Bài kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Lịch sử+Địa lý Lớp 4 - Năm học 2018- 2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án)

Câu 7: (1đ)

a. Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước?

 A. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.

 B. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động có nhiều dân tộc sinh sống.

 C. Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

b. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm thích hợp.

 (phong phú, Sài Gòn, xuất khẩu, lớn nhất).

 Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp .của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất ., được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và .

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Lịch sử+Địa lý Lớp 4 - Năm học 2018- 2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2. NĂM HỌC: 2018- 2019
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Môn: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ. LỚP 4. Thời gian: 40 phút. 
 Họ và tên học sinh : ................................................................................................ Lớp ............................... 
Điểm
Nhận xét của giáo viên:
GV chấm
 I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm)
 *Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và điền từ còn thiếu vào chỗ chấm. (câu 1, câu 2, câu 3)
Câu 1:(1đ) 
a. Nhà Nguyễn chọn vùng đất nào làm kinh đô? 
 	 A. Thăng Long B. Hoa Lư C. Huế D. Cổ Loa 
b. Quang Trung kéo quân ra Bắc vào năm nào? 
 A. 1887.  B. 1788.  C. 1877.  D. 1789.
Câu 2: (1đ) 
a. Ở đầu thế kỉ XVI, đất nước ta bị chia cắt là do: 
A. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực. 
B. Giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta.
C. Nhân dân ở các địa phương nổi lên tranh giành đất đai.
b. Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
	A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
	B. Để bảo vệ trật tự xã hội
	C. Để bảo vệ quyền lợi của vua
Câu 3: (1đ) 
a. Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? 
A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục.
B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực.
C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được.
b. Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: 
Quang Trung ban bố “Chiếu .............................................”, lệnh cho dân đã từng bỏ ........................... phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ........................................ Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại .....................................
Câu 4: (1đ) Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn?
Câu 5: (1đ) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì về việc việc làm của nhà Hậu Lê? 
II. PHẦN ĐỊA LÝ.
 *Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và điền từ còn thiếu vào chỗ chấm. (câu 6, câu 7)
Câu 6: (1đ)
a. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư như thế nào?
 A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và người chăm.
 B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
 C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
b. Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc vùng biển nào?
Vùng biển phía Bắc.
Vùng biển phía Nam và Tây Nam.
Vùng biển miền Trung. 
Câu 7: (1đ) 
a. Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước? 
 A. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
 B. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động có nhiều dân tộc sinh sống.
 C. Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
b. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm thích hợp. 
 (phong phú, Sài Gòn, xuất khẩu, lớn nhất). 
 Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sôngĐây là thành phố và là trung tâm công nghiệp..của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất.., được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và..
Câu 8: (1đ) Em hãy mô tả vùng Trung du Bắc Bộ:
Câu 9: (1đ) Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta? Để bảo vệ môi trường biển con người cần phải làm gì?
Câu 10:(1đ) Tại sao nói “Hà Nội là trung tâm cả nước”?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 
LỚP 4
PHẦN LỊCH SỬ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
Câu 1(1điểm-M1) a. Nhà Nguyễn chọn vùng đất nào làm kinh đô? 
 	 A. Thăng Long B. Hoa Lư C. Huế D. Cổ Loa 
b. Quang Trung kéo quân ra Bắc vào năm nào? 
 A. 1887.  B. 1788.  C. 1877.  D. 1789.
Câu 2: (1điểm-M1) a. Ở đầu thế kỉ XVI, đất nước ta bị chia cắt là do: 
A. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực. 
b. Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
	A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
Câu 3(1điểm- M2)
a. Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? 
C.Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục.
b. Thứ tự từ cần điền: khuyến nông, làng quê, ruộng hoang, thanh bình.
 Câu 4: (1điểm-M3) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đã thu được kết quả như thế nào? 
- Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ trịnh. Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó.
- Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
Câu 5: (1điểm-4) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? 
 Để khuyến khích người học nhà Hậu Lê đã đặt ra: 
- Lễ xứng danh ( lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy ( lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Em có nhận xét gì về việc việc làm của nhà Hậu Lê? 
Qua việc làm trên ta thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.
PHẦN ĐỊA LÝ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
 Câu 6: (1điểm-M1) a. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư như thế nào?
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
b. Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc vùng biển nào?
Vùng biển miền Trung. 
 Câu 7: (1điểm-M1)
a. Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước? 
 A. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
b. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm thích hợp (phong phú, Sài Gòn, xuất khẩu, lớn nhất). 
Thứ tự từ cần điền: Sài Gòn, lớn nhất, phong phú, xuất khẩu.
Câu 8: (1 điểm – M2) Em hãy mô tả vùng Trung du Bắc Bộ:
 Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Câu 9: (1 điểm - M3) Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta? Để bảo vệ môi trường biển con người cần phải làm gì?(HS nêu được mỗi ý cho 0,5 điểm).
 - Kho muối vô tận
 - Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
 - Điều hoà khí hậu
 - Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Ý 2: GV dựa vào các ý HS nêu để cho điểm
Câu 10:(1 điểm- M4). Vì sao nói “Hà Nội là trung tâm cả nước”?
- Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
- Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
- Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề...nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt ra tại Hà Nội như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện...

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_mon_lich_sudia_ly_lop_4_nam_hoc_2.doc