Bài giảng Toán Lớp 6 - Bài 17: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

- Học sinh nhận biết số nguyên tố, hợp số. Làm quen với bảng số nguyên tố

- Học sinh biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số và số nguyên tố

 

ppt30 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 28/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Toán Lớp 6 - Bài 17: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài 17: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ 
I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
- Học sinh nhận biết số nguyên tố, hợp số. Làm quen với bảng số nguyên tố 
- Học sinh biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số và số nguyên tố 
2. Kĩ năng - Kĩ năng phát biểu khái niệm về số nguyên tố, hợp số.- Kĩ năng quan sát- Kĩ năng làm việc nhóm- Kĩ năng thu nhập và sử lí thông tin- Kĩ năng học tập và làm việc tích cực chủ động, sáng tạo 
3.Thái độ 
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác 
- Say sưa hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tế 
4. Năng lực, phẩm chất- Năng lực hợp tác: Trong hoạt động nhóm - Năng lực tự học tự nghiên cứu: HS tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống- Năng lực tự giải quyết vấn đề:Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: HS sử dụng máy tính, mạng Internet- Năng lực thuyết trình, báo cáo:Trước tập thể- Năng lực tính toán: Trong quá trình học 
HS: Tiếp tục trau dồi những phẩm chất sau: 
- Sống yêu thương: Qua việc giúp đỡ bạn bè, qua nội dung bài toán thực tiễn. 
- Sống tự chủ, độc lập:Thể hiện qua việc tự mình tìm hiểu và hình thành kiến thức. 
- Sống trách nhiệm: Qua việc báo cáo kết quả của mình, của nhóm mình. 
II. Chuẩn bị: 
1.Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu soạn bài 
 - Phương pháp 
- Thiết bị dạy học: 
 Tổ chức trò chơi 
 Dạy học gợi mở, vấn đáp 
 Tìm tòi , phát hiện và giải quyết vấn đề 
 Hợp tác nhóm nhỏ 
 Dạy học luyện tập và thực hành 
Bảng phụ  
Phiếu học tập 
2. Chuẩn bị của trò 
- Học thật kĩ bài tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết, ước và bội 
- Chuẩn bị bảng số viết (dán) các số tự nhiên từ 2 đến 49 
- SGK, SBT, dụng cụ học tập, bảng nhóm, bút mầu 
III. Tiến trình dạy học  A. Hoạt động khởi động (8 phút)  - Mục tiêu: Tạo hứng thú phát triển óc nhanh nhạy bổ trợ cho chính kiến thức trong bài học,  - Nội dung ND1: Chọn một số tự nhiên bất kì nhỏ hơn 50 rồi viết chúng thành tích của 2 số tự nhiên. - Phương pháp : Tổ chức trò chơi “Phân tích số trong một câu hát”- Sản phẩm : Học sinh có được tinh thần sảng khoái và kiến thức bổ trợ cho bài học 
ND1: Chọn một số tự nhiên bất kì nhỏ hơn 50 rồi viết chúng thành tích của 2 số tự nhiên.GV: Cách chơi như sau: 
Nửa lớp hát bài hát được đặt lời theo nhạc bài Oẳn tù tì 
Oẳn tù tì ra số gì ra số này. 
Tôi ra con số trả lời bạn đây 
Tôi ra thêm câu bạn ơi có biết 
Và đây đáp án đã hài lòng chưa 
Cùng nhau học tập cùng chơi tù tì” 
 C5 cả lớp cùng hát 
 Chú ý trong 1 câu hát bạn nào chưa xong vẫn phải đưa giấy cho bạn cùng cặp) 
Nửa lớp còn lại được chia theo từng cặp chơi 
HS1: viết một số VD: 16  đưa số cho HS2 
HS2 :Nhận số phân tích VD: 16 = 2.8 đưa đáp án cho HS1 
HS2: Tiếp tục viết một số khác VD: 23  đưa số cho HS1 
HS1: Nhận số phân tích VD: 23 = 23.1  đưa đáp án cho HS2 
Cả lớp cùng hát câu 5 và vỗ tay theo nhịp 
- ND2 : Thực hiện tìm Ước của các số đã cho trong sách hướng dẫn - Phương thức tổ chức :HS thực hiện theo nhóm nhỏ làm vào bảng nhóm. - Tổ chức báo cáo:  Các nhóm đổi chéo kết quả kiểm tra giúp nhau	 - Sản phẩm: Bài làm trên bảng nhóm của HSGV: Sử dụng một bảng của nhóm đúng và đẹp nhất lưu lại trên bảng chính.  
Số a 
Các ước của a 
6 
7 
10 
13 
b) Em chỉ ra các số có nhiều hơn hai ước: 
c) Chọn được các số chỉ có hai ước:. 
a) Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây 
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút) 
1. HĐ tìm hiểu khái niệm về số nguyên tố, hợp số (10 phút) 
- Mục tiêu 
+ HS Nhận biết thế nào là một số nguyên tố, hợp số,biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một số là hợp số hay là số nguyên tố 
+ Kĩ năng phát biểu khái niệm về số nguyên tố, hợp số 
+ Kĩ năng quan sát, thu nhập và xử lí thông tin 
+ Kĩ năng học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo 
Nội dung 1 : 1. Số nguyên tố, hợp số 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
 Em hãy đọc, tìm hiểu trong sách hướng dẫn và trả lời được câu hỏi sau: 
?1 Thế nào là số nguyên tố, cho ví dụ và giải thích vì sao số đó là số nguyên tố. 
?2 Thế nào là hợp số, cho ví dụ và giải thích vì sao số đó là hợp số. 
?3 Số 0 và số 1 có phải là số nguyên tố hay hợp số không, vì sao. 
?4 Tìm các số nguyên tố nhỏ hơn 10 
- Phương thức tổ chức : HS hoạt động cá nhân đọc, tìm hiểu 
- Tố chức báo cáo 
GV: Gọi HS trả lời từng câu, HS nhận xét, GV lắng nghe và phân tích từng ví dụ của HS để đưa ra những câu hỏi phụ lật đi lật lại để học sinh nắm chắc KT sau đó GV chốt KT ghi bảng. 
Số nguyên tố, hợp số 
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. 
Ví dụ số 7; 13; 
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước. 
Ví dụ số 6; 10;... 
- Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số. 
2. HĐ Lập bảng số nguyên tố (10 phút) 
 Mục tiêu 
+ Làm quen với bảng số nguyên tố 
+ Kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu nhập và sử lí thông tin . 
+ Kĩ năng học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo 
+ Tiếp tục phát triển óc quan sát, phân tích, thực hành, thẩm mỹ, nhanh nhạy.... 
- Nội dung 2: 2. Lập bảng số nguyên tố 
B1: Viết ( hoặc dán) tất cả các số tự nhiên từ 2 đến 49 vào bảng nhóm (Đã chuẩn bị ở nhà) 
B2: Giữ lại số 2 gạch ( hoặc gấp, lột) tất cả các số là bội của 2 
B3: Giữ lại số 3 gạch ( hoặc gấp, lột) tất cả các số là bội của 3 
B4: Giữ lại số 5 gạch ( hoặc gấp, lột) tất cả các số là bội của 5 
B5: Giữ lại số 7 gạch ( hoặc gấp, lột) tất cả các số là bội của 7 
Bảng các số tự nhiên từ 2 đến 49 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
18 
19 
20 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
27 
28 
29 
30 
31 
32 
33 
34 
35 
36 
37 
38 
39 
40 
41 
42 
43 
44 
45 
46 
47 
48 
49 
Phương thức tổ chức 
 HS: Hoạt động thực hành các bước theo nhóm 
Tổ chức báo cáo: 
Các nhóm đổi chéo bảng nhóm kiểm tra theo kết quả sau: 
Sản phẩm : Bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 50 
Bảng kết quả sau khi thực hành 
2 
3 
5 
7 
11 
13 
17 
19 
23 
29 
31 
37 
41 
43 
47 
Chuyển giao nhiệm vụ 
Quan sát bảng kết quả, đọc sách hướng dẫn, 
thảo luận theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau: 
?1- Các số được giữ lại trong bảng trên là số nguyên tố hay hợp số 
?2- Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 50 ? Hãy liệt kê các số đó 
?3- Số nguyên tố nhỏ nhất là số mấy? Số này có gì đặc biệt 
?4- Các số nguyên tố lớn hơn 5 có gì đặc biệt 
?5 Có số nguyên tố nào là số chẵn hay không? 
?6 Các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số nào? 
?7 Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau hai đơn vị? 
?8 Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau một đơn vị? 
- Tổ chức báo cáo: 
GV: Gọi đại diện từng cặp trả lời từng câu 
HS: trả lời, HS khác lắng nghe nhận xét, 
GV: Lắng nghe từng câu trả lời của HS, câu nhận xét của HS, phân tích, đặt ra những câu hỏi phụ nhằm khắc sâu và chốt KT 
- Sản phẩm: 
+ HS biết cách và lọc ra được các số nguyên tố nhỏ hơn 50 
+ HS Nhận dạng được các số nguyên tố nhỏ hơn 50 
Kiến thức cần nhớ 
- Các số được giữ lại trong bảng trên đều là số nguyên tố 
 Có 15 số nguyên tố nhỏ hơn 50 
 Các số đó là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47 
- Số 2 là số nguyên tố nhỏ nhất và là số nguyên tố chẵn duy nhất 
- Các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể có tận cùng là 1; 3; 7 và 9 
C. Hoạt động luyện tập 
- Mục tiêu: 
HS: Tiếp tục hình thành kĩ năng: 
+ Kĩ năng phát biểu khái niệm về số nguyên tố, hợp số và 
nhận biết chúng 
+ Kĩ năng học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo 
+ Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 cuối sách 
- Nội dung , phương thức tổ chức : 
+ Nội dung 
 Bài tập 1. 
 Bài tập 2: 
 Bài tập 3: 
+ Phương thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân hoàn thành vào vở 
- Sản phẩm : Bài làm trong vở của HS 
C- Hoạt động luyện tập 
Bài tập 1. Các số sau đây là số nguyên tố hay hợp số? 
312; 213; 435; 417; 3737; 4141 
Các số trên đều là hợp số vì chúng có khác 0 và có nhiều hơn 2 ước. 
VD: 312 có các ước là: 1; 2; 312; 
Bài tập 2: 
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. 
Điền kí hiệu , hoặc thích hợp vào ô trống : 
43 P; 93 P ; 15 N ; P N 
Bài tập 3: Dùng bảng số nguyên tố ( ở cuối sách) tìm ra các số nguyên tố trong các số sau 
117; 131; 313; 469; 647 
+ Tổ chức báo cáo: 
GV yêu cầu HS làm vào vở 
GV: Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn, đồng thời cử HS khá hơn giúp đỡ HS yếu hơn. 
GV: Chốt kiến thức cần nhớ cho HS 
KIẾN THỨC CẦN NHỚ 
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. 
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước. 
- Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số. 
- 10 số nguyên tố đầu tiên là 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29 
D- Hoạt động vận dụng 
 Mục tiêu 
+ HS vận dụng kiến thức vừa học để làm được bài tập khó hơn 
- Nội dung, phương thức tổ chức 
+ Nội dung 
 Bài tập : Tổng hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? 
a) 3.4.5 + 6.7	b) 7.9.11.13 – 2.3.4.7 
c) 3.5.7 + 11.13.17	d) 16354 + 67541	 
( vận dụng thêm tính chất chia hết của một tổng) 
+ Phương thức tổ chức: HS phát hiện, hướng giải và giải bài tập. 
E- Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
- Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về số nguyên tố, hợp số 
 Nội dung 
+ GV: cho HS đọc về “Sàng Ơ-ra-tô-xten” 
+ Tìm hiểu về số nguyên tố lớn nhất hiện nay 
+ Cách dùng máy tính bỏ túi, máy vi tính để kiểm tra các số nguyên tố lớn hơn 100 và số có 10 chữ số trở xuống 
+ Cách chứng minh một số là số nguyên tố hay hợp số 
 M ột trong những phương pháp cổ nhất để lập bảng các số nguyên tố từ bảng các số tự nhiên do nhà To án học cổ Hi Lạp 
Sàng Ơ-ra-tô-xten 
Ơ -ra-t ô -xten (Ératosthène) (276–194 tr ước C ô ng nguy ê n) đề r a. Trong cách làm trên, các hợp số được sàng lọc đi, các số nguyên tố được giữ lại. Nhà toán học Ơratôxten đã viết các số trên giấy cỏ sậy căng trên một cái khung rồi dùi thủng các hợp số. Bảng số nguyên tố còn lại giống như một cái sàng và được gọi là sàng Ơ-ra-tô-xten 
Em biết gì về số nguyên tố lớn nhất hiện nay ? 
* Gồm bao nhiêu 
 chữ số ? 
* Do các nhà khoa học của nước nào tìm ra ? 
*Số nguyên tố lớn nhất hiện nay gồm 9 tỉ 152 nghìn 052 
chữ số. 
Cùng với 700 chiếc máy tính, Các nhà khoa học Mỹ đã 
tìm ra nó vào ngày 15 tháng 12 năm 2009. 
(để ghi được con số này chúng ta phải mất 2.935 trang giấy. 
 Các em sẽ có cơ hội nhận được phần thưởng 100.000 USD 
nếu tìm thấy số nguyên tố lớn hơn tiếp theo) 
* Hướng dẫn HS học ở nhà 
 Học kĩ khái niệm số nguyên tố, hợp số. 
 Tìm hiểu cách chứng minh số nguyên tố hay hợp số 
 Tìm hiểu những điều thú vị liên quan đến số 23 
- Tìm hiểu những vấn đề trong thực tế liên quan đến số nguyên tố 
- Tìm hiểu trước bài phân tích một số ra thừa số nguyên tố 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_lop_6_bai_17_so_nguyen_to_hop_so_bang_so_nguy.ppt