Bài giảng Tiết 21: Vẽ theo mẫu mẫu có hai đồ vật (bình đựng nước và cái hộp - Tiếp)

Cần ước lượng chiều dài, chiều cao phù hợp với khổ giấy.

 Phân các khoảng cách cho vừa với dòng.

 Phác hình dáng chữ và kẻ chữ ;

 Tô màu chữ và nền cho nổi bật.

 *Chú ý :

 Dùng thước ê-ke hay thước cong.

 Có thể cắt, dán chữ.

Bố cục dòng chữ cho vừa, đẹp.

doc12 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 21: Vẽ theo mẫu mẫu có hai đồ vật (bình đựng nước và cái hộp - Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 21
Bài 
Ngày Soạn : 
8/1/2010
Ngày Dạy : 
13/1/2010
Vẽ theo mẫu 
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT 
(Bình đựng nước và cái hộp - tiếp)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh phân biệt được độ đậm nhạt của hai vật ; biết phân mảng đậm nhạt.
Học sinh biết diễn tả được đậm nhạt với 4 mức độ chính : đậm - đậm vừa – nhạt – sáng.
 I - Tài Liệu 
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng 
Đồ dùng hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt 2 đồ vật.
Một số bài vẽ đậm nhạt ở các vị trí.
Hình minh hoạ các bước vẽ đậm nhạt : đậm – nhạt - sáng.
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : Nhắc lại cách tiến hành vẽ đậm nhạt (1’).
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đậm nhạt 
 -Giáo viên bày mẫu (như bài 20), điều chỉnh ánh sáng để mẫu có đậm nhạt rõ ràng. 
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đậm nhạt ở mẫu từ 3 vị trí : chính diện, phải, trái.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh mức độ đậm nhạt ở bình và hộp.
Chú ý :
Độ đậm nhạt ở bình nước và cái hộp khác nhau.
Phần đậm nhạt ở thân bình chuyển tiếp mềm mại, không rõ ràng.
4’
 -Học sinh xem.
 -Học sinh quan sát mẫu về ánh sáng, đậm nhạt và nhận xét về mẫu (ở cả 3 vị trí).
 -Học sinh nghe quan sát và lắng nghe.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt 
Phác các mảng đậm nhạt.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu (vẽ phác hình trên bảng cho học sinh thấy) :
Ranh giới các mảng đậm nhạt ;
Cách phác mảng theo cấu trúc của bình (ở miệng, thân, ).
Vẽ đậm nhạt :
 -Giáo viên vẽ phác trên bảng :
Nét đậm nhạt ở bình : nét cong (ở miệng) ; nét thẳng ; nét xiên (ở thân).
Nét vẽ đậm nhạt ở hộp : thẳng, ngang, xiên đan xen.
 -Giáo viên hướng dẫn tìm độ đậm nhạt ở mẫu :
Ởû bình nước: đậm nhạt ở thân chỗ khuất sáng;
Ở hộp : đậm nhạt một mặt chỗ khuất sáng.
 -Giáo viên giới thiệu từng bước vẽ đậm nhạt, diễn tả được 3 mức độ : đậm – nhạt – sáng.
5’
 -Học sinh quan sát mẫu và xem giáo viên vẽ phác mảng đậm nhạt trên bảng.
 -Học sinh xem giáo viên thị phạm và nghe giáo viên giới thiệu về cách vẽ đậm nhạt.
 -Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn tìm độ đậm nhạt ở mẫu.
 -Học sinh nghe.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên ra đề bài. 
 -Giáo viên theo dõi giúp học sinh, về : 
Điều chỉnh lại hình vẽ ;
Phác các mảng đậm nhạt ;
Vẽ đậm nhạt ;
So sánh độ đậm nhạt giữa các mảng.
 -Giáo viên nhắc nhở học sinh : 
Nhìn mẫu để tìm và so sánh các độ đậm nhạt.
Mảng đậm nhạt ở bình chuyển tiếp nhẹ nhàng ; ngược lại, ở hộp lại rõ ràng hơn.
31’
 -Học sinh làm bài.
 -Học sinh nghe thêm sự hướng dẫn của giáo viên.
 -Học sinh nghe.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên đặt một số bài lại gần mẫu, hướng dẫn học sinh nhận xét về các độ đậm nhạt một số bài.
4’
 -Học sinh tự nhận xét và xếp loại một số bài.
Về nhà :
Tự bày mẫu : có 2 - 3 đồ vật và quan sát, nhận xét về các độ đậm nhạt ở các vị trí.
Chuẩn bị bài 22 - Vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân.
‹ ² Ï ² ² s
Ngày Soạn : 
15/1/2010
Ngày Dạy : 
20/1/2010
Tiết 22
Bài 
Vẽ tranh đề tài 
NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh yêu quê hương đất nước thông qua việc tìm hiểu về các hoạt động ngày Tết và vẻ đẹp của mùa xuân.
Học sinh hiểu thêm về bản sắc văn hoá dân tộc qua phong tục, tập quán mỗi miền quê.
Học sinh vẽ hoặc cắt (xé) dán giấy màu thành tranh.
 I - Tài Liệu 
Huỳnh Phạm Hương Trang, Bí quyết vẽ tranh đề tài, NXB Mĩ thuật, 1997.
 II - Đồ Dùng 
Bộ tranh đồ dùng DH MT 6.
Sưu tầm một số tranh, ảnh khổ lớn về Tết và mùa xuân, các tranh dân gian của hoạ sĩ và học sinh.
 III - Phương Pháp 
Trực quan : Xem bài mẫu, phân tích qua nội dung, bố cục, màu sắc.
Vấn đáp : Gợi ý, tìm cách thể hiện riêng từng loại chủ đề.
I - Ổn Định : Kiểm diện số học sinh của lớp.
II - Bài Cũ : (1’)
Nhận xét các độ đậm nhạt của đồ vật dạng khối trụ, khối cầu.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
 *Đề tài này gây nhiều hứng thú, tạo cảm xúc mạnh đối với học sinh. Vì Tết và xuân có nhiều hình ảnh đẹp. Cần khơi gợi về không khí ngày Tết, ngày hội.
 -Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ảnh đẹp về đề tài, phân tích tranh ảnh mẫu gây cảm hứng cho đề tài.
 -Giáo viên cho học sinh kể lại một số nội dung đề tài.
 -Giáo viên vừa giảng, vừa minh hoạ tranh của hoạ sĩ, tranh dân gian, tranh ảnh của học sinh để học sinh có thông tin, cảm thụ được nội dung qua bố cục, hình vẽ, màu sắc một cách phong phú. 
5’
 -Học sinh xem tranh và nhận xét về các hình ảnh ngày Tết.
 -Học sinh kể lại một số nội dung đề tài.
 -Học sinh nghe giáo viên giảng và cảm thụ.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
 -Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các bước vẽ tranh như những bài trước.
 -Giáo viên hướng dẫn thêm cách cắt (xé) dán bằng giấy màu để tạo thành tranh (có thể kết hợp cả với vẽ màu). 
6’
 -Học sinh chú ý nghe giới thiệu về cách vẽ.
 -Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn thêm về cách xé dán thành tranh.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên chú ý giúp học sinh tìm bố cục, hình vẽ và màu sắc.
30’
 -Học sinh làm bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
-Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá bài vẽ về đề tài, bố cục, hình vẽ, màu sắc từng bài.
Chú ý về hình thức thể hiện.
Biểu dương những bài vẽ màu đẹp.
3’
 -Học sinh nhận xét, đánh giá một số bài.
Về nhà :
Hoàn thành bài ở lớp.
Chuẩn bị bài 23 - Kẻ chữ in hoa nét đều.
² b ² ± a ²
Tiết 23
Bài 
Ngày Soạn : 
22/1/2010
Ngày Dạy : 
27/1/2010
 KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh hiểu về kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.
Học sinh biết được những đặc điểm và vẻ đẹp của chữ.
Kẻ được một khẩu hiệu ngắn.
 I - Tài Liệu 
Hồng Điệp, Những mẫu chữ đẹp, NXB GD.
Phạm Viết Song, Tự học vẽ, NXB GD.
 II - Đồ Dùng 
Phóng to bảng mẫu chữ.
Sưu tầm một số chữ in hoa nét đều.
Một số dòng chữ (đẹp và chưa đẹp) : chữ và dòng kẻ sai, sắp xếp đúng và chưa đúng.
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Vấn đáp. 
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (2’) 
Nhắc lại về phương pháp vẽ tranh đề tài.
Chấm một số bài làm thêm ở nhà.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
* Chữ Tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ chữ La tinh. Có nhiều kiểu chữ nhưng thông dụng nhất là chữ in hoa nét đều. Hôm nay chúng ta cùng học về kiểu chữ này.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về kiểu chữ 
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét các kiểu chữ ở đồ dùng và hỏi học sinh :
Đặc điểm của chữ in hoa nét đều làgì ? 
 -Giáo viên nêu : 
 *Chữ nét đều có đặc điểm :
Có các nét đều bằng nhau ;
Hình dáng chữ chắc, khoẻ ;
Có sự khác nhau về độ rộng, hẹp ;
Hình dáng chữ có 3 loại : nét thẳng ; vừa có nét thẳng vừa có nét cong ; nét cong.
6’
 -Học sinh quan sát ở đồ dùng và nhận xét, nhận ra chữ in hoa nét đều, và những đặc điểm của kiểu chữ.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách kẻ chữ 
 -Giáo viên có thể thị phạm một số con chữ và hướng dẫn học sinh sắp xếp một dòng chữ (khẩu hiệu).
 -Giáo viên nhắc học sinh : 
Trước khi kẻ cần sắp xếp dòng. Cần ước lượng chiều dài, chiều cao của dòng chữ (1, 2, 3 dòng) cho vừa với khổ giấy và hợp nội dung.
Khi sắp xếp dòng chữ cần định độ rộng, độ hẹp của các con chữ (Ví dụ : Chữ M rộng hơn chữ E).
Khoảng cách giữa các con chữ, các chữ phù hợp, nhìn thuận mắt.
Chữ giống nhau phải đều nhau ;
Chữ phải có dấu.
7’
 -Học sinh xem giáo viên kẻ một số chữ.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu, nhắc nhở về cách kẻ chữ. 
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên ra đề : Kẻ dòng chữ : 
“ĐOÀN KẾT TỐT, HỌC TẬP TỐT”
 -Giáo viên nhắc nhở học sinh :
Cần ước lượng chiều dài, chiều cao phù hợp với khổ giấy.
Phân các khoảng cách cho vừa với dòng.
Phác hình dáng chữ và kẻ chữ ;
Tô màu chữ và nền cho nổi bật.
 *Chú ý : 
Dùng thước ê-ke hay thước cong. 
Có thể cắt, dán chữ.
Bố cục dòng chữ cho vừa, đẹp.
26’
 -Học sinh làm bài (có thể cắt dán bằng giấy màu).
 -Học sinh nghe giáo viên nhắc nhở.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Cuối tiết, giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đẹp.
4’
 -Học sinh nhận xét một số bài đẹp.
Về nhà :
Hoàn thành bài.
Chuẩn bị bài 24 - Một số tranh dân gian Việt Nam.
b ± ± ± ²
Tiết 24
Bài 
Ngày Soạn : 
29/1/2010
Ngày Dạy : 
3/2/2010
MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh hiểu sâu hơn về hai dòng tranh nổi tiếng của Việt Nam.
Hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức các tranh giới thiệu. Qua đó, thêm yêu mến văn hóa, tư tưởng đặc sắc của dân tộc.
 I – Tài Liệu 
Phạm Quang Vinh (chủ biên), To như cái đình, NXB Kim Đồng, 2001.
 II - Đồ Dùng 
Tranh minh hoạ (sách GK và đồ dùng).
Sưu tầm thêm tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
 III - Phương Pháp 
Thuyết trình.
Vấn đáp.
Học sinh thảo luận theo nhóm.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : Nêu cách kẻ chữ in hoa nét đều ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài : (2’) 
 Một số vùng sản xuất tranh dân gian nổi tiếng là Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế), và một số bản của đồng bào dân tộc ít người như Tày, Nùng (phía Bắc) và một số vùng ở Nam bộ.
 Hai dòng tranh nổi tiếng Đông Hồ và Hàng Trống đã tồn tại mấy trăm năm và trở thành một dòng nghệ thuật riêng biệt, quý giá, là kho báu của nghệ thuật dân tộc Việt Nam và để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
 -Giáo viên củng cố bài 19 :
Xuất xứ của tranh dân gian ? (có từ lâu, do tập thể quần chúng nhân dân sáng tạo nên, thường bán ra hàng loạt trong dịp tết Nguyên Đán gọi là tranh Tết) ; 
Việt Nam có những vùng nào sản xuất tranh dân gian và những dòng nào phổ biến nhất ? (có nhiều vùng sản xuất, phổ biến nhất là Đông Hồ và Hàng Trống).
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Giới thiệu dòng tranh Đông Hồ và hai tranh tiêu biểu 
Tranh Đông Hồ
Được sản xuất tại làng Đông Hồ (trước là làng Đông Mại (làng Mái) - một làng nhỏ nằm ven sông Đuống huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Tác giả các tranh là những người nông dân. Họ thường vẽ tranh trong những lúc rỗi việc đồng áng (nông nhàn). Các tranh thể hiện rõ sự liên hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống muôn màu, muôn sắc.
Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những ván gỗ khắc (thường là gỗ thị vì thớ dẻo, dai, dễ khắc) ; mỗi màu một bản in, tranh có bao nhiêu màu thì bấy nhiêu bản khắc.
 -Giáo viên giới thiệu 2 tranh Gà Đại Cát và Đám cưới Chuột, hỏi :
Màu sắc của hai tranh ?
Cách sắp xếp bố cục ?
 -Dựa vào ý kiến của học sinh, giáo viên phân tích đặc điểm nghệ thuật của tranh Đông Hồ :
Giấy thường là giấy dó, quét lên một lớp điệp tán nhỏ trộn hồ nếp.
Màu sắc được tạo ra từ những vật có sẵn trong thiên nhiên và dễ kiếm như đen, đỏ son (sỏi đỏ tán mịn), vàng (hoa hoè, gỗ vang), lam (lá chàm), trắng (vỏ sò, hến ).
Sắp xếp bố cục thận mắt, hình to, nền thoáng ; đường nét đơn giản, chắc khoẻ và dứt khoát đã thể hiện rõ tính cách của người nông dân đôn hậu, phóng khoáng.
 -Giáo viên giới thiệu tranh Gà đại cát và tranh Đám cưới Chuột (có tư liệu đính kèm).
 -Giáo viên hỏi để củng cố và giảng sâu hơn về đặc điểm tiêu biểu của tranh Đông Hồ rồi tóm tắt :
Giấy thường dùng là giấy dó quét màu điệp thấy rõ chất óng ánh của sò).
Bố cục thuận mắt.
Hình vẽ đơn giản, rõ ràng ; nét viền to khoẻ nhưng không khô cứng ;
Màu sắc ít nhưng vẫn sinh động, tươi tắn. Chữ vừa minh hoạ chủ đề vừa làm cho bố cục chặt chẽ hơn.
Tranh Hàng Trống.
Tại sao tranh lại có tên là hàng trống ?
Sở dĩ có tên như vậy vì xưa kia dòng tranh này được sản xuất và bày bán tập trung ở mấy phố Hàng Trống, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt nhưng nhiều nhất là phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Phố Hàng Trống từng nổi tiếng với các ngành thủ công mĩ nghệ và có cả những xưởng in tranh. 
Phố từng là trung tâm văn hoá và điểm hội tụ giao lưu thương mại nên dễ tiếp xúc với tranh nước ngoài (nhất là Trung Quốc). Đối tượng phục vụ là những thị dân, tầng lớp trung lưu ở kinh thành (vẽ theo yêu cầu khách hàng).
 -Giáo viên giới thiệu 2 tranh Chợ quê và Phật Bà Quan Âm ; phân tích đặc điểm nghệ thuật :
Chỉ cần một bản khắc để in nét đen rồi tô màu bằng tay.
Màu sắc là phẩm nhuộm nên tươi tắn, sinh động. Nét tô linh hoạt, kĩ thuật dùng màu ẩn hiện (Ngũ hổ, Phật Bà Quan Âm), tạo không khí hư hư, thực thực của tranh thờ.
Có nhiều khuôn khổ khác nhau.
Cách sắp xếp bố cục theo lối thuận mắt ; đường nét mảnh nhỏ, trau chuốt và rậm rạp, nhiều khi chìm lẫn trong màu thể hiện sự công phu và tính sáng tạo.
Tranh Chợ quê.
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh chợ quê.
 -Giáo viên hỏi (sau đó phân tích) :
Trong tranh có những hình ảnh gì ? (Lều quán, cây cối và người).
Tranh có những nhân vật gì ? (Người bán hàng, người mua hàng, người già, trẻ con, nam, nữ, người ăn xin, kẻ đánh bạc, xem bói ).
Cảnh được thể hiện như thế nào ? (Tấp nập, nhộn nhịp, người các tầng lớp được miêu tả hết sức tinh tế, chi tiết mà không vụn, không tản mạn.)
Tranh Phật Bà Quan Âm.
 -Giáo viên hỏi :
Tranh vẽ Phật bà Quan Âm như thế nào ? (Màu sắc tươi tắn, có vờn đậm nhạt. Bố cục cân đối, hài hoà. Đức Phật ngồi xếp bằng trên đài sen, toả ánh hào quang ).
Em hãy cho vài nhận xét về hai dòng tranh ?
39’
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về tranh Đông Hồ.
 -Học sinh xem 2 tranh Đông Hồ (Gà Đại Cát và tranh Đám cưới Chuột) và trả lời câu hỏi để nhận xét về cách vẽ tranh.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về đặc điểm của tranh Đông Hồ.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về tranh Hàng Trống.
 -Học sinh xem 2 tranh Chợ quê và Phật Bà Quan Âm và trả lời. Sau đó nghe giáo viên giới thiệu.
 - Học sinh xem tranh chợ quê.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe giáo viên phân tích.
 -Học sinh trả lời.
Hoạt động 2
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên hỏi để kiểm tra nhận thức học sinh về các bức tranh
4’
 -Học sinh trả lời thông qua việc nhận thức của mình.
Về nhà :
Học bài ở sách GK.
Sưu tầm một số tranh dân gian.
Chuẩn bị bài 25 - (kiểm tra) - Đề tài mẹ của em.
² b ± a ²
Tiết 25
Bài 
Ngày Soạn : 
19/2/2010
Ngày Dạy : 
24/2/2010
Vẽ tranh ĐỀ TÀI MẸ CỦA EM
(bài KT 1 tiết)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh thêm yêu thương, quý trọng cha mẹ.
Hiểu thêm về các công việc hàng ngày của người mẹ.
Học sinh vẽ được một tranh về mẹ.
 I - Tài Liệu 
Huỳnh Phạm Hương Trang, Bí quyết vẽ tranh đề tài, NXB Mĩ thuật, 1997.
 II - Đồ Dùng 
Bộ tranh đề tài về mẹ.
Sưu tầm một số tranh, ảnh của hoạ sĩ trong nước và thế giới, tranh của học sinh về người mẹ.
 III - Phương Pháp 
Gợi ý tìm nội dung thể hiện.
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’)
Trong 4 tranh đã học ở bài 24, em thích nhất là tranh nào ? Vì sao ?
Nêu sự khác nhau cơ bản của hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài 
 -Giáo viên hỏi :
Hãy nêu các hình ảnh về người mẹ ?
 -Giáo viên khơi gợi các hình ảnh về mẹ trong các hoạt động hàng ngày như lao động sản xuất, công việc xã hội và gia đình, đặc biệt là tình cảm đối với các con. 
 -Giáo viên treo 2 tranh về mẹ và phân tích để học sinh tìm chủ đề. Giáo viên hỏi :
Tranh nào có cách thể hiện nội dung hay ?
Tranh nào có bố cục tốt ?
Tranh nào có màu sắc đẹp ?
3’
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh xem tranh mẫu và nhận xét (trả lời theo gợi ý).
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh 
 -Giáo viên nhắc lại cách vẽ :
Vẽ hình ảnh chính (là người mẹ) và các hình ảnh khác liên quan.
Vẽ mảng màu hài hoà, tươi tắn phù hợp nội dung của đề tài.
2’
 -Học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài và nghe giáo viên nhắc nhở thêm.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 * Vì tiến độ vẽ không đồng đều, giáo viên chú ý giúp đỡ những học sinh yếu kém để học sinh tự chủ, thoải mái.
 -Giáo viên giúp học sinh khai thác nội dung, cách vẽ hình và vẽ màu.
34’
 -Học sinh làm bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 *Trọng tâm là nhận xét cách tìm bố cục, tìm màu để vẽ được hình ảnh về mẹ ; hoan nghênh những học sinh làm bài tốt, không nên phê phán những bài chưa tốt.
 -Giáo viên biểu dương bài có nội dung hay, có bố cục, màu sắc đẹp.
 -Giáo viên cho học sinh tự nhận xét, xếp loại.
 -Giáo viên thu bài.
5’
 -Học sinh tự nhận xét bài của mình và bài của bạn. 
 -Học sinh nộp bài.
Về nhà :
Chuẩn bị bài 26 - Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
¦¦ z z z ¦¦

File đính kèm:

  • docGAMT6,21-25.doc