Bài giảng Toán Lớp 6 - Tiết 50: Quy tắc dấu ngoặc

+ Đặt ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý:

* Nếu trước ngoặc có dấu (-) phải đổi dấu các số hạng.

* Nếu trước ngoặc có dấu (+) ta giữ nguyên dấu các số hạng.

Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói tổng đại số là tổng.

ppt14 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Toán Lớp 6 - Tiết 50: Quy tắc dấu ngoặc, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra bài cũ 
Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyờn 
Áp dụng: Tính giá trị biểu thức 
 1) 4 - (- 9) = 
 2) 5 + (12 - 15 + 17) - (12 + 17) = 
Giải 
1) 4 - (- 9) = 4 -(- 9) = 4 + 9 = 13 
2) 5 + (12 -15 + 17) - (12 + 17) 
 = 5 + 14 - 29 
 = 19 - 29 = - 10 
Tiết 50 
QUY TẮC DẤU NGOẶC 
?1: a) Tìm số đối của : 2; (-5); 2+(-5): 
 b) So sánh số đối của tổng 2+(-5) 
 với tổng các số đối của 2 và (-5). 
a) Số đối của 2 là (-2) 
 Số đối của (-5) là 5 
	Số đối của 2+ (-5) là -[2+(-5)] 
Giải 
b) Tổng các số đối của 2 và (-5) là: (-2)+5=3 
= -(-3) =3 
Vậy -[2+(-5)]= (-2)+5 
Qua ví dụ rút ra nhận xét gì khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” ở đằng trước ? 
Giải 
?2: Tính và so sánh kết quả của: 
7+(5-13) và 7+5+(-13) 
 12-(4-6) và 12-4+6 
7 + (5 - 13) =7 + [5 + (-13)] = 7 + (-8) = -1 
 7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1 
Vậy 7+(5-13)=7+5+(-13) 
b) 12 - (4 - 6) =12 - (-2) = 12 + 2 = 14 
 12 - 4 + 6 = 8 + 6 =14 
Vậy 12 -(4 - 6) = 12 - 4 + 6 
Làm việc theo nhóm 
Từ kết quả câu a) em có nhận xét gì về dấu các số hạng trong ngoặc mà khi bỏ ngoặc mà đằng trước ngoặc có dấu “+”? 
Dấu các số hạng trong ngoặc sẽ như thế nào mà khi bỏ ngoặc mà đằng trước ngoặc có dấu “-”? 
?1 b) -(2 + (-5)) = -2 + 5 
?2: a)7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (-13) 
 b) 12 - (4 - 6) =12 - 4 + 6 
Khi bỏ ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải 
đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc 
dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”. 
Khi bỏ ngoặc có dấu “+” đằng trước thì 
dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. 
Ví dụ: Tính nhanh 
a) 324 + [112 - (112 + 324)]; 
b) (-257) - [(-257 + 156) - 56] 
 a) 324 + [112 - (112 + 324)] 
= 324 + [112 - 112 - 324] 
= (324 - 324) + (112 - 112) = 0 
b) (-257) - [(-257 + 156) - 56] 
=-257 - (-257 + 156) + 56 
= -257 + 257 - 156 + 56 
=(-257 + 257) - (156 - 56) = -100 
Giải 
?3: Tính nhanh 
a) (768-39)-768 b) (-1579)-(12-1579) 
Giải 
(768 - 39) -768 
=768 -39 - 768 
=768 - 768 - 39 
=-39 
b) (-1579) - (12 - 1579) 
= -1579 -12 +1579 
= -1579 +1579 -12 
= - 12 
Bài tập : Tính nhanh tổng sau (57+2002)-(2002-57) 
Bạn Lan làm như sau: 
 (57+2002)-( 2002-57) 
= 57+2002- 2002-57 
= (57-57)+(2002-2002) = 0 
Theo em bạn Lan làm thế đúng hay sai? 
nếu sai thì chỉ ra chỗ sai và sửa lại? 
Lời giải đúng: (57+2002)-( 2002-57) 
	 =57+2002- 2002+57 
	 = 57+57 + (2002- 2002) 
 =114 
SAI 
1. Khi bỏ ngoặc có dấu “-”đằng trước,ta phải  các số hạng trong dấu ngoặc: dấu thành dấu “-” và dấu  thành dấu “+”. 
Khi bỏ ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc... 
Bài tập: Điền vào chỗ trống () để được quy tắc và tính chất đúng 
đổi dấu tất cả 
“+” 
“-” 
vẫn giữ nguyên 
2. Tổng đại số 
- Tổng đại số là dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên 
- Trong tổng đại số, ta có thể: 
+ Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng 
+ Đặt ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý: 
* Nếu trước ngoặc có dấu (-) phải đổi dấu các số hạng. 
* Nếu trước ngoặc có dấu (+) ta giữ nguyên dấu các số hạng. 
* Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói tổng đại số là tổng. 
Bài tập: 57 (SGK/85) Tính tổng 
b) 30 + 12 + (-20) + (-12)	 
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 
Bài tập : Chọn đáp án đúng trong các câu sau 
2.1: Biến đổi 270-17+47 ta được 
A. 270-(47-17) 
B. 270+(47-17) 
C. 270+(- 47-17) 
2.2 Biến đổi 180-76-54 ta được 
A. 180 + (76 - 54) 
B. 180 - (76 - 54) 
C. 180 - (76 + 54) 
 B. 270+(47-17) 
 C. 180 - (76 + 54) 
Tiết 49: quy tắc dấu ngoặc 
Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc quy tắc theo sgk 
Làm bài tập 57a,d; 58;59, 60 SGK trang 85 
 Bài tập 89;90;91;92;94;94 (SBT/trang 65) 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_lop_6_tiet_50_quy_tac_dau_ngoac.ppt