Bài giảng Tiết 53: Anken: Danh pháp cấu trúc và đồng phân

Hoạt động 5:

GV nêu vấn đề: Khác với ankan anken có một liên kết đôi C= C. Liên kết đôi này được hình thành như thế nào?

 GV chiếu sự hình thành liên kết giữa 2C liên kết đôi → HS nhận xét

So sánh sự khác nhau giữa C – C và C= C

GV chiếu mô hình phân tử etylen cho HS quan sát

 

doc2 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 53: Anken: Danh pháp cấu trúc và đồng phân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GV: Trương Thùy Mi
Tổ HÓA HỌC.
Trường THPT ĐẶNG HUY TRỨ
TIẾT 53: ANKEN: DANH PHÁP CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN.
I/ Mục đích yêu cầu
	1/ Kiến thức: Học sinh biết:
	- Cấu trúc electron và cấu trúc không gian của anken
	- Nắm được đặc điểm cấu tạo của anken.
	- Công thức chung dãy đồng đẳng anken. Viết được đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken.
	2/ Kĩ năng:
	- Viết đồng phân, cách gọi tên thường và tên gốc chức của anken.
	- Cách xác định các trường hợp có đồng phân hình học.
II/ Chuẩn bị:
	1/ Giáo viên: Mô hình etylen, cis-but-2-en (trans) – sơ đồ hình thành liên kết pi ( trong MS PP)
	2/ Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo nội dung:
	- Thế nào là liên kết pi – nó được hình thành như thế nào.
	- Danh pháp gốc chức
	- Đồng phân lập thể.
III/ Phương pháp: nêu vấn đề, trực quan
IV/ Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài.- GV cho học sinh viết đồng phân của C4H8 và nhận xét
Những hidrocacbon như vậy gọi là gì?
Vậy hidrocacbon không no là gì?
HS: viết 
Nhận xét ngoài đồng phân xicloankan còn đồng phân mạch hở có liên kết pi.
Hidrocacbon không no
* Hidrocacbon không no là hidrocacbon ngoài liên kết đơn còn có thêm liên kết bội.
Hoạt động 2: Cho Hs nêu ví dụ 1 anken- Từ đó thiết lập công thức dãy đồng đẳng
HS; VD: CH2 = CH2 etylen
C3H6, C4H8 . CnH2n n≥ 2
I/ Đồng đẳng và danh pháp
1/ Đồng đẳng: CnH2n n ≥ 2
Hoạt động 3: GV giới thiệu tên thường của một số anken → Cho HS rút ra cách gọi tên thường.
HS: Tên mạch chính + ilen
CH2 = CH –CH3 : propilen
CH2 = CH – CH2 – CH3 α - butilen
CH3 – CH = CH – CH3 β – butilen
CH2 = C CH3 – CH3 íbutilen
2/ Tên thường: Tên mạch chính + ilen
Hoạt động 4: GV nêu cách gọi tên thay thế và cách chọn mạch chính , đánh số.
cho HS vận dụng gọi tên.
CH2 = CH – C(C2H5)2- CH2 – CH2 – CH3
CH3CH2 CH = CCH3- CH2 CH3
HS: 
Gọi tên:
3- etylhex-1-en
3- metylhex -3 -en
3/ Tên thay thế:
Số chỉ vị trí – tên nhánh, tên mạch chính – số chỉ vị trí liên kết đôi –en
- Mạch chính: dài có C= C , nhiều nhánh
- số: từ phía gần liên kết đôi
Hoạt động 5:
GV nêu vấn đề: Khác với ankan anken có một liên kết đôi C= C. Liên kết đôi này được hình thành như thế nào?
 GV chiếu sự hình thành liên kết giữa 2C liên kết đôi → HS nhận xét
So sánh sự khác nhau giữa C – C và C= C
GV chiếu mô hình phân tử etylen cho HS quan sát.
HS: C liên kết đôi co strang thái lai hóa sp2
- Liên kết đôi gồm liên kết pi và một liên kết xich ma.
Xich ma hình thành do sự xen phủ trục của 2 obitan lai hóa sp2.
Pi hình thành do sự xen phủ 2 obitan p co truc vuông góc mp phân tử
Gọc liên kết 1200
Hai nguyên tử C = C không thể quay quanh trục liên kết
II/ Cấu trúc và đồng phân:
1/ Cấu trúc:
 - Hạt nhân hai nguyên tử C liên kết đôi và 4 nguyên tử kế cận thuộc mp góc liên kết 1200
Hoạt động 6: Từ sự khác nhau về cấu tạo và cấu trúc của anken và ankan → anken có những loại đồng phân nào?
Gọi HS viết đồng phân: C3H6, C4H8, C5H10 và nhận xét?
HS: Anken sẽ có 2 loại đồng phân:
Cấu tạo và lập thể do liên kết đôi không quay quanh trục liên kết nên →sự khác nhau về vị trí không gian gây ra đồng phân hình học.
 CH2= CH- CH3
CH2 = CH – CH2 – CH3
CH3 – CH = CH – CH3
CH2 = C(CH3) – CH3
CH2 = CH – CH2 –CH2 - CH3
CH3 – CH = CH – CH2 - CH3
CH2 = C(CH3) – CH2 CH3
CH2 = CH – C( CH3) –CH3
CH3 - CH(CH3) = CH CH3
- Từ C4 có đồng phân – Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nối đôi
2/ Đồng phân: 
a/ Đồng phân cấu tạo:
- Từ C4 có đồng phân – Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nối đôi
Hoạt động 7: GV cho HS quan sát mô hình cis-but-2-en và tran- but-2 –en.
Hỏi: hai chất này là một không?
Vậy khi nào có đồng phân hình học
GV đưa ra sự khác nhau về tính chất hai chất trên
HS: không và đây là 2 dạng đồng phân lập thể - hình học.
R1 R3 R1 R4
 C = C C = C 
R2 R4 R2 R3 
R1 ≠ R2 R3 ≠ R4 
b/ Đồng phân hình học:
Hoạt động 8: Củng cố: Cho HS gọi tên và tìm đồng phân có đồng phân hình học với C5H10
Dặn dò: Chuẩn bị Bfai: Anken có tính chất gì cơ bản khác so với anken? Tại sao

File đính kèm:

  • docTIẾT 53 anken - THUY MI.doc
Bài giảng liên quan