Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập bài thơ Đồng Chí
. Các ý cơ bản:
* Ý 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu thơ đầu):
- Chung cảnh ngộ, g/c: Là những người nông dân mặc áo lính bước chân ra đi từ những vùng quê nghèo khó, lam lũ “ nước mặn đồng chua” “đất cày lên sỏi đá”.
- Chung mục đích: Cuộc k/c đã gắn kết những con người “xa lạ” đến từ mọi miền quê của đất nước trở nên gần gũi, thân quen khi cùng tập hợp trong một chiến hào đánh giặc, chiến đấu vì một mục đích cao cả.
- Chung nhiệm vụ, chung lí tưởng: Luôn kề vai sát cánh bên nhau, vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn.
“tri kỉ”=> “Đồng chí” : một sự phát hiện mới mẻ, là linh hồn của cả bài thơ.
* Ý 2: Biểu hiện của tình đồng chí (10 câu thơ tiếp):
- Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau : Mang trong mĩnh nỗi nhớ gia đình, quê hương đến cồn cào, da diết nhưng họ đã cố nén tình cảm riêng tư, quyết tâm ra đi vì ngĩa lớn. Nỗi lòng ấy họ đã cùng đồng cảm, sẻ chia.
- Chia sẻ những gian khổ, thiếu thốn trong cuộc đời người lính: Ngòi bút miêu tả đến chân thực, cụ thể những gian khổ, thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng, thế nhưng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả đã giúp người lính vượt qua tất cả.
Ý 3: Biểu tượng giàu chất thơ về người lính ( 3 câu thơ cuối)
B. Luyện đề:
1. Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau (10 câu thơ đầu) trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
ÔN TẬP BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” CỦA CHÍNH HỮU Kiến thức cần nhớ: I. Tác giả: - Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông thường viết về đề tài người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén; ngôn ngữ, hình ảnh hàm súc, cô đọng. Có thể nói rằng sắc xanh áo lính đã theo suốt đời thơ CH “CH là một nhà thơ quân đội thực thụ” ( Vũ Quần Phương) II.Tác phẩm 1. Ý nghĩa nhan đề: - “Đồng chí” là một nhan đề hàm súc, cô đọng; gợi mở chủ đề tp. - “ Đồng chí” là một từ Hán Việt ( đồng: cùng, chí: chí hướng) chỉ những người cùng chung chí hướng, chung lí tưởng. Tình đồng chí dựa trên những cơ sở chung: chung cảnh ngộ, giai cấp, nhiệm vụ, chí hướng nên càng trở nên sâu sắc và bền vững. - Nhan đề “Đồng chí” góp phần làm nổi bật nội dung, chủ đề của bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của những người lính thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp. 2 . Hoàn cảnh ra đời: - Bài thơ “ Đồng chí” được viết vào năm 1947, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia vào chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, đánh bại cuộc tổng tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp lên chiến khu Việt Bắc. In trong tập thơ “ Đầu súng trăng treo” 3 . Giá trị bài thơ: a. Nghệ thuật : - Thể thơ tự do - Ngôn từ, hình ảnh bình dị, hàm súc,cô đọng - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. b . Nội dung : Bài thơ tập trung ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của những người lính thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp. 4. Các ý cơ bản: * Ý 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu thơ đầu): - Chung cảnh ngộ, g/c: Là những người nông dân mặc áo lính bước chân ra đi từ những vùng quê nghèo khó, lam lũ “ nước mặn đồng chua” “đất cày lên sỏi đá”. - Chung mục đích: Cuộc k/c đã gắn kết những con người “xa lạ” đến từ mọi miền quê của đất nước trở nên gần gũi, thân quen khi cùng tập hợp trong một chiến hào đánh giặc, chiến đấu vì một mục đích cao cả. - Chung nhiệm vụ, chung lí tưởng: Luôn kề vai sát cánh bên nhau, vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn. “tri kỉ”=> “Đồng chí” : một sự phát hiện mới mẻ, là linh hồn của cả bài thơ. * Ý 2: Biểu hiện của tình đồng chí (10 câu thơ tiếp): - Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau : Mang trong mĩnh nỗi nhớ gia đình, quê hương đến cồn cào, da diết nhưng họ đã cố nén tình cảm riêng tư, quyết tâm ra đi vì ngĩa lớn. Nỗi lòng ấy họ đã cùng đồng cảm, sẻ chia. - Chia sẻ những gian khổ, thiếu thốn trong cuộc đời người lính: Ngòi bút miêu tả đến chân thực, cụ thể những gian khổ, thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng, thế nhưng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả đã giúp người lính vượt qua tất cả. Ý 3: Biểu tượng giàu chất thơ về người lính ( 3 câu thơ cuối) B. Luyện đề: 1. Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau (10 câu thơ đầu) trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu a. Tìm hiểu đề: - Dạng đề: Nghị luận về một đoạn thơ. - Vấn đề cần NL: ND + NT của 10 câu thơ đầu bài thơ “ Đồng chí” - Phạm vi dẫn chứng: + 10 câu thơ đầu bài thơ “ Đồng chí” + Liên hệ thêm một số câu thơ viêt cùng đề tài. b. Dàn ý: * Mở bài: - giới thiệu nhà thơ CH và bài thơ “ Đồng chí” - giới thiệu vị trí đoạn thơ trong bài thơ. - Cảm nhận chung về giá trị của đoạn thơ. * Thân bài: Ý 1: Khái quát ( Bài thơ viết về đề tài gì? Thể hiện p/c tác giả . Ra đời trong hoàn cảnh nào? Giá trị bài thơ) Ý 2: Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu thơ đầu) (bám ý cơ bản để triển khai) Ý 3: Biểu hiện của tình đồng chí ( 3 câu thơ tiếp) (bám ý cơ bản để triển khai ) Ý 4: Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. * Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn thơ. 2. Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau (10 câu thơ cuối) trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu - Hướng dẫn HS về nhà làm Về nhà : Hoàn thành bài viết cho 2 đề trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_on_tap_bai_tho_dong_chi.pptx