Bài giảng Vật lý 7 - Tiết 25: Nhiệt năng

Đáp án C2: Thí nghiêm đơn giản để minh hoạ việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt là:

 -Hơ nóng vật trên ngọn lửa.

 - Nhúng vật vào cốc nước nóng.

 - Cho vật tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn

 

ppt21 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vật lý 7 - Tiết 25: Nhiệt năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kiểm tra bài cũ Câu 1: Mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? Đáp án: Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới các vị trí khác nhau trong lớp. Câu 2. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào? Đáp án: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Tiết 25 Nhiệt năng I. Nhiệt năng *Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: *Định nghĩa nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo lên vật gọi là nhiệt năng của vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng 1. Thực hiện công: Đáp án C1: Cọ xát đồng xu vào mặt bàn hay cọ xát vào quần áo … đồng xu nóng lên. 2. Truyền nhiệt: Khi nhúng thìa vào cốc nước nóng => khi đó thìa nóng lên => nhiệt năng của thìa tăng. Còn cốc nước nóng thì lạnh đi => nhiệt năng của cốc nước giảm. Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. => Vậy vật có nhiệt độ cao đã truyền một phần nhiệt năng cho vật có nhiệt độ thấp hơn. Đáp án C2: Thí nghiêm đơn giản để minh hoạ việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt là: -Hơ nóng vật trên ngọn lửa. - Nhúng vật vào cốc nước nóng. - Cho vật tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn … Vậy có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là: + Thực hiện công + Truyền nhiệt III. Nhiệt lượng Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q. Định nghĩa: phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). Ghi nhớ: * Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. * Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. * Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J). Đáp án C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Miếng đồng đã truyền nhiệt cho nước. Đây là sự truyền nhiệt. IV. Vận dụng Đáp án C4: Trong hiện tượng trên đã có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. Đáp án C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn. Bài tập: Bài 1: Nhiệt lượng là gì? A – Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B – Là phần năng lượng mà vật nhận thêm hoặc mất bớt đi. C – Là phần động năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi. D – Là phần thế năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi. Bài tập 2. Hãy chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: A.Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật B.Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật C.Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật D.Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật Bài 3: Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm phía bên trái với mỗi điểm phía bên phải dưới đây để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng: A. Truyền nhiệt . B. Thực hiện công . . 1. đèn điện nóng sáng khi bật công tắc . 2. Nước trong cốc lạnh đi khi thả một cục nước đá vào C. Không phải A và B . . 3. Bơm xe bị nóng lên khi bơm hơi cho bánh xe đạp Đáp án: Bài 1: Nhiệt lượng là gì? A – Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B – Là phần năng lượng mà vật nhận thêm hoặc mất bớt đi C – Là phần động năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi. D – Là phần thế năng mà vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi Bài tập 2. Hãy chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: A.Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật B.Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật C.Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật D.Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật Bài 3: Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm phía bên trái với mỗi điểm phía bên phải dưới đây để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng: A. Truyền nhiệt . B. Thực hiện công . . 1. đèn điện nóng sáng khi bật công tắc . 2. Nước trong cốc lạnh đi khi thả một cục nước đá vào C. Không phải A và B . . 3. Bơm xe bị nóng lên khi bơm hơi cho bánh xe đạp Hướng dẫn bài tập về nhà Học thuộc ghi nhớ SGK. Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Làm bài tập 21.1 đến 21.6 Sách bài tập Vật lý. 

File đính kèm:

  • pptvatly 7.ppt