Bài tập nghỉ dịch môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 (Đợt 7)

EM BÉ VÀ BÔNG HỒNG

 Ngày chủ nhật, mẹ dẫn con đi chơi công viên. Giữa vòm lá xanh mướt, một bông hồng nhung đỏ thắm dập dờn trước gió khi ẩn khi hiện. Mùi hoa thơm mát dìu dịu, cánh hoa mịn màng, khum khum sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa nở hết. Sao lại có bông hoa đẹp thế hở mẹ? Con định với tay ngắt. Mẹ trông thấy liền chỉ về phía tấm biển màu xanh gần đấy, bảo con: "Đố con đánh vần được chữ gì để trên biển kia?" Con đánh vần đến nửa chừng, tự nhiên cảm thấy mặt nóng bừng bừng và thôi không đọc to lên nữa. Thế nhưng nhân lúc mẹ không để ý, con đã tự ý ngắt bông hoa đẹp kia. Con muốn gài bông hoa lên mái tóc hoặc giấu kín đi, đến khi gặp các bạn, con sẽ đem ra khoe với chúng. Chắc lúc ấy các bạn con sẽ sung sướng lắm. Thế là con giấu kín bông hoa dưới một lùm cây. Đến gần trưa, con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ. Con vạch lá tìm bông hồng, còn các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy . Nhưng lạ quá, bông hồng ban sáng xinh đẹp là thế màu nay lại héo, con vừa động đến, cánh đã rời ra, rơi lả tả, trông mới chán làm sao! Các bạn đều mở to mắt ngạc nhiên nhìn con và cho là con nói dối. Bây giờ thì con biết lỗi rồi.

 

docx20 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tập nghỉ dịch môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 (Đợt 7), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
bềnh trên mặt nước.
3
Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
	  Người nghệ nhân Bát Tràng thật... (1). Với cây bút... (2), bàn tay... (3) chỉ khẽ... (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa... (5). Bàn tay ấy khẽ... (6) Là hàng ngàn gợn sóng... (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.
(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)
4
Nối từng từ ngữ ở bên trái với từ có thể kết hợp được ở bên phải.
a) Những cánh cò trắng
1. sừng sững
b) Cây đa thân thuộc
2. bồng bềnh
c) Con đò nhỏ
3. lăn tăn
d) Những con sóng nhỏ
4. dập dờn
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2020
1
Đọc truyện sau:
 	Màu hoa
   Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:
– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?
– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.
   Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì :
– Ừ, hai chúng mình là một.
   Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.
– Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng Cô bé ơi, đó là tôi đấy!
   Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
   Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.
(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)
2
Khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?
a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.
b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.
c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?
a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.
b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.
c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.
d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.
Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?
a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.
b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.
Câu 4: Bài văn nói lên điều gì?
a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.
b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.
c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.
Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.
a) Màu của hoa đào như.
b) Hoa đào nở như
c) Màu của hoa hồng như..
Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì ?
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào?
a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao?
Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.
   Mùa thu .... (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ .... (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng .... (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời .... (4) cây cỏ .... (5) Mùa thu thật là đẹp !
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2020
1
Đọc truyện sau:
Những bông hoa tím
   Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
   Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
   Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
(Trần Nhật Thu)
2
Khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi?
a. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai.
b. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai.
c. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động.
Câu 2: Câu chuyện của các cụ già kể vể điều gì?
a. về nguồn gốc của những bông hoa tím.
b. Kể về việc cô Mai chiến đấu bắn máy bay địch và việc cô đã hi sinh anh dũng như thế nào.
c. Kể về việc chiếc máy bay địch bốc cháy.
Câu 3: Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người?
a. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hoà bình của dân làng.
b. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng.
c. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.
Câu 4: Vì sao câu chuyện về cô Mai có tên là "Những bông hoa tím"?
a. Vì cô Mai thích hoa tím.
b. Vì hoa tím tượng trưng cho sự chung thuỷ.
c. Vì hoa tím mọc lên nơi ngực cô Mai tì xuống để bắn máy bay giặc.
Câu 5: Chi tiết "nơi cồn cát sau làng mọc toàn hoa tím" gợi cho em cảm nghĩ gì?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
   Câu chuyện "Những bông hoa tím" kể về... (1) và... (2) của một nữ... (3). Chuyện kể rằng: trong cuộc kháng chiến... (4), tại một làng chài nhỏ ven biển có một cô ...(5) tên là Nguyễn Thị Mai. Với một... (6), cô đã... (7) bắn rơi máy bay địch và đă hi sinh... (8).
   (chiến công, anh dũng, liệt sĩ, dân quân, sự hi sinh, khẩu súng trường, chống Mĩ cứu nước, chiến đấu)
Câu 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để:
a) Nói về cô Mai.
b) Nói về những bông hoa tím.
c) Nói về những người già trong làng.
Câu 3: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau:
a) Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch.
b) Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô, họ nâng niu những bông hoa tím.
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2020
Bài học cho Trống Choai
	Trống Choai là một cu cậu rất đẹp mã với bộ lông rực rỡ, óng mượt và chiếc mào đỏ chót. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới mờ sáng, cậu chàng đã vươn cổ gáy ò, ó, o inh ỏi cả một vùng. Cô Mái Vàng sợ đàn con của mình thức giấc, te tái chạy ra nhờ Trống Choai làm ơn hạ bớt giọng gáy cho đàn con của cô ngủ. Nhưng Trống Choai không nghe, cậu nói rằng phải gáy thật to mới oai. Nói rồi, nó hợm hĩnh khoe với cô Mái Vàng nó đã học hết các thế võ của họ nhà gà nên chẳng ngán gì bọn cáo. Trống Choai vừa dứt lời, một con cáo từ trong bụi cây nhảy xồ ra định vồ Trống Choai. Trông Choai khiếp đảm, chưa biết phải làm gì thì cô Mái Vàng đã xù lông, tung người, giơ ra những móng chân sắc nhọn trước mặt Cáo và la lối quác quác om sòm. Bị tấn công bất ngờ, Cáo tối mắt không hiểu chuyện gì, vội lủi mất.
	Trống Choai hoàn hồn, xấu hổ nói lời cảm ơn cô Mái Vàng và xin lỗi cô về chuyện lúc sớm.
	Theo Nguyễn Đức Huy
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Trống Choai là chú gà như thế nào?
Đẹp mã, kiêu ngạo, nhưng nhát gan.
Giỏi võ, tiếng gáy inh ỏi cả một vùng.
Dũng cảm, bộ lông óng mượt, mào đỏ chót
Khi cô Mái Vàng muốn Trống Choai hạ bớt giọng gáy, vì sao Trống Choai không nghe?
Vì Trông Choai cho là mọi người thích tiếng gáy của mình
Vì Trống Choai kiêu ngạo, coi thường mọi người
Vì Trống Choai không sợ Cáo
Trống Choai khoe điều gì?
Đã đánh nhau với cáo
Có tiếng gáy dõng dạc nhất vùng
Đã học hết các thế võ, không sợ cáo
Khi Cáo nhảy xồ ra, Trống Choai phản ứng thế nào?
nhanh nhẹn, dũng cảm đánh trả
khiếp đảm, không biết làm gì
tung những móng chân sắc nhọn trước mặt cáo
Vì sao Trống Choai xấu hổ?
Vì không thắng được cáo
Vì chưa học hết các thế võ của họ nhà gà
Vì cảm phục cô Mái Vàng, nhận ra mình hợm hĩnh, nhát gan
Bộ phận gạch chân trong câu: “ Cô Mái Vàng la lối om sòm” trả lời cho câu hỏi nào?
a. là gì b. làm gì c. Thế nào?
Câu văn nào được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?
Trống Choai là một chú gà đẹp mã.
Trống Choai rất kiêu ngạo.
Trống Choai cất tiếng gáy một hồi dài.
Bài 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong câu sau:
Dòng sông như dải lụa vàng viền quanh những phiến đá trắng ở bến sông.
Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu.
Khi vầng sáng nan quạt khép dần lại, vầng trăng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời.
Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa.
Lọ nước lấp lánh dưới ánh điện như một viên ngọc
Bà tỏ ra sung sướng như một đứa trẻ.
 Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thuộc mẫu câu Ai? (cái gì? Con gì?) - thế nào? 
Đôi mắt già của ông như có sương thu vừa vương vào.
Cả đàn ong là một khối thống nhất.
Khi dừng chân bên xóm nhỏ, anh bộ đội thấy lòng thật xao xuyến.
Để thay đổi không khí, tôi lấy xe, đạp lên núi ngắm cảnh.
Tâm hồn của đại bàng khát khao một điều gì đó cao xa.
* Hãy kẻ chân bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? Con gì?) trong những câu trên.
Bài 4; Đặt câu hỏi cho bộ phận kẻ chân.
a- Giọt sương chói lọi như kim cương và sáng lấp lánh ánh vàng.
b- Cô bé áp bông hồng vào ngực
c- Thấy lũ trẻ ríu rít qua đường, người cảnh sát rất lúng túng.
d- Bác Hồ là vị cha già của dân tộc của Việt Nam.
e- Sớm trung thu, cô dẫn các cháu thiếu nhi đi chơi phố.
g- Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng để mua hoa tặng mẹ.
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2020
Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36, chiều rộng bằng chiều dài. Chu vi mảnh đất đó là:
 A. 108 	B. 96 	C. 90
Câu 2: Một hình vuông có cạnh 2dm3cm. Chu vi hình vuông là:
A. 92cm	B. 90cm	C. 920cm
Câu 3: Giá trị biểu thức 475 – 305 : 5 + 24 là: 
	A. 438	B. 58	C. 418
Câu 4: Giá trị biểu thức 318 + 102 – 96 : 6 là:
	A. 176	B. 286	C. 404
Câu 5: Giá trị biểu thức 245 – 175 : 5 + 47
	A. 61	B. 257	C. 267
Câu 6: Giá trị biểu thức (192 + 24 x 5) : 8 là:
	A. 39	 	 	B. 49	C. 59
Phần II: Hoàn thành các bài tập sau:
1
Đặt tính rồi tính:
436 : 8
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
784 : 2
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
915 : 3
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
568 : 8
..........................
..........................
...........................
...........................
..........................
713 : 7
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
2
Tìm X:
437 – X = 26 + 104
...............................................
...............................................
...............................................
X x 4 = 100 – 28
...............................................
...............................................
...............................................
X : 8 = 240 – 189
...............................................
...............................................
...............................................
105 : X = 5
...............................................
...............................................
...............................................
X : 9 = 72 (dư 5)
...............................................
...............................................
...............................................
435 : X = 2 (dư 1)
...............................................
...............................................
...............................................
3
Bài toán:
 Khối 3 có 376 học sinh, như vậy khối 3 hơn khối 2 là 37 học sinh. Hỏi cả hai khối có bao nhiêu học sinh?
Bài giải:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4
Bài toán:
Một cuộn dây dài 1hm 2dam, người ta đã dùng 24 m để buộc một thùng hàng. Phần còn lại của cuộn dây người ta cắt ra thành 3 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu mét?
Bài giải:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2020
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số gồm 3 nghìn và 6 đơn vị được viết là:
	A. 3600 B. 3006 C. 3060 D. 3360 
Câu 2: Số tròn trăm lớn nhất nhỏ hơn 5555 là:
	A. 5100	 B . 5200	 C. 5400	D. 5500
 Câu 3: Số ở giữa số 9995 và 9997 là số:
	A. 9994 	 B. 9996	C. 9997 	 D. 9998
Câu 4: Cho tổng 2000 + 400 + 3 là số :
2430	 B. 2340	C. 2403	 D. 2043
Câu 5 : Giá trị của biểu thức 57 - 47 + 53 - 13 là:
	A. 50	 B. 60	 C. 40	 D. 180
Câu 6: Một hình vuông có cạnh 1dm3cm. Chu vi hình vuông là:
	A. 52cm	 B. 82cm	 C. 90cm	 D. 92cm
Câu 7: 1/ 2 của giờ là:
A. 30 phút 	 B. 15 phút 	 C. 12 phút D. 8 phút
Câu 8: Tìm X: X x 3 = 363. Giá trị của 
 	A. 101 B. 121 C. 131 D. 141
Phần II: Hoàn thành các bài tập sau:
1
Đặt tính rồi tính:
 3921 + 4214
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
8310 - 4259
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
4015 x 3
..........................
..........................
...........................
...........................
...........................
776 : 8
..........................
..........................
...........................
...........................
..........................
2
Tìm Y:
4921 – Y + 671 = 2405
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
Y x 5 – 199 = 306
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
Y : 5 = 121 (d­ 4)
............................................... ............................................... 
...............................................
..............................................
Y – 1938 = 7391 + 139 ...............................................
...............................................
...............................................
............................................... 
625 : Y = 35 : 7
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
538 : Y = 5 (dư 3)
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
3
Bài toán:
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 28m, chiều rộng 16m và một mảnh đất hình vuông có chu vi 76m. Hỏi chu vi mảnh vườn hình chữ nhật hơn chu vi mảnh đất hình vuông bao nhiêu mét ?
Bài giải:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4
TÝnh nhanh
 a. 3 x 5 + 2 x 3 + 3 x 3	 b. 2 x 9 + 5 x 9 + 27 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5
Tìm số bị chia, biết số chia là 9, thương là 115 và số dư là số lớn nhất có thể có.
........................
........................
........................
PHIẾU BÀI TẬP 
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2020
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số gồm 3 nghìn, 8 chục và 6 đơn vị được viết là:
	A. 3680 B. 3056 C. 3086 D. 6380 
Câu 2: Số ở giữa số 7995 và 7997 là số:
	A. 7994 	B. 7996	C. 7997 	D. 7998
Câu 3: Số liền trước số lớn nhất có 3 chữ số là:
	A. 998	 B . 999	 C. 997	 D. 1000
Câu 4: Số có tổng 8000 + 900 + 3 là:
8930	 B. 8993	 C. 8903 D. 8093
Câu 5: Mấy gấp lên 5 lần thì được 105?
525 B. 100 C. 21 D. 110
Câu 6: Kết quả của: 846 – 486 : 6 là:
765 B. 60 	C. 360 D. 105
Câu 7: Giảm một số đi 6 lần thì được kết quả là 18. Vậy số đó là:
104 B. 24 C. 12 D. 108
Câu 8: Anh có 128 viên bi, như vậy số bi của anh gấp 4 lần số bi của em. Vậy số bi của em là:
512 viên B. 124 viên C. 132 viên D. 32 viên
Phần II: Hoàn thành các bài tập sau:
1
Viết:
a. Các số từ 7895 đến 7901:
.......................................................................................................................................
b. Các số tròn chục từ 6830 đến 6890:
.................................................

File đính kèm:

  • docxbai_tap_nghi_dich_mon_toan_tieng_viet_lop_3_dot_7.docx