Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Văn bản văn học.Từ Hán Việt

III Luyện tập về từ Hán Việt :

 Bài tập 1:Đọc câu sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

 Tái sinh chưa dứt hương thề ,

 Làm thân trâu ngựa, đề nghì trúc mai .

 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều )

 a.Chỉ ra nghĩa của tiếng tái, tiếng sinh và của từ tái sinh được dùng trong câu trên .

 b. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng tái và những từ Hán Việt khác có tiếng sinh, với nghĩa nhứ trong tái sinh .

c.Trình bày cách hiểu của anh ( chị) về nghĩa của cụm từ Tái hồi Kim Trọng .

 Đặt câu với cụm từ này .

 

 

 

 

 

 

 

ppt8 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Văn bản văn học.Từ Hán Việt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tự chọn bám sát 38Ngữ văn 10 ( Văn bản văn học.Từ Hán Việt )GV : Vi Xuân Hải –THPT Chi LăngI. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học1- Các khái niệm thuộc về nội dung của VBVH a) Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. b) Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. c) Tư tưởng văn bản: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm. d) Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản.2. Các khái niệm về hình thức của văn bản a. Ngôn từ: Đây là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học . Nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vậttrong văn bản. Vì thế tìm hiểu văn bản phải đi sâu khai thác các lớp ngôn từ. b. Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa. Bất kể văn bản văn học nào cũng phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu phải phù hợp với nội dung c. Thể loại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản. III Luyện tập về từ Hán Việt : Bài tập 1:Đọc câu sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới: Tái sinh chưa dứt hương thề , Làm thân trâu ngựa, đề nghì trúc mai . ( Nguyễn Du – Truyện Kiều ) a.Chỉ ra nghĩa của tiếng tái, tiếng sinh và của từ tái sinh được dùng trong câu trên . b. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng tái và những từ Hán Việt khác có tiếng sinh, với nghĩa nhứ trong tái sinh .c.Trình bày cách hiểu của anh ( chị) về nghĩa của cụm từ Tái hồi Kim Trọng . Đặt câu với cụm từ này .	a.Tái  lần thứ hai, lại, trở lại lần nữa . Sinh> đẻ ra, sống . - Tái sinh : Sống lại ở kiếp sau .b.Các từ có nghĩa như tái sinh : tái bản , tái cử, tái diễn, tái ngữ, tái hợp.... - Sinh : sinh động, sinh hạ, sinh hoạt, sinh khí, sinh lí, sinh mệnh. c.Tái hồi Kim Trọng . - Tái hồi > trở lại nơI cũ, người cũ . TáI hồi Kim trọng : sau mười lăm năm, Thuý Kiều trở về với người yêu cũ –Kim Trọng . - đặt câu với cum từ này : Cô ấy lại táI hồi Kim Trọng .Bài 2 : đọc câu sau và thực hiện nhịêm vụ nêu ở dưới : -Trùng sinh ơn nặng bể trời , Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi - Dẫn mình trong áng can qua, Vài sinh ra tử, họa là thấy nhau ( Nguyễn Du- truyện Kiều ) a.Phân biệt nghĩa của trùnh sinh, hồi sinh với nghĩa của táI sinh .đặt câu với môi từ .b.Thử nêu các nét nghĩa khác nhau của sinh trong hai câu trên.Xếp các từ sau đây thành nhóm theo mỗi nét nghĩa khác nhau của sinh như vừa nêu: sinh kế, sinh học, sinh nhật, sinh ngữ, sinh lực, sinh mệnh, sinh quán, sinh thành, sinh khí, sinh vật, sinh lí... a.Phân biệt nghĩa từ trùng sinh , hồi sinh với tái sinh.Đặt câu với mỗi từ ? -Trùng sinh > Sống lại ở kiếp này một lần nữa, sinh lại . - Hồi sinh > sống , làm cho sống lại .Còn Tái sinh > sống lại ở kiếp sau . - đặt câu : + Con người ấy đã may mắn trùng sinh .+ Cây cối đã hồi sinh sau trận báo .+ Các cụ vẫn tin rằng có chuyện tái sinh .b. Sinh trong “ trùng sinh” mang nét nghĩa đẻ ra, sinh ra .- Sinh trong “ vào sinh ra tử “ mang nét nghĩa giống trái với chết .Xếp các từ thành nhóm theo mỗi nét nghĩa khác nhau của sinh .+ Trùng sinh : sinh nhật, sinh quán, sinh thành, giáng sinh, bẩm sinh, sản sinh, sơ sinh, song sinh ( mang nét nghĩa sinh ra, đẻ ra )+ Sinh ( sống ) : sinh học, sinh ngữ, sinh lực, sinh mệnh, sinh khí, sinh vật, sinh tố, sinh lí, sinh tồn, sinh động, sinh hoạt, hi sinh, sinh tử, dưỡng sinh .

File đính kèm:

  • pptTu_chon_bam_sat_38.ppt