Bài giảng Tiết 37 - Bài 26: Tính chất của oxi (tiết 1)
Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời (silde 5)
- Giáo viên kiểm tra, nhận xét trên màn chiếu
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi
- Giáo viên nhận xét, chiếu kết luận trên màn chiếu (slide 6)
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯKUIN TRƯỜNG THCS EAH’NIN Giáo án dự thi Giáo viên: Lê Trọng Tá Môn Hóa lớp 8 TIẾT 37, BÀI 26: TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. - Là đơn chất hoạt động mạnh 2. Kĩ năng: - Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, photpho. - Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi 3. Thái độ: - Cẩn thận trong các thí nghiệm, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Dụng cụ: Máy tính, máy chiếu. Bình cầu, ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm Hóa chất: Oxi, lưu huỳnh, photpho Học sinh: Coi trước bài mới III. TIẾN TRÌNH: Giới thiệu chương mới, bài mới Bái mới: I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Hoạt động 1: quan sát lọ đựng khí oxi HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng khí oxi. Nhận xét màu sắc, trạng thái của khí oxi.(slide 4) - Mở nắp dùng tay phẩy nhẹ nêu mùi vị của khí oxi 1. Quan sát: - Học sinh quan sát, nhận xét - Khí oxi không màu, không mùi Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi. - Cho hs quan sát các câu hỏi trên màn chiếu. Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời (silde 5) - Giáo viên kiểm tra, nhận xét trên màn chiếu - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi - Giáo viên nhận xét, chiếu kết luận trên màn chiếu (slide 6) 2. Trả lời câu hỏi - Học sinh thảo luận trả lời - Các đại diện nhóm trả lời - Học sinh nêu kết luận, các học sinh khác nhận xét, bổ sung - Học sinh theo dõi, ghi vở - Kết kuận: Khí oxi không màu, không mùi nặng hơn không khí, ít tan trong nước, hoá lỏng ở -1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với phi kim: Hoạt động 3: Tác dụng với lưu huỳnh - Giáo viên Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong không khí. Sau đó quan sát thí nghiệm trên màn chiếu (slide 7) - Yêu cầu học sinh nhận xét, viết phương trình hóa học - Nhận xét cho học sinh xem kết quả trên màn chiếu a. Tác dụng với lưu huỳnh: - Học sinh tiến hành thí nghiệm, theo dõi. - Học sinh nhận xét, viết PTHH S(r) + O2 (k) → SO2(k) - Chú ý Hoạt động 4: Tác dụng với photpho - Giáo viên Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm đốt photpho trong không khí và trong oxi trên màn chiếu (slide 8) - Yêu cầu học sinh nhận xét, viết phương trình hóa học - Nhận xét cho học sinh xem kết quả trên màn chiếu. - Mở rộng kiến thức về hiện tượng ma trơi Giáo viên chốt lại kiến thức của tiết học (slide 11) b. Tác dụng với photpho: - Học sinh quan sát thí nghiệm. - Học sinh nhận xét, viết PTHH: 4P(r) + 5 O2 (k) → 2P2O5 (r) - Chú ý trên màn chiếu IV. CỦNG CỐ: Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 sgk (slide 11) V. DẶN DÒ: Yêu cầu học sinh về xem trước tiết sau
File đính kèm:
- Tiet 37.doc