Bài giảng Tiết 9: Đơn chất- Hợp chất- phân tử (tiết 2)

a. Khí mêtan biết phân tử gồm: 1C, 4H

b. Rượu etylic biết phân tử gồm: 2C, 6H, 1O

c. Khí Clo biết phân tử gồm: 2Cl

d. Metyl clorua biết phân tử gồm: 1C, 3H, 1Cl.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng tính

* Hđ3:

- Chiếu lên màn hình 3 trạng thái của nước: nước lỏng, nước đá, hơi nước và hỏi;

 

doc5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 9: Đơn chất- Hợp chất- phân tử (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 9. ĐƠN CHẤT- HỢP CHẤT- PHÂN TỬ
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức :
	- Học sinh biết phân tử là gì
	- So sánh được 2 khái niệm nguyên tử và phân tử
	- Biết được trạng thái của chất
	- Biết tính phân tử khối của một chất
	- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh phân tử này với phân tử kia.
	2. Kĩ năng :
	- Tiếp tục được củng cố để hiểu kĩ hơn về các kí hiệu hoá học
	- Rèn luyện cách tính phân tử khối
	3. Thái độ :
	- Thích thú khi biết thêm một số thông tin về cấu tạo của chất và các trạng thái của chất.
	- Kích thích sự tìm tòi khám phá những vấn đề về hoá học.
II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan vấn đáp + thuyết trình + tái hiện thông tin
III. CHUẨN BỊ
	- Máy vi tính, phiếu học tập.
IV. LÊN LỚP.
(1’)	1. Ổn định lớp.
(8’)	2. Kiểm tra bài củ: 
Định nghĩa đơn chất và hợp chất ?
Viết một số nguyên tố hoá học, cho biết nguyên tố nào là phi kim – kim loại ?
3. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
( 1’)
( 5’)
(15’)
(10’)
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết có 2 loại chất: đơn chất - hợp chất. Dù là đơn chất hay hợp chất cuãng đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Các hạt nhỏ đó thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Người ta gọi các hạt nhỏ đó là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài học này
* Hđ1: 
- Chiếu lên màn hình và yêu cầu học sinh quan sát các hình của phân tử H2, O2, H2O, NaCl. Giới thiệu cách liên kết của các nguyên tử trong từng phân tử. Sau đó nêu câu hỏi
? Em hãy nhận xét về: thành phần, hình dạng, kích thước các hạt phân tử của các mẫu chất trên.
- Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử.
? Vậy phân tử là gì
Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ mẫu kim loại đồng và rút ra nhận xét (đối với đơn chất kim loại nói chung)
* Hđ2: 
? Em hãy nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối
? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa phân tử khối
Chiếu lên màn hình hình vẽ minh hoạ và hướng dẫn học sinh tính PTK của phân tử H2, H2O
- Tính PTK của các chất bằng tổng NTK của các nguyên tử trong phân tử chất đó
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính PTK của:
a. Khí mêtan biết phân tử gồm: 1C, 4H
b. Rượu etylic biết phân tử gồm: 2C, 6H, 1O
c. Khí Clo biết phân tử gồm: 2Cl
d. Metyl clorua biết phân tử gồm: 1C, 3H, 1Cl.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng tính
* Hđ3:
- Chiếu lên màn hình 3 trạng thái của nước: nước lỏng, nước đá, hơi nước và hỏi;
? Nước có thể tồn tại ở những dạng trạng thái nào
? Làm thế nào để nước lỏng biến thành nước đá hoặc hơi nước và ngược lại.
- Thuyết trình: mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn các hạt nguyên tử ( như đơn chất kim loại), hoặc phân tử. Tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và áp suất mà mỗi chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí khác nhau.
- Chiếu lên màn hình hình ảnh cách liên kết và chuyển động của các hạt tạo nên chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí và yêu cầu học sinh nhận xét và so sánh khoảng cách giữa các phân tử và sự chuyển động của chúng trong 3 trạng thái đó.
- Giới thiệu các dạng thù hình của cacbon
- Gọi 1 HS đọc phần “em có biết”, và giải thích thêm về sự chuyển hoá từ than chì thành kim cương và ngược lại.
- Thảo luận nhóm
- Nêu định nghĩa
- Nhận xét
- Nhắc lại định nghĩa
- Nêu định nghĩa
- Theo dõi, và tập tính PTK
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Lên bảng làm bài tập
- Trả lời
- Thảo luận
- Lắng nghe
- Theo dõi và thảo luận
- Theo dõi
- Đọc SGK
Tiết 9. 
ĐƠN CHẤT- HỢP CHẤT- PHÂN TỬ
( tiết 2)
I. PHÂN TỬ
1. ĐN:
Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
* Đối với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
2. Phân tử khối (PTK):
PTK là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
IV. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT
1. Ở trạng thái rắn: Các nguyên tử (phân tử) xếp khít nhau và dao động tại chỗ
2. Ở trạng thái lỏng: Các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
3. Ở trạng thái khí (hơi): các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về nhiều phía
 (4’) 4. Củng cố:
	Yêu cầu các nhóm thảo luận để làm bài tâp ( chiếu lên màn hình)	
( 1’) 5. Dặn dò:
	Làm BT 1,2,3,4,5
	Học bài
	Soạn bài mới
Phú lộc, ngày 22 tháng 03 năm 2007
 	Người soạn
	LÊ VŨ MINH HOÀI

File đính kèm:

  • docGIAO AN.doc
Bài giảng liên quan