Bài ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh - Đợt 2

Câu 1: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?

 A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

 C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Câu 2: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?

 A. Từ hô gọi B. Từ tình thái

 C. Quan hệ từ D. Số từ

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

 A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

 B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

 C. Hoa sim !

 D. Mưa rất to

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh - Đợt 2, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 (tiếp)
I. ÔN TẬP VĂN HỌC:
Ôn tập 2 văn bản nghị luận:
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh 
	- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai
1. Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh
a. Vấn đề nghị luận:
	Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Luận cứ:
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm.
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
c. Lập luận:
	Dùng bằng chứng xác thực, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề
d. Nghệ thuật:
	Là một văn bản nghị luận mẫu mực về phép lập luận chứng minh.
2. Văn bản: “Sự giàu đẹp của Tiếng việt” - Đặng Thai Mai
? Trình bày giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản.
	Bằng lý lẽ dẫn chứng chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng việt trên nhiều phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của dân tộc.
* LUYỆN TẬP:
	Từ văn bản trên hãy viết thành dàn ý bài văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
* Gợi ý lập dàn ý:
A. Mở bài:
	- Dẫn dắt
	- Giới thiệu luận điểm “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
B. Thân bài:
	- Khẳng định vấn đề
	- Dẫn chứng:
	+ Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
	+ Trong công cuộc xây dựng đất nước
	- Liên hệ bản thân
C. Kết bài: Khẳng định vấn đề
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT:
1- Lý thuyết:
a. Thế nào là câu đặc biệt ?
	Là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.
b. Tác dụng của câu đặc biệt ?
? Câu đặc biệt thường dùng trong các trường hợp nào ?
	Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
	Liệt kê thông báo về sự tồn tại cảu sự vật hiện tượng.
	Bộc lộ cảm xúc.
	Gọi đáp.
? Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt
2- Luyện tập:
Câu 1: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
	A. Bộc lộ cảm xúc	
B. Gọi đáp
	C. Làm cho lời nói được ngắn gọn
D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Câu 2: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?
	A. Từ hô gọi	B. Từ tình thái
	C. Quan hệ từ	D. Số từ
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
	A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
	B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
	C. Hoa sim !
	D. Mưa rất to
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
	A. Giờ ra chơi.
	B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng.
D. Câu chuyện của bà tôi
Câu 5: Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp:
Tác dụng
Câu đặc biệt
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê thông báo
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? 
(Phạm Duy Tốn)
Cha ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy ? 
(Hồ Biểu Chánh)
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhự đưa vào. 
(Thạch Lam)
Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi.
(Nguyễn Khải)
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN:
* Luyện tập: Lập luận chứng minh.
	Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
A- Lập dàn ý:
Mở bài:
	Dẫn dắt và nêu vấn đề cần chứng minh:
	Biết ơn là một trong những đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay ông cha ta luôn nhắc nhở giáo dục con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung. Bài học làm người đó được khắc ghi trong 2 câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
Thân bài:
* B1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu của 2 câu tục ngữ để tìm ra nội dung cần chứng minh.
	Cả 2 câu tục ngữ đều dùng loại hình tượng gọi là liên tưởng "quả, cây và nước, nguồn" có quan hệ nhân quả với nhau. Khi chúng ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì chúng ta phải nhớ đến công ơn người trồng cây chăm sóc, vun xới, khi chúng ta uống những ngụm nước mát lành phải nhớ đến nguồn nước. Nghĩa bóng, nghĩa sâu của 2 câu tục ngữ giáoo dục chúng ta lòng biết ơn. Khi chúng ta được nhận được hưởng những thành quả kể cả về vật chất lẫn tinh thần thì chúng ta phải nhớ tới công ơn những người đã tạo nên thành quả đó.
* B2: Khẳng định vấn đề chứng minh là đúng hay sai.
	Bài học mà 2 câu tục ngữ nêu trên là hoàn toàn đúng đắn.
* B3: Dùng lý lẽ dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.
	+ Trong gia đình Việt Nam, nhà nào cũng có bàn thờ đặt ở nơi trang trọng nhất để thờ cúng ông bà Tổ tiên, những ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa để cho con cháu nhớ tới Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục xây đắp vun vén cho gia đình, cho con cháu được thừa hưởng hôm nay. Để cho những người đang sống tự nhận ra những gì mình đã làm tốt, những gì còn thiếu xót.
+ Trong xã hội có ngày tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch hàng năm tưởng nhớ đến công ơn của các vua Hùng có công dựng nước.
	 "Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3"
Làm người con quê hương Nam Định, không ai là không nhớ tới ngày giỗ là Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8 âm lịch). Tưởng nhớ đến vị anh hùng có công lớn trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên. Lễ hội Đống Đa mùng 5 Tết tưởng nhớ đến vị anh hùng áo vải Quang Trung đại phá quân Thanh.
Những ngày 27/7 thương binh liệt sỹ để nhớ tới những người đã hy sinh đời mình, hy sinh một phần thân thể mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
Ngày 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam tôn vinh và để cho học trò biết được công ơn của thầy cô giáo đã giáo dục và dạy dỗ chúng ta nên người.
Nhớ tới công ơn của các nhà bác học miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm hy sinh cả cuộc đời mình vì nên văn minh của nhân loại, tìm ra được những phát minh khoa học ứng dụng trong đời sống con người.
Tất cả những ngày trên là để nhắc lại nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ là hành động phù hợp với truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
* B4: Liên hệ bản thân, liên hệ cuộc sống.
	Đạo lý trên cho em suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn là một nét đẹp của con người, là đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành động hàng ngày. Phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm điều tốt. Đạo lý trên nhắc nhở em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh.
Là một người Việt Nam, em rất tự hào về truyền thống đạo lý trên. Em nguyện góp phần mình vào việc bảo vệ duy trì truyền thống ấy mà trước hết là luôn biết ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy em khôn lớn, biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người, biết ơn bao người đi trước đã đổ máu đấu tranh để cho em có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc hôm nay.
* Luyện tập: Lập dàn ý chi tiết 2 đề sau nộp vào chiều thứ 7 ngày 22/2/2020.
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: 
"Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy chứng minh rằng: "Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống".

File đính kèm:

  • docbai_on_tap_ngu_van_lop_7_truong_thcs_luong_the_vinh_dot_2.doc