Bài giảng Tiết 51: Bài 30: Lưu huỳnh (tiếp)

Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa?

TN1: lưu huỳnh tác dụng với Natri (slide 14)

TN2: lưu huỳnh tác dụng với hidro(slide 15)

 

doc5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 51: Bài 30: Lưu huỳnh (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT CAO THẮNG
GIÁO ÁN DỰ THI
MÔN:HÓA-LỚP 10(CHUẨN)
TIẾT 51:
BÀI 30:LƯU HUỲNH
 Giáo viên : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Năm học 2008 - 2009
TIẾT 51: 
BÀI 30: LƯU HUỲNH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: *HS biết:
-Vị trí của lưu huỳnh trong BTH và cấu hình elctron của nguyên tử 
-Hai dạng thù hình của lưu huỳnh;Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ
-Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.Trong các hợp chất,lưu huỳnh có số oxi hóa -2,+4,+6
 *HS hiểu: 
-Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ
-Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa,vừa có tính khử
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý của lưu huỳnh và viết PTHH của các phản ứng lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Bài soạn-các hình ảnh trong bài ở SGK
Dụng cụ,hóa chất:lưu huỳnh,natri,CuSO4,khí hiđro,khí oxi,ống nghiệm ,đèn cồn,giá thí nghiệm
Phương tiện dạy học:máy tính ,máy chiếu
2.HS: Ôn tập trước ở nhà
III.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày vị trí,cấu tạo của nguyên tử và tính chất vật lý của oxi ?
b.Viết các phản ứng chứng tỏ oxi có tính oxi hóa mạnh
3.Bài mới: Chiếu slide 2 vào bài.
GV đặt câu hỏi: trong công nhiệp nguyên liệu chủ yếu để sản xuất axit sunfuric, diêmlà gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 HĐ1 Chếu Slide 4
GV dùng BTH để HS tìm vị trí của lưu huỳnh
Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh?
HĐ2
GV cho HS xem tranh để thấy rõ hai dạng thù hình của lưu huỳnh (Slide 5)
-Phân biệt sự khác nhau về cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của hai loại này
HĐ3 (Slide 7,8,9,10,11)
GV làm biểu diễn thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
GV gợi ý HS khái quát theo sơ đồ
-HS tìm vị trí của lưu huỳnh(ô,nhóm,chu kì)
Vị trí: Ô số 16,chu kì 3,nhóm VIA
-Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
-HS xem tranh thấy rõ hai dạng thù hình của lưu huỳnh:dạng tà phương và dạng đơn tà
-HS thảo luận và rút ra được sự khác nhau về cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của hai loại này
HS quan sát trạng thái,màu sắc của lưu huỳnh thay đổi theo nhệt độ
-HS dựa vào SGK 
I.VỊ TRÍ,CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
-Kí hiệu: S
-NTK : 32
-Vị trí: Ô số 16,chu kì 3,nhóm VIA
-Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
II.TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1.Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
+Lưu huỳnh tà phương: Sα
 D=2,07 g/cm3
 T0nc =1130C
 Bền dưới 95,50C
+ Lưu huỳnh đơn tà : Sβ
 D=1,96 g/cm3
 T0nc =1190C
 Bền từ : 95,50C đến 1190C
2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
 1190C 1870C 4450C
Sα , Sβ ----------> lỏng vàng,linh động ---------> quánh nhớt,nâu đỏ-------> S8 phá vỡà 
 sôi
 14000C 17000C
S6 ---->S4 ----------> S2 ----------> hơi S
(Để đơn giản kí hiệu S mà không dùng S8)
HĐ4
Hãy viết cấu hình elelctron của nguyên tử lưu huỳnh?
nhận xét ?
Hãy cho biết số oxi hóa có
 thể có của S?
Chiếu slide 12 chứng minh số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh
GV cho HS thảo luận : (slide 13)
Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là gì? 
 Khi nào thì lưu huỳnh thể hiện tính chất đó? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
+Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa?
TN1: lưu huỳnh tác dụng với Natri (slide 14)
TN2: lưu huỳnh tác dụng với hidro(slide 15)
+ Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính khử?
TN3: lưu huỳnh tác dụng với oxi (slide17)
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận tổng quát về tính chất hóa học của lưu huỳnh
HĐ5
GV cho HS tự nghiên cứu SGK
(slide18)
HĐ6 (slide 19,20,21)
GV cho HS tự nghiên cứu SGK
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
Có 6 e ở lớp ngoài cùng
Số oxi hóa của S có thể có là: -2, 0, +4, +6
HS thảo luận:
Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử
+Khi tác dụng vơí kim loại và hidro(có độ âm điện nhỏ hơn) lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa
HS viết PTHH minh họa
+ Khi tác dụng vơí phi kim (có độ âm điện lớn hơn) lưu huỳnh thể hiện tính khử
HS viết PTHH minh họa
Khi tham gia phản ứng,lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử,số oxi hóa tăng hoặc giảm
HS nghiên cứu SGK rút ra nhận xét 
HS nghiên cứu SGK
III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
Có 6 e ở lớp ngoài cùng
Số oxi hóa của S có thể có là: -2 ,0 , +4, +6
1.Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro
 0 0 t0 +2 -2
 S + Fe ------> FeS
0 0 t0 +1 -2
 S + H2 ------> H2S
0 0 +2 -2
 S + Hg ------> HgS
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim 
 0 0 t0 +4 -2
 S + O2 ------> SO2
 0 0 t0 +6-1
 S + 3F2 ------> SF6
Lưu huỳnh thể hiện tính khử
IV.ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH
-Dùng để sản xuất axit sunfuric
-Lưu hóa cao su,sản xuất diêm,dược phẩm,phẩm nhuộm
V.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
HĐ7: CỦNG CỐ (slide 22)
1.Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo phân tử của lưu huỳnh,viết công thức phân tử của lưu huỳnh ở các nhiệt độ sau:
a.1870C b.1190C c.14000C d.17000C
Hướng dẫn: a.Sn b.S8 c.S2 d.S
2.Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 (đặc), đun nhẹ. Hiện tượng thu được:
a. Lưu huỳnh tan, có khí không màu thoát ra, mùi xốc
b. Lưu huỳnh tan, có khí màu nâu, mùi xốc thoát ra
c. Lưu huỳnh không phản ứng
d. Lưu huỳnh nóng chảy và bay hơi có màu vàng 
Đáp án b.
3.Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
a. Cl2, O3, S.
b. S, Cl2, Br2.
c. Na, F2 , S .
d. Br2, O2, Ca.
Đáp án b
4.Điền các cụm từ thích hợp vào các câu sau:
Lưu huỳnh là một nguyên tố (1).
Nó có hai dạng (2)..là lưu huỳnh (3) và lưu huỳnh đơn tà. 
Lưu huỳnh vừa có tính .(4).. vừa có tính khử. Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng ..(5); ngoài ra còn có ở dạng một số hợp chất.
Trong công nghiệp, lưu huỳnh được dùng chủ yếu để sản xuất..(6). 
Hướng dẫn:(1) phi kim 
(2) thù hình
(3) tà phương
(4) oxi hoá
(5) đơn chất
(6) axit sunfuric.
5. Trong phản ứng: S + 2H2S à 3SO2 + 2H2O lưu huỳnh thể hiện tính:
tính oxi hoá
tính khử
cả tính oxi hoá và tính khử
Đáp án b.
Hướng dẫn về nhà làm bài tập 3,4,5 SGK trang 132
Chuẩn bị bài tiết sau thực hành

File đính kèm:

  • docGAWORD-T51-S.doc
Bài giảng liên quan