Bài giảng Sinh học 6 - Tiết 9, Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- Tế bào phân chia như thế nào?
- Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
- Các cơ quan thực vật như rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào?
1 3 4 5 2 Không bào Nhân Chất tế bào Màng sinh chất Vách tế bào - Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Chức năng của các thành phần đó. KIỂM TRA BÀI CŨ * Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu sau: - Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),… Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. - Nhân: Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Ngoài ra tế bào còn có không bào: Chứa dịch tế bào. 1. Sự lớn lên của tế bào: - Quan sát hình, kết hợp với đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau: - Tế bào lớn lên như thế nào? - Tế bào non có kích thước nhỏ, tế bào trưởng thành có kích thước lớn. Tế bào non: Không bào nhỏ; tế bào trưởng thành không bào lớn. Sự lớn lên của vách tế bào, màng sinh chất và chất tế bào. 1. Sự lớn lên của tế bào: - Quan sát hình, kết hợp với đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau: - Nhờ đâu tế bào lớn lên được? - Nhờ quá trình trao đổi chất mà tế bào lớn dần lên. 1. Sự lớn lên của tế bào: - Quan sát hình, kết hợp với đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau: - Như vậy sự lớn lên của tế bào thể hiện như thế nào? - Tế bào non mới hình thành có kích thước nhỏ, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành. 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào (ở mô phân sinh ngọn) theo sơ đồ sau: Tế bào non Tế bào trưởng thành Tế bào non mới… Sinh trưởng Phân chia - Qua sơ đồ trên hãy cho biết tế bào nào có khả năng phân chia? - Tế bào có khả năng phân chia là tế bào trưởng thành. 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với thông tin SGK trả lời các câu hỏi: - Tế bào phân chia như thế nào? - Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? - Các cơ quan thực vật như rễ, thân, lá…lớn lên bằng cách nào? 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Tế bào phân chia như thế nào? 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: Mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào Sự lớn lên của TB Sự phân chia của TB 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với thông tin SGK trả lời các câu hỏi: - Quá trình tế bào phân chia như thế nào? * Quá trình phân chia diễn ra như sau: - Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau. - Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào non mới. 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với thông tin SGK trả lời các câu hỏi: - Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? * Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới cho cơ thể thực vật. 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Các cơ quan thực vật như: rễ, thân, lá…lớn lên bằng cách nào? - Các cơ quan thực vật như rễ, thân, lá lớn lên là nhờ sự phân chia và lớn lên của tế bào. 1. Sự lớn lên của tế bào: 2. Sự phân chia tế bào: - Như vậy từ 1 tế bào mẹ, sau 1 lần phân chia sẽ cho ra mấy tế bào con? - Từ 1 tế bào mẹ, sau 1 lần phân chia sẽ cho ra 2 tế bào con - Tế bào đó đã trải qua 6 lần phân chia. - Một tế bào ở mô phân sinh phân chia liên tiếp tạo ra 64 tế bào con. Vậy số lần phân chia mà tế bào đã trải qua là bao nhiêu? - Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? - Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển. 1. Trình tự nào sau đây đúng khi mô tả sự phân chia của tế bào. 2. Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? 3. Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với cây? 4. Một tế bào ở mô phân sinh, phân chia liên tiếp 5 lần, số tế bào con tạo thành là bao nhiêu? a. 8 tế bào. b. 16 tế bào. c. 32 tế bào. d. 64 tế bào. - Học bài theo câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 9 “Các loại rễ, các miền của rễ” + Xem bài mới + Chuẩn bị mẫu vật: Rễ cây lúa, rễ cây cỏ, rễ cây dừa cạn, rễ cây đu đủ nhỏ, rễ cây hành… HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
File đính kèm:
- Su lon len va phan chia te bao.ppt