Bài giảng Tuần 18 - Tiết 18: Vẽ theo mẫu vẽ chân dung
Vì sao người ta lấy chiều dài đầu người làm đơn vị chuẩn để so sánh với tỉ lệ cơ thể người
? Tỉ lệ cơ thể trẻ em có thay đổi qua từng giai đoạn không
- GV hướng dẫn cho HS quan sát tỉ lệ cơ thể trẻ em qua từng giai đoạn
*GV minh hoạ trên bảng các tỉ lệ
* GV kết luận: Vẻ đẹp bên ngoài của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỉ lệ các bộ phận.
- Lao động trí óc (dạy học,vi tính, văn + Bố cục: chặt chẽ hợp lí có đầy đủ mảng chính, mảng phụ + Hình vẽ sinh động, sáng tạo, chân thực, rõ nét + màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ. 2. Cách vẽ tranh ? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài - GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước * GV: Các em có thể chọn cho mình một nội dung để thể hiện 1.Tìm bố cục 2.Vẽ hình 3. Vẽ màu 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được -HD một vài nét lên bài học sinh -GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt. - Vẽ 1 tranh về đề tài lao động - Kích thước: 18 x 25 - Màu sắc: Tuỳ ý IV.Củng cố - Đánh giá - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ? Nội dung của các bức tranh trên ? Bố cục của bài vẽ ? Hình vẽ như thế nào ? Màu sắc của bài vẽ ra sao ______________________________________________________ Ngày tháng 2 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 15/2/2009 Ngày dạy: /2/2009 Tuần 22 - Tiết 22 Vẽ trang trí Vẽ tranh cổ động (Tiết 1) I. Mục tiêu *Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết về loại tranh cổ động và ý nghĩa của chúng. *Kỹ năng : Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình tạo ra một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. *Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm , những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại. II. Chuẩn bị 1. GV: Tranh cổ động của hoạ sĩ, tranh tham khảo, - Tranh bộ ĐDDH MT 8, tranh ảnh của HS năm trước - Các bước bài vẽ tranh cổ động. 2 HS : Sưu tầm tranh cổ động III. Tiến trình lên lớp 1. Quan sát nhận xét - GV cho HS xem 2 bức tranh đó là tranh đề tài và tranh cổ động ? Đây là tranh gì ? Vậy tranh còn lại là loại tranh gì ? Thế nào là tranh cổ động ? Tranh cổ động thường đặt ở đâu, nhằm mục đích gì ?Tranh gồm có mấy phần ?Tranh được làm bằng chất liệu gì ? Hình ảnh trong tranh phải như thế nào ? Chữ trong tranh ra sao ? Màu sắc của tranh cổ động - GV hướng dẫn HS quan sát những tranh vẽ trên đồ dùng dạy học 1. Tranh cổ động là gì ? - Tranh đề tài - Tranh cổ động - Là loại tranh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm. + Tranh đặt ở nơi công cộng , đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. + Bố cục tranh gồm 2 phần - Hình ảnh - Chữ gây ấn tượng mạnh + Chất liệu: Bột, sơn + Có nhiều kích cỡ khác nhau, khuôn khổ phong phú đa dạng. 2. Đặc điểm tranh cổ động + Hình ảnh cô động, dễ hiểu + Chữ phải ngắn gọn rõ ràng, nên dùng chữ ba ton đều nét hoặc chữ Rô manh, quảng cáo thì nên dùng chữ phăng. + Màu sắc phải có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ. +Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, rõ nét +màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ. 2. Cách vẽ tranh ? Một bài vẽ trang trí thông thường gồm có mấy bước Gv: ở tranh cổ động còn có thêm 1 bước tìm và chọn nội dung cần thể hiện GV HD cho Hs xem các loại tranh quảng cáo , cổ động lễ hội, phục vụ chính trị...và gợi ý nội dung cần thể hiện. 1. Tìm nội dung 2. Tìm bố cục 3. Vẽ hình và chữ 4. Vẽ màu - Hình vẽ cần vẽ cách điệu, tượng trưng - Đối với quảng cáo thì nên vẽ thực 3. Phân tích tranh "Vì một mái trường không có ma tuý” GV treo bức tranh "Vì một mái trường khôngcó ma tuý" ? Tranh vẽ về nội dung gì ? Hình vẽ trong tranh như thế nào ? Nêu tác dụng của cách dùng màu trong tranh ? ý nghĩa của bức tranh - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được - HD một vài nét lên bài học sinh - GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt. +Tranh vẽ về nội dung chống ma tuý trong học đường + Hình vẽ trong tranh khúc chiết, ngắn gọn mang ý nghĩa tượng trưng, hai cánh tay được cách điệu giản lược thành đường nét kỹ hà, con người trong bức tranh được vẽ bẵng các hình khối cơ bản , mang ý nghĩa khái quát +Màu sắc mạnh mẽ, với các mảng màu nguyên và màu hồng của bàn tay úp xuống nói lên sự bảo vệ, che chở ngôi trường tránh mọi tác hại của văn hoá phẩm đồi trụy và tệ nạn xã hội . + Bức tranh tuyên truyền cho mọi người biết "Hãy tránh xa ma tuý, mại dâm, cờ bạc rượu chè" 4. Củng cố - Đánh giá ? Tranh cổ động dùng để làm gì ? Hình vẽ trong tranh cổ động như thế nào ? Màu sắc trong tranh ra sao ? Nêu cách vẽ một bài tranh cổ động ______________________________________________________ Ngày tháng 2 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 21/2/2009 Ngày dạy: /2/2009 Tuần 23 - Tiết 23 Vẽ trang trí Vẽ tranh cổ động (Tiết 2) I. Mục tiêu *Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết về loại tranh cổ động và ý nghĩa của chúng. *Kỹ năng : Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình tạo ra một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. *Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm , những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại. II. Chuẩn bị - Như tiết 22 III. Tiến trình lên lớp 1. Thực hành - GV duyệt phác thảo tranh cổ động, gợi ý cho HS vẽ bài - GV bao quát lớp, Hướng dẫn cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn cho HS cách tô màu cho phù hợp với nội dung cần thể hiện. *Vẽ một bức tranh cổ động trên giấy A3 *Kích thước: 36 x 50 (cm) *Chất liệu: Màu nước , màu bột, màu sơn. 2. Củng cố - Đánh giá - Gv thu bài một số em học sinh ( được và chưa được) đính lên bảng yêu cầu HS nhận xét đánh giá về: - Nội dung cần thể hiện? - Bố cục của tranh cổ động? - Hình vẽ trong tranh như thế nào? - Màu sắc trong tranh ra sao? - ý nghĩa của bức tranh? 3. Dặn dò - Chuẩn bị bài 24 - vẽ tranh đề tài ước mơ của em - Tranh mẫu để tham khảo - Giấy, chì màu tẩy ______________________________________________________ Ngày tháng 2 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 01/3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Tuần 24 - Tiết 24 Vẽ tranh Đề tài Ước mơ của em I. Mục tiêu *Kiến thức: Giúp học sinh gợi mở những ước mơ, thể hiện nguyện vọng của mình trong tương lai *Kỹ năng: HS vẽ được tranh đề tài ước mơ của em *Thái độ: Có ý thức tôn trọng những ước mơ của mình và người khác II. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, thực hành - Liên hệ thực tiễn cuộc sống III. Chuẩn bị -Tranh vẽ mẫu, tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh năm trước - ĐDDH MT 8 các bước bài vẽ tranh đề tài của em 1. Tìm và chọn nội dung đề tài -? Ước mơ là gì -? Con người thuờng có những mong muốn gì -? Cho ví dụ cụ thể -? Những bức tranh nào sau đây thể hiện mơ ước của con người -GV cho HS xem những bức tranh đề tài ước mơ và hỏi ? Những bức tranh trên nói về nội dung gì ? Bố cục được sắp xếp ra sao ? Hình tượng sử dụng trong tranh như thế nào ? Nêu nhận xét của em về các bức tranh trên + Ước mơ là những điều mong muốn tốt đẹp nhất của con người +Con nguời thường có nhiều ước mơ: được sống mạnh khoẻ, được sống vui vẻ và hạnh phúc. +Tranh dân gian Việt Nam như Đại Cát, Vinh hoa, Phú quý, Lý ngư vọng nguyệt , Phúc lộc thọ đều thể hiện mơ ước của con người. +Nội dung : Sống lâu, giàu sang, hạnh phúc, con cháu đầy đàn. +Bố cục mang tính ước lệ , tượng trưng , hình tượng được đơn giản hoá và cách điệu. +Màu sắc hài hoà tuỳ theo sở thích của người vẽ. 2. Cách vẽ tranh ? Nêu các bước vẽ tranh đề tài Gv minh hoạ bảng hoặc treo ĐDDH rồi yêu cầu HS phân tích các bước B1:Tìm bố cục (mảng chính mảng phụ) B2: Vẽ hình vào mảng, điều chỉnh các mảng hình cho phù hợp với bố cục B3:Vẽ màu 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được -HD một vài nét lên bài học sinh -GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt. -Vẽ 1 tranh về đề tài ước mơ của em -Kích thước: 18 x 25 -Màu sắc: Tuỳ ý 4.Củng cố - Đánh giá - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: -? Nội dung của các bức tranh trên -? Bố cục của bài vẽ -? Hình vẽ như thế nào -? Màu sắc của bài vẽ ra sao -(GV kết luận bổ sung), tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 5. Dặn dò - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ - Chuẩn bị bài 25 Kiểm tra một tiết (Phác nét bài vẽ trang trí lều trại, chuẩn bị giấy, chì màu tẩy để vẽ bài). ______________________________________________________ Ngày tháng 3 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 08/3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Tuần 25 - Tiết 25 Kiểm tra 1 tiết I. Đề ra: Vẽ trang trí lều trại Khuôn khổ: Giấy A4 Thời gian: 45 phút II. Yêu cầu: Bài vẽ phải đạt các yêu cầu sau: 1. Nội dung: Bài vẽ thể hiện đúng nội dung yêu cầu của bài, thể hiện được yêu cầu của trang trí ứng dụng, vẽ đúng nội dung yêu cầu. 2. Bố cục: Bài vẽ có bố cục chặt chẽ, hình ảnh, hoạ tiết rõ ràng, Thể hiện được kiểu dáng của lều hoặc trại. 3. Thể hiện: Bài vẽ thể hiện được đặc trưng của thể loại trang trí, sử dụng đúng màu theo yêu cầu của trang trí (dùng các cặp màu bổ túc làm chính), hoạ tiết có chọn lọc và được đơn giản hoặc cách điệu từ những sự vật có trong thực tế. 4. Tính sáng tạo: Bài vẽ có tính sáng tạo, không sao chép lại những bài trong sách hoặc của bạn, trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá nhiều hoặc bị nhàu nát giấy vẽ. III. Biểu điểm: Tuỳ theo mức độ hoàn thành của bài vẽ và các yêu cầu mà cho điểm hợp lí. 1. Nội dung: 3 điểm 2. Bố cục: 3 điểm 3. Thể hiện: 2 điểm 4. Tính sáng tạo: 2 điểm ______________________________________________________ Ngày tháng 3 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 14/3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Tuần 26 - Tiết 26. Vẽ theo mẫu Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người I. Mục tiêu * Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi, tương quan tỉ lệ các bộ phận: đầu, mình, thân. *Kỹ năng : Biết cách ước lượng được chiều cao của các bạn trong lớp hoặc là dáng đi đứng của một số người *Thái độ: Yêu quý trân trọng những khám phá của các nhà giải phẫu học hiểu hơn về tỉ lệ cơ thể người II. Chuẩn bị - Một số tranh về giải phẫu (H1-H2) tỉ lệ người, người mẫu thật. III. Tiến trình lên lớp 1. Tỉ lệ cơ thể trẻ em - GV cho HS xem tranh ảnh về tỉ lệ cơ thể người ? Vì sao người ta lấy chiều dài đầu người làm đơn vị chuẩn để so sánh với tỉ lệ cơ thể người ? Tỉ lệ cơ thể trẻ em có thay đổi qua từng giai đoạn không - GV hướng dẫn cho HS quan sát tỉ lệ cơ thể trẻ em qua từng giai đoạn *GV minh hoạ trên bảng các tỉ lệ * GV kết luận: Vẻ đẹp bên ngoài của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỉ lệ các bộ phận. + Chiều dài đầu người là đơn vị chuẩn cân đối ít thay đổi và hầu như không thay đổi + Tỉ lệ cơ thể trẻ em thay đổi qua từng giai đoạn - Trẻ sơ sinh : 3,5 đầu - Trẻ 1 tuổi : 4 đầu -Trẻ 4 tuổi : 5 đầu 2. Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành ? GV cho HS xem tranh người cao, người tầm thước, và người thấp ? Tỉ lệ cơ thể mọi người có giống nhau không ? Nêy tỉ lệ cơ thể người cao ? Nêu tỉ lệ cơ thể người tầm thước ? Nêu tỉ lệ cơ thể người thấp ? Nêu tỉ lệ cơ thể thanh thiếu niên qua từng giai đoạn *Chiều cao của mọi người không giống nhau : có người cao, người tầm thước, người thấp Người cao : 7 - 7,5 đầu Người tầm thước : 6,7 - 7 đầu Người thấp : dưới 6,5 đầu *Tỉ lệ cơ thể thanh thiếu niên qua từng giai đoạn (tranh phóng to ) *Tuỳ theo cơ thể người đó thấp hoặc cao để có tỉ lệ tương ứng. 3. Thực hành *GV chia HS làm 4 nhóm và yêu cầu ước lượng chiều cao của nhau *Gv bao quát lớp, HD cho các em quan sát bằng mắt , sau đó nhóm nhận xét bổ sung *GV có thể chỉ ra cụ thể các đặc điểm của các em HS mẫu *Tập ước lượng chiều cao của bạn bằng mắt IV.Củng cố - Đánh giá - Gv yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi sau ? Nêu tỉ lệ cơ thể của thanh thiếu niên qua từng giai đoạn ? Nêu tỉ lệ cơ thể của một bạn ( Gv chọn 1 HS làm mẫu) -Gv đánh giá nhận xét bổ sung V. Dặn dò + Tập quan sát nhận xét tỉ lệ bộ phận của một số người + Quan sát dáng người (chuẩn bị bài 27) + Tập vẽ dáng người ______________________________________________________ Ngày tháng 3 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 21/3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Tuần 27 - Tiết 27. Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người I. Mục tiêu *Kiến thức: Giúp học sinh nắm bắt được các dáng người trong các tư thế khác nhau ngồi, đi, đứng, chạy, nằm ngồi, ngủ.... *Kỹ năng : Vẽ được một vài dáng tĩnh hoặc động cơ bản * Thái độ: HS áp dụng vào vẽ tranh đề tài, vẽ theo mẫu .... II. Chuẩn bị: Tranh một số người mẫu với các dáng khác nhau Người mẫu thực (có thể lấy HS trong lớp) III. Tiến trình dạy học 1. Quan sát- nhận xét GV cho HS xem một số tranh về dáng đi đứng, chạy, nhảy, ngồi, nằm ? Em có nhận xét gì về dáng vẻ của những con người trong bức tranh ? Con người thường đứng yên hay vận động ? Nêu những động tác của vận động ? Nêu tỉ lệ cơ thể người đứng, người ngồi.. ? Nêu các động tác của tay, chân khi vận động ? Tư thế của đầu, mình khi cử động ? Tư thế của dáng người khi vận động *GV : Cần chọn các dáng người tiêu biểu, chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, và nắm bắt kịp thời sự chuyển động lặp lại của các động tác . + Dáng vẻ của những con người phong phú đa dạng, các động tác lặp lại tạo nên nhịp điệu đặc trưng riêng của mỗi người . + Con người có thể đứng yên (ngủ, nằm..) hoặc vận động(đứng đi chạy nhảy ...) + Người đứng : Tỉ lệ chuẩn của người bình thường + Người ngồi : 4 – 5 - 5,5 đầu 2. Cách vẽ dáng người ? Muốn vẽ dáng người ta phải làm gì ? Nêu các bước vẽ dáng người G hướng dẫn và minh hoạ bảng hoặc treo ĐDDH - Gv cho HS xem một số bài mẫu của HS năm trước - Quan sát kĩ hình dáng của các người mẫu(tĩnh và động ) - B1: Phác nét dáng toàn thân - B2 :Vẽ nét khái quát chu vi hình dáng tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ thêm các chi tiết chính 3. Thực hành - GV HD cho HS hoạt động nhóm - Mỗi nhóm cử 1 em lên làm mẫu dáng đi, đứng, cúi (Các em thay nhau làm mẫu ) - Gv bao quát lớp, HD chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa đựoc - Vẽ các dáng người trên IV. Củng cố - Đánh giá - Gv thu một số bài vẽ của HS nhận xét về dáng , tư thế, ? Tỉ lệ đúng hay chưa - Gv kết luận, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được, tuyên dương những em vẽ tốt V. Dặn dò - Chuẩn bị bài 28 - Minh hoạ truyện cổ tích - Màu, chì, tẩy - Sưu tầm truyện cổ tích , bìa truyện cổ tích ______________________________________________________ Ngày tháng 3 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 27/3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Tuần 28 - Tiết 28. Vẽ tranh Minh hoạ truyện cổ tích I. Mục tiêu * Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về cách minh hoạ truyện cổ tích , phát triển trí tưởng tượng , khả năng tư duy sáng tạo cho Hs * Kỹ năng : Biết cách minh hoạ một số truyện cổ tích * Thái độ: HS yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới. II. Chuẩn bị - Bìa truyện cổ tích tham khảo - Minh hoạ một vài nội dung truyện đơn giản - Các bước bài minh hoạ truyện cổ tích III. Tiến trình lên lớp 1. Tìm và chọn nội dung đề tài ? Tranh minh hoạ có mục đích gì ? Có thể trình bày tranh theo mấy cách ? Thế nào là vẽ tranh theo cốt truyện ? Thế nào là vẽ tranh theo tình tiết ? Em nào có thể rút ra khái niệm về tranh minh hoạ ? Truyện kể bằng tranh minh hoạ còn được gọi là gì Gv cho Hs xem một số tranh minh hoạ ? Nêu nhận xét của em về hình vẽ, màu sắc, đường nét của tranh minh hoạ ? Hình minh hoạ diễn tả những điều gì GV yêu cầu HS giới thiệu một số tranh. + Làm cho nội dung tác phẩm rõ hơn và háp dẫn người đọc hơn + Vẽ theo nội dung một cách trình tự + Vẽ một tình tiết hấp dẫn * Khái niêm: Là tranh vẽ theo nội dung truyện + Truyện tranh + Tranh minh hoạ mang đậm nét tượng trưng + Giúp người xem hình dung đày đủ hơn về sự việc, thời gian, không gian, trang phục, cử chỉ, nét mặt... của nhân vật 2. Cách minh hoạ truyện cổ tích ? Muốn minh hoạ truyện cổ tích ta phải làm gì ?Nêu các bước bài vẽ tranh đề tài GV minh hoạ trên ĐDDH - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh mẫu của HS năm trước. B1: Tìm bố cục (mảng chính,mảng phụ) B2: Vẽ hình minh hoạ và tên truyện B3: Vẽ màu 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được - HD một vài nét lên bài học sinh - GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt. - Gv có thể hướng dẫn trực tiếp lên bài HS. - Minh hoạ một truyện cổ tích mà em thích (có thể tự chọn nội dung) - Kích thước: Giấy A2 - Màu nước, hoặc màu bột IV. Củng cố - Đánh giá - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ? Nội dung của các bức tranh trên (nói về truyện cổ tích nào ) ? Bố cục của bài vẽ ? Hình vẽ như thế nào , đã làm nổi rõ nội dung tranh hay chưa? ? Màu sắc của bài vẽ ra sao V. Dặn dò - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ - Chuẩn bị bài 29 - Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng - Sưu tầm tranh về hội hoạ ấn tượng ______________________________________________________ Ngày tháng 3 năm 2009 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 05/4/2009 Ngày dạy: /4/2009 Tuần 29 - Tiết 29. TTMT Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng I. Mục tiêu * Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về đặc điểm cũng như những tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng *Kỹ năng : Biết cách phân biệt các tác phẩm của các hoạ sĩ, có thể trình bày về tiểu sử của một số hoạ sĩ * Thái độ: Yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật của hội hoạ ấn tượng. II. Chuẩn bị - Tranh tư liệu trong Đ D DH MT8, tranh ấn tượng của một số hoạ sĩ III. Tiến hành Đặt vấn đề: Mĩ thuật phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chứng kiến sự ra đời kế tiếp lẫn nhau của các trường phái hội hoạ : ấn tượng, dã thú,lập thể. Mở đầu là hoạ sĩ Ma nê có những tác phẩm nổi tiếng phá vỡ quy tắc hàn lâm cổ điển, bịlên án dữ dội . Người tiêu biểu nhất mang lại sức sống cho phong cách mới là hoạ sĩ Mô Nê- hoạ sĩ của trường phái ấn tượng-đóng góp rất lớn cho nền mĩ thuật hiện đại. Triển khai bài 1. Khởi động -GV: ở đây có một số bức tranh và 4 hoạ sĩ ? Hãy nối tên của các tác phẩm và các hoạ sĩ sao cho chính xác . - Một nhóm thảo luận1'và cử người lên làm bài - GV kết luận - ấn tượng mặt trời mọc (Mô Nê) - Những chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ(Ma Tít) - Những cô gái Avi nhông (Picát xô) - Hai cô gái bên bờ biển (Ghô ghanh) 2. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu - Gv phát phiếu bài tập cho từng nhóm + Thời gian thảo luận: 10' + Trình bày 8' + Bổ sung 4' + GV Kết luận: 8' Một nhóm tìm hiểu về 2 hoạ sĩ cụ thể - Nhóm 1 và 3 Hoạ sĩ Mô nê, Ma nê - Nhóm 2 và 4 Hoạ sĩ Van Gốc, Xơ Ra PBT1: ? Tên hoạ sĩ: ? Năm sinh - năm mất: ? Cuộc đời: ? Phong cách nghệ thuật: ? Tác phẩm tiêu biểu: ? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu: + Về nội dung: + Về nghệ thuật: * Gv : Đây là tác phẩm mở đường tiên phong cho trường phái hội hoạ ấn tượng. PBT 2 ? Tên hoạ sĩ: ? Năm sinh - năm mất: ? Cuộc đời: ? Phong cách nghệ thuật: ? Tác phẩm tiêu biểu: ? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu: + Về nội dung: + Về nghệ thuật: PBT3: ? Tên hoạ sĩ: ? Năm sinh-năm mất: ? Cuộc đời: ? Phong cách nghệ thuật: ? Tác phẩm tiêu biểu: ? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu: + Về nội dung: + Về nghệ thuật: PBT4: ? Tên hoạ sĩ: ? Năm sinh-năm mất: ? Cuộc đời: ? Phong cách nghệ thuật: ? Tác phẩm tiêu biểu: ? Phân tích tác phẩm cần tìm hiểu: + Về nội dung: +Về nghệ thuật: *GV kết luận: Trường phái hội hoạ ấn tượng đã để lại cho nghệ thuật thế giới nhiều thành tựu đáng kể 1. Hoạ sĩ Clôt Mô Nê (1840-1926) -Là hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng - Đoạn tuyệt với cách vẽ hàn lâm cổ điển đóng khung nhân vật trong đường viền - Vẽ trực tiếp ngoài trời, nét bút phóng khoáng tự do. *Tác phẩm tiêu biểu: - ấn tượng mặt trời mọc - Nhà thờ lớn Ru Văng - Hoa súng - Đống cỏ khô *Phân tích tác phẩm: "ấn tượng mặt trời mọc" + Vẽ năm 1872 tại cảng LơHaVơ (Hà Lan) + Nội dung: Diễn tả cảnh sớm mai tại hải cảng với sự mờ nhạt của hậu cảnh qua lớp sương mờ dày đặc, vầng dương ánh lên chiếu xuống khoảng không gian bao la màu xanh pha tím in hình bóng cây, con thuyền. + Nghệ thuật: những nét vẽ ngắt đoạn, rời rạc tạo nên sự sống động của cảnh vật tạo cảm giác dường như cảnh vật đang chuyển động . 2. Hoạ sĩ Ê du át Ma Nê (183
File đính kèm:
- lop 8 ki 2.doc