Bài giảng Tập huấn về một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng/nội dung chính của chủ đề.
2.2. Từ ý tưởng hay hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ hay hình ảnh cấp 1.
2.3. Từ các cụm từ hay hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2, cấp 3,
2.4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một nhánh.
2.5. Tạo ra một kiểu sơ đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, )
2.6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
2.7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
TẬP HUẤN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC Sơ đồ tư duy 1. Sơ đồ tư duy là gì ? 2. Cách vẽ sơ đồ tư duy 3. Một số lưu ý 4. Thực hành Tổ chức “động não”: Sơ đồ tư duy là gì ? 1. Sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “Sắp xếp” ý nghĩ. Ví dụ: Ví dụ: 2. Cách lập sơ đồ tư duy 2.1. Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng/nội dung chính của chủ đề. 2.2. Từ ý tưởng hay hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ hay hình ảnh cấp 1. 2.3. Từ các cụm từ hay hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2, cấp 3,… 2.4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một nhánh. 2.5. Tạo ra một kiểu sơ đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…) 2.6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều 2.7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm Thảo luận Theo anh/chị GV cần lưu ý những gì khi tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy ? 3. Một số lưu ý 3.1. Trước khi có được các ý tưởng để vẽ được sơ đồ tư duy theo nhóm, GV cần dạy HS cách động não để tìm ra ý tưởng. Tìm ý tưởng để lập sơ đồ tư duy 1. Để các ý tưởng phát triển tự do 2. Tôn trọng ý kiến của người khác (Không phê phán) 3. Kết hợp các ý tưởng 4. Đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng 5. Cử một thành viên ghi lại tất cả các ý tưởng 6. Khi không có thêm ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tư duy Tìm ý tưởng như thế nào? 3.2. Khi lập sơ đồ tư duy cần lưu ý: Các nhánh chính cần được tô đậm, các nhánh cấp 2, cấp 3,… mảnh dần. Từ cụm từ/hình ảnh trung tâm toả đi các nhánh nên sử dụng các màu sắc khác nhau. Màu sắc của các nhánh chính được duy trì tới các nhánh phụ. 4. Thực hành : Thiết kế hoạt động tổ chức dạy học sinh lập sơ đồ tư duy theo môn học Tổ chức phân tích trước lớp và các nhóm nhận xét bổ sung
File đính kèm:
- So do tu duy.ppt