thực là
Người ấy muốn tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Bài 9
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ  được sử dụng trong hai câu:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
 (Nguyễn Trọng Tạo)
Bài 10: Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” (Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011).
 Em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (có dài từ 8 đến 10 câu) nêu ngắn gọn “sự chuẩn bị hành trang” của bản thân em để hướng tới tương lai.
Bài 11: Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về câu nói của nhà giáo dục A. Xukhômlinxki: “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”.
Bài 12
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".
Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?
Bài 13: Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi.
          Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc 
                                                       (Nguồn  ngày 9-5-2014)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?  
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Bài 14: Suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Gợi ý: 
+ Giới thiệu VĐ NL
– Phận làm con cái phải luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu.
– Vậy lòng hiếu thảo có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
+ Giải thích: 
– Lòng hiếu thảo là gì? => Đó là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Là truyền thống đạo đức cao đẹp của con người.
+ Tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo?
 - Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
 - Là việc mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này,
 - Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
 - Dẫn chứng: Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ, kính trọng. Phải biết chăm sóc, đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu. Các câu ca dao nói về cha mẹ:
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
– Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
+ Bàn bạc, mở rộng vấn đề
 – Phê phán, lên án những đứa con bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa. Chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào “viện dưỡng lão” bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiền ít ỏi mà nhẫn tâm xuống tay giết hại chính cha mẹ mình.
– Dẫn chứng: Những bài báo đăng tin những đứa con bất hiếu, giết hại cha mẹ mình. Hoặc có những hành động: đánh đập, giam nhốt,chính cha mẹ ruột của mình chi vì cha mẹ mình đã quá già yếu.
+ Hành động
– Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
– Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính cha mẹ của mình: phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu
– Phấn đấu học tập thật tốt, đem lại niềm vui cho cha mẹ mình cũng chính là hành động thể hiện sự hiếu thảo của mình đối với họ.
Bài 15: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
 ( Trích Bếp lửa của Bằng Việt)
Bài 16: Em hãy viết về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
 Mặt trời đội biển nhô màu mới,
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 ( Trích Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận)

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_9_dot_2_co_dap_an.docx
Bài giảng liên quan