Bài giảng Sinh học - Sinh lý tiêu hóa
NỘI DUNG
I. Vai trò của thức ăn và ý nghĩa của sự tiêu hoá.
II. Cấu tạo cơ quan tiêu hoá.
III. Sự tiêu hoá thức ăn.
IV.Sự hấp thu thức ăn.
V. Đặc điểm tiêu hoá ở trẻ em
SINH LÝ TIÊU HÓA(Anatomy and Physiology of Digestive System)Dr Võ Văn ToànQuynhon University NỘI DUNG I. Vai trò của thức ăn và ý nghĩa của sự tiêu hoá.II. Cấu tạo cơ quan tiêu hoá.III. Sự tiêu hoá thức ăn.IV.Sự hấp thu thức ăn.V. Đặc điểm tiêu hoá ở trẻ emI. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ TIÊU HOÁ Thức ăn là nguyên liệu cung cấp những chất cần thiết để xây dựng cơ thể, đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sinh lý của cơ thể. Hệ tiêu hoá thực hiện các quá trình lý hoá để biến thức ăn từ các dạng phức tạp thành các dạng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ.1.Khoang miệng Khoang miệng là bộ phận lấy thức ăn và nghiền nhỏ thức ăn.+Răng: ở người lớn có 32 răng chia làm 3 loại 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước và 12 răng hàm.Công thức răng II/ Cấu tạo cơ quan tiêu hoá Thành phần cấu tạo răng gồm : - Lớp men rất chắc bao bọc bên ngoài để bảo vệ răng. - Lớp thân răng rất cứng. -Tuỷ răng chứa mạch máu, các đầu mút thần kinh. Ở trẻ em răng mọc lúc 5 - 6 tháng tuổi. Đến 2 tuổi trẻ đủ 20 răng sữa. Răng sữa có cấu tạo kém bền dễ bị sứt mẻ, sún, sâu. Đến 5-6 tuổi răng sữa bắt đầu được thay bằng răng mới, bền vững hơn. Tới 15-17 tuổi, sự thay răng kết thúc lúc này có 32 chiếc. +Lưỡi là một cơ quan hình trái xoan bằng cơ rất linh động, được bao ngoài bằng lớp màng nhầy, bên trong có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Lưỡi có nhiệm vụ chuyển thức ăn trong khi nhai, là cơ quan vị giác và góp phần vào việc phát âm. 2.Hầu và thực quản Hầu dài khoảng 12 cm và thực quản dài 25 cm có nhiệm vụ dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thực quản bình thường là một ống cơ rất chặt nên thức ăn từ dạ dày không bị đẩy lên thực quản. Thực quản chỉ mở ra khi nuốt cho thức ăn đi qua. 3. Dạ dày Có dung tích 1200 cm3 được cấu tạo bởi 3 lớp cơ chắc (cơ dọc, cơ vòng, cơ xiên). Các tuyến ở niêm mạc dạ dày tiết ra axit HCl và dịch vị chứa các men tiêu hoá. PH của dạ dày = 2. 4. Ruột non Dài 5 - 6 m, được cấu tạo bởi 4 lớp bền chắc (lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc). Niêm mạc của ruột non gấp nếp và có nhiều nhung mao (lông ruột). Mỗi nhung mao có chứa hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Thành của nhung mao rất mỏng tạo điều kiện cho sự hấp thu thức ăn. +Trong niêm mạc ruột non có nhiều tuyến nhỏ tiết dịch chứa men tiêu hoá thức ăn. +Tá tràng là đoạn đầu của ruột non dài 25 - 30 cm, thông với dạ dày ở môn vị. Những dịch do tuyến tuỵ và gan tiết ra theo ống riêng đổ vào tá tràng, ngoài ra còn có dịch ruột. 5. Ruột già Dài 1,3-1,5 m chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, có tác dụng phân huỷ các chất bả của thức ăn để tạo thành phân tống ra ngoài qua hậu môn.6. Các tuyến tiêu hoá -Tuyến nước bọt có 3 đôi: Dưới lưỡi, dưới hàm và mang tai. Trong nước bọt có chất muxin làm trơn thức ăn và có men tiêu hoá thức ăn.-Tuyến tuỵ: Tiết dịch tiêu hoá đổ vào tá tràng. Trong dịch tuỵ rất giàu men tiêu hoá -Tuyến gan tiết mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá và hấp thu thức ăn.III. SỰ TIÊU HOÁ THỨC ĂN1. Khoang miệng : Tiêu hoá cơ học : cắn, xé, nghiền nhỏ. Tiêu hoá hoá học Nước bọt Tinh bột disacarit Disacarit monosacarit.2. Dạ dày : Nhờ sự co bóp của dạ dày thức ăn được nhào trộn.Dịch vị Protid Polypeptit Cazeinogen Cazein. (Protid sữa)3.Ruột non : Hệ men phong phú do dịch tuỵ và dịch ruột tiết ra, tiêu hoá mọi loại thức ăn thành dạng đơn giản nhất.Protid Polypeptit axit aminTinh bột Cazein GlucozaLactoza Glucoza Sacaroza Glyxerin + axit béo.Muối mật có tác dụng tăng nhũ tương hoá lipit và làm tăng tác dụng của men tiêu hoá lipit.IV.SỰ HẤP THU THỨC ĂNSự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia của nhung mao (lông ruột).Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Thức ăn thấm qua thành nhung mao vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Các chất hoà tan trong nước như axit amin, glucoza, muối và nước được khuếch tán vào mạch máu, còn các chất hoà tan trong lipit như glyxerin và axit béo thì thấm vào mạch bạch huyết. Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở máu thì quá trình hấp thụ xảy ra theo cơ chế tích cực, có sự tham gia của các chất vận chuyển để vào máu. Các chất vận chuyển thường là những loại protit khác nhau. Hệ mao mạch ở ruột chứa các sản phẩm tiêu hoá theo tĩnh mạch gánh gan rồi từ gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, theo máu đi nuôi cơ thể. Gan có vai trò điều hoà hàm lượng một số chất và có thể cản tác dụng của một số chất độc hại theo thức ăn vào cơ thể.Tĩnh mạch cửa ganV. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở TRẺ EMCơ quan tiêu hoá bắt đầu làm việc trước khi đứa trẻ ra đời. Trước khi sinh một vài tháng đứa trẻ đã nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối gây ra sự tiêu hoá chủ yếu đối với một số chất đạm có trong nước ối, tuy nhiên chức năng tiêu hoá biểu hiện rất yếu vì không có các kích thích thúc đẩy bài tiết.Trẻ trước 3 tháng tiết nước bọt rất ít, tuyến nước bọt phát triển mạnh ở tháng thứ 4, chính vì vậy không nên cho trẻ em ăn bột trước 3 tháng.Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, dung tích rất bé, chỉ 30cm3. Tốc độ lớn của dạ dày rất nhanh. Ngày thứ 5, 6 đạt 40- 50cm3, ngày thứ 15 đạt tới 90 cm3.Ruột non trẻ sơ sinh bằng ½ chiều dài ruột non người lớn. Màng treo ruột lỏng lẻo, nên trẻ dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột.V.ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở TRẺ EM (tt): -Khoang miệng trẻ em dưới 1 tuổi nhỏ, hẹp. Lớp niêm mạc mịn, mỏng. Có nhiều mạch máu dễ xây xát. -Trẻ từ 5-6 tháng răng bắt đầu mọc cho đến khi được 2 năm thì sẽ mọc đủ 20 răng sữa. -Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể cùng với các chế độ dinh dưỡng sẽ chi phối, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sớm hay muộn của trẻ.-Sự trao đổi chất cũng là 1 trong những yếu tố của sự mọc răng và cấu tạo của răng.-Từ 5-6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng.--Ruột non của trẻ em dài 3m bằng một nửa ruột người lớn.-Niêm mạc ruột chưa bền nên trẻ dễ bị viêm ruột. Màng treo ruột dài nên trẻ dễ bị xoắn ruột hay lồng ruột . -2-3 tháng đầu, trẻ nước bọt ít nên việc tiêu hóa các thức ăn bột và thô rất khó khăn nhưng sau đó cùng với sự phát triển của cơ thể thì tuyến nước bọt ngày càng nhiều hơn và việc tiêu hóa thức ăn được dễ hơn. -Ở trẻ cơ thực quản, cơ dạ dày yếu, mỏng nên trẻ sẽ dễ bị nghẹn, hay nôn ra khi ăn quá nhiều. + Ở trẻ thì sự tiêu hóa thức ăn tùy loại như sữa mẹ tiêu hóa 2-3 giờ, còn các sữa khác thì từ 3-4 giờ vì trong dạ của trẻ lúc này rất ít men pepxin, độ axit thấp. +Tuyến tụy của trẻ có đủ các men tiêu hóa protit, gluxit, lipit. Các hoạt tính men tăng theo tuổi và đến khi trẻ được 2 tuổi sẽ giống với người lớn. +Ở trẻ mới được sinh ra phản xạ đại tiện chủ yếu là phản xạ không điều kiện,sau đó dần dần hình thành phản xạ có điều kiện. VI. Một số bệnh về hệ tiêu hoá: *Viêm ruột thừa: là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, phần lớn viêm ruột thừa cần được mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do viêm phúc mạc và sốc do ruột thừa viêm bị vỡ.Ruột thừa Bệnh viêm loét dạ dày: Khi chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ “ăn mòn“ dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng. Gần đây một loại vi khuẩn tên là Helicobacter pylori cũng dã được xác nhận là một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày -tá tràng.Vi khuẩn Helicobacter pyloriGiải Nobel Sinh lý học năm 2005 cho phát hiện ra nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày là do vi khuẩn này Chảy máu đường tiêu hóa là bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc mạn tính, ẩn dưới dạng thiếu máu nhược sắc kéo dài.Xơ gan: là tình trạng các tế bào gan bình thường bị tổn thương và thay thế bởi mô xơ.Viêm túi thừa: lớp trong của ruột già phình ra khỏi lớp cơ ở thành, và khi chỗ phình bị viêm dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.Các biện pháp phòng và chữa bệnh tiêu hoá1.Ăn uống hợp vệ sinh , đúng giờ , khoa học2.Rửa tay trước khi ăn3.Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm : rửa sạch , nấu chín , che đậy cẩn thận 4.Vệ sinh răng miệng đúng cách5.Ăn chậm , nhai kĩ 6.Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng 7.Khi chữa bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
File đính kèm:
- SINH_LY_TIEU_HOA.ppt