Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Vẽ trang trí - Chép họa tiết trang trí dân tộc (tiếp)

(tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết và mùa xuân.

2. Kỹ năng:

- vẽ được một bức tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân.

 

doc65 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Vẽ trang trí - Chép họa tiết trang trí dân tộc (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
u và hứng thú tìm hiểu về màu sắc.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- ảnh màu, cỏ, cây, hoa, lá, chim thú, phong cảnh.
- Hình trang trí ở sách báo, nhà ở, y phục, gốm, mây tre và trang trí dân tộc.
- Một vài đồ vật có trang trí như: lọ, khăn, mũ, túi, thổ cẩm, đĩa hoa.
- Một số màu để vẽ như: bút dạ, sáp màu, màu nước, màu bột
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh màu.
- Màu vẽ, giấy thủ công, hồ dán, kéo, thước, bút chì, giấy để xé dán.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HS quan sát, nhận xét nhận xét màu sắc trong các hình thức trang trí.
- GV cho HS xem một số đồ vật được trang trí. đề nghị HS quan sát và trả lời câu hỏi.
(H): Những đồ vật trên được trang trí theo hình thức gì? có màu sắc ntn?
- Gợi ý HS tả vẻ đẹp của trường học được trang trí trong những ngày lễ lớn
- Cho HS xem hình ảnh các hình thức trang trí trên màn chiếu để nhận thấy sự phong phú của màu sắc trên các sản phẩm, đồ vật cụ thể, trong tổng thể trang trí, không gian rộng như trang trí nội thất, hội trường, sân khấu,
(H): Những sản phẩm trên hấp dẫn ta vì những yếu tố nào?.
(H): Với các hình thức trang trí khác nhau, màu sắc sử dụng giống hay khác nhau?.
- Quan sát.
- Trả lời
+ Trang trí đồ sứ, trang trí sách báo 
- Trả lời theo thực tế: trang trí trang phục, trang trí cổ động, đẹp hơn bởi cờ hoa, khẩu hiệu, màu sắc rực rỡ.
+ Đẹp hơn bởi hoa văn cách sắp xếp và màu sắc 
+ Màu trong trang trí nội thất: sáng sủa, đơn giản, tạo cảm giác thoải mái cho người ở
+ Màu trong trang trí gốm sứ đơn giản trang nhã tạo cảm giác sạch sẽ
I. Màu sắc trong các hình thức trang trí.
- Màu sắc trong trang trí kiến trúc.
- Màu sắc trong trang trí bìa sách.
- Màu sắc trong trang trí gốm sứ.
- Màu sắc trên trang phục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các sử dụng màu sắc trong bài trang trí.
- Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, tranh cổ động, trang trí khăn trải bàn.
(H): Cách sử dụng trong các bài trang trí?.
- Màu sắc tùy vào nội dung trang trí mà sử dụng cho phù hợp nhưng đều cần kết hợp hài hòa giữa màu nóng lạnh, dậm nhạt rõ trọng tâm.
- Mời HS lên bảng chọn màu họa tiết đặt lên trên nền cho phù hợp.
(H): Bài nào đẹp và chưa đẹp? Vì sao?.
+ Màu trong tranh cổ động nổi bật, nhiều màu tương phản. màu trang trí ở đĩa nhẹ nhàng đơn giản.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+Bài chưa đẹp vì màu nhạt, không nổi rõ mảng chính. Màu,
+Bài đẹp vì
- Quan sát và trả lời theo thực tế.
II. Cách sử dụng màu trong trang trí.
- Dùng màu nóng hoặc màu lạnh.
- Dùng màu giữa nóng và lạnh.
- Dùng màu tương phản.
- Dùng màu bổ túc.
- Dùng màu trầm.
Hoạt động 3: HS làm bài tập.
Photo 2 bài trang trí giống nhau, phát bài tập cho HS.
- Yêu cầu tô màu bài trang trí theo hai cách khác nhau.
Có thể chọn một màu nền đậm và ngược lại.
+ Yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn đại diện lên vẽ thi, đồng thời cả lớp làm bài thực hành.
+ GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình làm bài.
- HS thực hiện.
- Cử đại diện của tổ để dự thi.
- Lựa chọn gam màu và làm bài thực hành.
III. Câu hỏi và bài tập.
 Tô màu bài trang trí theo hai cách khác nhau.
3. Củng cố:
- GV củng cố lại kiến thức theo nội dung bài.
- Chọn một số bài của HS được vẽ màu tốt và chưa tốt cùng đánh giá cho điểm bài thực hành theo các tiêu chí của bài học.
+ Nhận xét bài bạn về:
- Màu nền.
- Màu họa tiết.
- Cách chọn màu cho hình trang trí.
+ Nêu ý kiến cá nhân để hoàn thiện tiếp các bài vẽ.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 13:
 BÀI 13: VẼ TRANH - ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI 
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu cách khai thác nội dung đề tài Bộ đội trong bố cục tranh.
- Nhận thấy được sự đa dạng, phong phú trong chiến đấu, sinh hoạt, học tập và tình cảm quân dân cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ
- Biết phương pháp tiến hành phác thảo bố cục.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sắp xếp hình mảng hợp lí trong bài vẽ tranh.
- Biết cách lựa chọn hình ảnh chính, phụ.
- Thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng đối với các anh, chị bộ đội.
3. Thái độ.
- HS thêm yêu mến các hoạt động xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số tranh đề tài bộ đội.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh.
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh đề tài.
- Giấy vẽ bút chì, tẩy, màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu nội dung bài học.
- Cho HS xem một số tranh ảnh khác nhau về các hoạt động, sinh hoạt của bộ đội; Chia nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
(H): Các bức tranh ảnh có đẹp không? Các anh chị bộ đội dang làm gì?
(H): Tại sao lại gọi là bộ đội cụ Hồ?
- GV tóm tắt và kết luận, nhắc HS suy nghĩ lựa chọn đề tài
- HS lăng nghe.
- Các nhóm xem tranh và thảo luận theo nội dung các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi; các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Các bức tranh ảnh nói về hoạt động của Bộ đội trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt, đã nêu được vẻ đẹp, sự dũng cảm và hăng say lao động: Nêu bật được tình cảm quân dân, tình cảm của nhân dân với Bộ đội cụ Hồ.
- Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập ra quân đội cách mạng, Bác dạy quân đội phải: Trung với nước, hiếu với dân; nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành; khó khăn nào cũng phải vượt qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng. hình ảnh anh bộ đội luôn gắn bó đồng cam cộng khổ với nhân dân. Điều đó phản ánh đạo đức, tình cảm cao đẹp của Bác Hồ.
- Suy nghĩ tìm tòi, chọn nội dung đề tài.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Bộ đội luyện tập trên thao trường, tuần tra, chiến đấu, giúp dân, vui chơi
- Hình ảnh anh bộ đội với những nét riêng biệt theo sắc phục của quân chủng, binh chủng và đặc điểm về quân trang.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ tranh.
- GV tổ chức trò chơi đố vui với các câu hỏi trắc nghiệm (đúng/sai) để kiểm tra và củng cố kiến thức HS.
(H): Nội dung trong cảnh này thuộc đề tài bộ đội dúng hay sai?
(H): Hãy sắp xếp đúng thứ tự các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài?
- GV bổ sung, củng cố lại kiến thức vẽ tranh đề tài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm nội dung đề tài riêng cho bản thân.
- HS tham gia hoạt động do GV đề nghị.
- Trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung ý kiến.
- HS ghi chép vào vở.
- Suy nghĩ tìm nội dung đề tài.
II. Cách vẽ tranh.
1. Củng cố kiến thức.
2. Các bước tiến hành.
- Bước 1: Tìm nội dung.
- Bước 2: Xác định bố cục.
- Bước 3: Vẽ hình chi tiết.
- Bước 4: Vẽ màu.
3. Củng cố: 
- Gv củng cố lại kiến thức theo nội dung bài.
- Tuyên dương những em tích cực trong học tập
4. Dặn dò: 
- Hoàn thành nốt bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 14:
 BÀI 14: VẼ TRANH - ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI 
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu cách khai thác nội dung đề tài Bộ đội trong bố cục tranh.
- Nhận thấy được sự đa dạng, phong phú trong chiến đấu, sinh hoạt, học tập và tình cảm quân dân cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hiểu được bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ
- Biết phương pháp tiến hành phác thảo bố cục.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sắp xếp hình mảng hợp lí trong bài vẽ tranh.
- Biết cách lựa chọn hình ảnh chính, phụ.
- Thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng đối với các anh, chị bộ đội.
3. Thái độ.
- HS thêm yêu mến các hoạt động xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số tranh đề tài bộ đội.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh.
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh đề tài.
- Giấy vẽ bút chì, tẩy, màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài bộ đội.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS làm bài theo gợi ý.
- GV theo dõi gợi ý các em làm bài.
- Nhắc nhở HS trong quá trình làm bài.
- Động viên, khuyến khích các em vẽ tranh.
- HS nghe,
- HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài bộ đội.
- HS nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS tiếp thu.
III. Thực hành.
Vẽ một bức tranh đề tài bộ đội trên khổ giấy A4.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài đạt và chưa đạt treo lên bảng hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Nội dung.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- HS quan sát nhận xét bài của bạn theo tiêu chí cô giáo đặt ra.
* Đánh giá kết quả học tập.
- theo tiêu chí
+ Nội dung: phù hợp với yêu cầu đề bài bộ đội như: Chân dung bộ đội, Bộ đội luyện tập trên thao trường, tuần tra, chiến đấu, giúp dân, vui chơi 
+ Bố cục: đẹp
+ Hình vẽ: hài hòa
+ Màu sắc: phù hợp với nội dung đề tài.
3. Củng cố: 
- Gv củng cố lại kiến thức theo nội dung bài.
- Tuyên dương những em tích cực trong học tập
4. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 15:
BÀI 14: KIỂM TRA 1 TIẾT
( Thời gian: 45 phút )
Đề bài: Vẽ Trang Trí Trang trí đường diềm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu các cách làm bài trang trí đường diềm.
- Trang trí đực đường diềm theo ý thích.
2. Kĩ năng
- Thể hiện được hình ảnh đẹp, bố cục bài vẽ cân đối, thuận mắt.
- Màu sắc hài hoà, trong sáng, có đậm có nhạt
3. Thái độ
- HS thêm yêu quý và biết cách làm đẹp các đồ vật xung quanh.
II. HÌNH THỨC LÀM BÀI
- Bài tập thực hành.
- Vẽ trên khổ giấy A4 hoặc A3, Kích thước khổ trang trí tự chọn.
III. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
 * Thang điểm: G
- HS trang trí được đường diềm theo ý muốn.
- Bài vẽ có hoạ tiết, hình mảng trang trí đẹp, màu sắc hài hoà có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm.
- HS phát huy được trí tượng tượng sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình qua bài vẽ.
 * thang điểm: K
- HS trang trí được đường diềm theo ý muốn.
- Bài vẽ có hoạ tiết hình mảng trang trí đẹp.
- Màu sắc còn đôi chỗ chua hợp lý, không thể hiện rõ trọng tâm bài vẽ.
- Bài vẽ chưa phát huy được trí tượng tượng sáng tạo
 * Thang điểm:Tb
- HS biết cách trang trí bề mặt hình vuông, hình chữ nhật.
- Bố cục, hoạ tiết trang trí còn rời rạc.
- Màu sắc chưa thống nhất, chưa thể hiện rõ trọng tâm.
* Thang điểm: Y, Kém
- Bài vẽ không đạt được những yêu cầu trên.
- Học sinh không có ý thức học tập.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 16:
BÀI 15: VẼ THEO MẪU
MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
(Tiết 1 - vẽ hình)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được cấu tạo của mẫu
- HS biết bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ
3. Thái độ:
- Hình thành ở HS cách nhìn, cách làm việc khoa học
II. CHUẨN BỊ: 	
1. Giáo viên: 
- ĐDDH MT 6
- Mẫu vẽ hình trụ và hình cầu
- Bài vẽ tham khảo 4 bố cục ở vị trí khác nhau
- Hình hướng dẫn các bước vẽ
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV đặt mẫu vừa tầm mắt để HS nhìn rõ.
- GV bày 2-3 mẫu để HS vẽ theo nhóm
- GV giới thiệu cách bố cục vẽ hình trụ và hình cầu ở các vị trí khác nhau.
- GV phác khung hình chung lên bảng.
- GV hướng dẫn HS. quan sát mẫu và đặt câu hỏi:
 (H): Độ đạm nhất của mẫu ở hình trụ hay hình cầu?
(H): Độ đậm ở hình trụ và hình cầu ở phía nào?.
- HS quan sát.
- HS giúp tập bày mẫu
HS quan sất nhận xét và có ý thức khi vẽ khung hình ở vị trí của mình.
- HS quan sát mẫu và trả lời theo thực tế.
I. Quan sát nhận xét
*Cần quan sát và nhận xét về:
- Cách bày mẫu.
- Khung hình chung của mẫu.
- Đậm nhạt của mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV nhắc HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu
- GV nhắc HS so sánh tỉ lệ để phác khung hình cho từng vật mẫu?
- GV nhắc HS vẽ phác nét theo tỉ lệ sau đó vẽ các nét chi tiết
- HS nhớ lại cách vẽ theo mẫu.
- HS nhắc lại.
II. Cách vẽ.
1. Quan sát nhận xét.
- Quan sát đặc điểm của cấu tạo hình dáng, màu sắc, đậm nhạt và vị trí đặt mẫu.
2. Vẽ phác khung hình.
3. Vẽ phác nét chính.
- Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa các bộ phận của mẫu.
- Vẽ phác các nét chính bằng các nét thẳng mờ.
4. Vẽ chi tiết hoàn thiện bài.
- Quan sát điều chỉnh tỉ lệ chung.
- Dựa vào nét vẽ chính, vẽ các chi tiết cho giống mẫu, to, nhỏ đan xen.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi gợi ý HS 
+ ước lượng tỉ lệ, khung hình chung
+ Cách phác nét, vẽ hình
=> Hoàn thiện bài vẽ
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
III. câu hỏi và bài tập
- Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. (vẽ hình)
3. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò:
- Quan sát độ đậm nhạt ở đồ vật có mặt cong (lọ, chai). ở quả dạng hình cầu
- Chuẩn bị cho bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 17:
Bài16: VẼ THEO MẪU
MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
(Tiết 2 - vẽ đậm nhạt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt các độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu. đậm, đậm vừa, nhạt và sáng
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ.
- Phân biệt các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của hình trụ và hình cầu.
3. Thái độ:
- HS vẽ được đậm nhạt gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- ĐDDH MT 6.
- Mẫu vẽ hình trụ và hình cầu.
- Bảng minh họa hướng dẫn vẽ đậm nhạt.
- Hình hướng dẫn các bước vẽ.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu.
- GV giới thiệu
+ ảnh thật chụp lọ và quả (1)
+ Hình vẽ đậm nhạt ở các hộp và quả (2)
+ Hình trụ và hình cầu (3)
(H): Quan sát 3 bức trên cho biết độ đậm nhạt của 3 hình này ntn?
=> GV củng cố, kết luận. Đậm nhạt không nên vẽ như ảnh
- Quan sát ảnh.
- Quan sát bài vẽ và so sánh với ảnh.
+ảnh chụp khó phân biệt ranh giới độ đậm nhạt.
- Hình vẽ (3) tương đối rõ
- Hình vẽ (2) đậm nhạt rõ ràng, phân biệt ranh giới
1. Quan sát và phác các mảng hình đậm nhạt.
- Nhìn mẫu để xác định hướng chiếu chính phụ của ánh sáng.
- Xác định và phác các mảng đậm nhạt của hình trụ và quả có dạng hình cầu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt.
- GV giới thiệu cách vẽ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu.
(H): Hướng chiếu ánh sáng tới mẫu; ánh sáng mạnh, yếu chiếu từ phía nào?
(H): Nơi nào đậm, đậm vừa, nhạt và sáng?
=> GV củng cố bổ sung nhấn mạnh đậm hoặc tẩy sáng những chỗ cần thiết cho bài vẽ sinh động hơn.
- HS quan sát.
- HS quan sát mẫu để nhận ra ánh sáng.
- HS nhận xét độ đậm nhạt trên mẫu ở vài 3 vị trí khác nhau.
2. vẽ đậm nhạt.
- Dùng nét để diễn tả các độ đậm nhạt: Vẽ mảng đậm trước từ đó tìm ra độ đậm vừa và nhạt.
- Luôn nhìn mẫu để so sánh độ đậm nhạt ở bài vẽ.
- Vẽ độ đậm nhatyj ở nền để bài vẽ có không gian.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV giúp HS phân mảng đậm nhạt, so sánh tương quan đậm nhạt.
- GV theo dõi động viên HS làm bài tốt hơn.
- Cuối giờ GV giới thiệu một số bài vẽ (dán lên bảng) và nêu yêu cầu nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
- HS quan sát làm bài.
- HS phát biểu ý kiến của mình và tự xếp hạng : giỏi, khá, trung bình
3. Câu hỏi và bài tập
 Vẽ mẫu có dạng hình trụ, hình cầu (vẽ đậm nhạt).
3. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò:
- Quan sát độ đậm nhạt ở đồ vật có mặt cong (lọ, chai). ở quả dạng hình cầu.
- Chuẩn bị cho bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 18:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Thời gian: 45 phút )
Đề bài: Vẽ Trang Trí Trang trí hình vuông
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu các cách làm bài trang trí hình vuông.
- Trang trí được đường diềm theo ý thích.
2. Kĩ năng:
- Thể hiện được hình ảnh đẹp, bố cục bài vẽ cân đối, thuận mắt.
- Màu sắc hài hoà, trong sáng, có đậm có nhạt.
3. Thái độ:
- HS thêm yêu quý và biết cách làm đẹp các đồ vật xung quanh.
II. HÌNH THỨC LÀM BÀI:
- Bài tập thực hành.
- Vẽ trên khổ giấy A4 hoặc A3, Kích thước khổ trang trí tự chọn.
III. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
 * Thang điểm: G
- HS trang trí được hình vuông theo ý muốn.
- Bài vẽ có hoạ tiết, hình mảng trang trí đẹp, màu sắc hài hoà có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm.
- HS phát huy được trí tượng tượng sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình qua bài vẽ.
 * thang điểm: K
- HS trang trí được hình vuông theo ý muốn.
- Bài vẽ có hoạ tiết hình mảng trang trí đẹp.
- Màu sắc còn đôi chỗ chua hợp lý, không thể hiện rõ trọng tâm bài vẽ.
- Bài vẽ chưa phát huy được trí tượng tượng sáng tạo
 * Thang điểm:Tb
- HS biết cách trang trí hình vuông.
- Bố cục, hoạ tiết trang trí còn rời rạc.
- Màu sắc chưa thống nhất, chưa thể hiện rõ trọng tâm.
* Thang điểm: Y, Kém
- Bài vẽ không đạt được những yêu cầu trên.
- Học sinh không có ý thức học tập.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6
TIẾT 19:
Bài19. :THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu nguồn gốc ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống XHVN.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hiểu giá trị nghệ thuật, tính sáng tạo và vẻ đẹp của tranh dân gian thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
3. Thái độ: 
- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa trong bộ ĐDDH MT6
- Một số tranh dân gian Việt Nam
2. Học sinh:
- Tranh ảnh liên quan đến bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới
2. GT Bài mới: Nằm trong dòng nghệ thuật cổ Việt Nam. Tranh dân gian có từ lâu đời. đời này truyền qua đời khác và cứ mỗi dịp xuân về tết đến lại được bày bán cho mọi người dân treo trong dịp tết. ở cấp I lớp 4 các em đã được tìm hiểu sơ qua về tranh dân gian hôm nay cô trò ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu về tranh dân gian.
 (H): Em đã biết gì về tranh dân gian?
 (H): Em hãy kể tên một số đề tài của tranh dân gian?
- GV vào bài chú ý các điểm sau:
+ Tranh dân gian là thể loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian và được bày bán trong những dịp tết vì thế còn
Gọi là tranh tết
- GV treo tranh và giới thiệu một số nét khái quát
- là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian
- Một số đề tài: Tranh chúc tụng. Tranh sinh hoạt. Tranh lao động sản xuất. Tranh lịch sử. Tranh phê phán thói hư tật xấu. Ca ngợi cảnh đẹp.
- HS quan sát chú ý lắng nghe
I. Vài nét về tranh dân gian Việt Nam.
- Tranh dân gian do một tập thể nghệ nhân vẽ và in bán vào các dịp tết
- Tranh dân gian được sản xuất ở một số địa phương như: Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội
- Một số đề tài:
+ Tranh chúc tụng
+ Tranh sinh hoạt
+ Tranh lao động sản xuất
+Tranh lịch sử
+Tranh phê phán thói hư tật xấu
+ Ca ngợi cảnh đẹp
Hoạt động 2: tìm hiểu về đề tài tranh dân gian.
GV hướng dẫn HS xem tranh và đặt câu hỏi:
(H): Các tranh trong SGK vẽ những nội dung gì.?
(H): Tranh của những đề tài này là gì.?
GV giảng; Tranh khắc gỗ dân gian phục vụ quảng đại quần chúng nên đề cập tới nhiều đề tài khác nhau và rất gần gũi với đời sống của người dân lao động.
- HS quan sát
- Gà mái, Ngũ Hổ, Bịt mắt bắt dê
- Phục vụ người dân trong những dịp năm mới
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
1, Tranh Đông Hồ
- Được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó, quét màu điệp, mỗi màu là một bản in
- Màu sắc trong tranh dân giân Đông Hồ được lấy từ thiên nhiên như màu đên của than lá tre, màu đỏ son của đá, màu vàng từ cây váng hoặc hoa hòe, màu trắng từ vỏ con sò, màu xanh từ lá cây chàm
2, Tranh Hàng Trống
- Nghệ nhân Hàng Trống cần 1 bản khắc nét in màu đên làm đường viền bằng ván gỗ và kết hợp giữa nét khắc gỗ và trực tiếp tô màu bằng tay
- Màu sắc trong tranh tươi ấm, nét vẽ đôn hậu, hồn nhiên, chủ yếu là phẩm màu và mực nho
Hoạt động 3: tìm hiểu giá trị nghệ thuật tranh dân gian.
GV giới thiệu: Tranh dân gian đã chứng tỏ sự thống nhất hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của dân tộc, mang bản sắc dân tộc đậm đà. Tranh hồn nhiên trực cảm, tạo ra vẻ đẹp hài hoà giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. Hình t

File đính kèm:

  • docgiao an mt 6. TIMES NEW ROMAN.doc