Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2016-2017 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương

Câu 5 .

1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.

2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.

3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Năm học 2016-2017 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm).
1. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản nào?
2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
1. Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN. 
2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen. 
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
 b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
Câu 6 (1,0 điểm).
1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?
2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 7 (1,5 điểm).
1. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.
	2. Khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa của khống chế sinh học. Lấy một số ví dụ về hiện tượng này trong thực tiễn sản xuất.
............................................ Hết ............................................
Họ và tên thí sinh: ............................................................. Số báo danh: ...............................................
Chữ kí giám thị 1............................................. Chữ kí giám thị 2: .........................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_sinh_hoc_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_tra.doc
Bài giảng liên quan