Bài thuyết trình - Văn bản biểu cảm

 

 */ Phương tiện biểu cảm:

 Ngôn ngữ, tiếng khóc, nụ cười, điệu múa, lời ca, hay âm nhạc, hội họa điêu khắc,.

 Văn biểu cảm là một phương thức biểu cảm bằng ngôn ngữ

 Trong quan niệm hiện nay biểu cảm được coi là một kiểu văn bản, phân biệt với tự sự, miêu tả, lập luận,.Sự phân biệt đó dựa trên 2 tiêu chí:

 + Đích giao tiếp.

 + Phương thức tạo lập văn bản.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình - Văn bản biểu cảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài thuyết trình Văn bản biểu cảmTổ 3Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 I/ Khái quát về văn biểu cảm 1.Khái niệm - Biểu cảm là sự biểu lộ tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác.  Tâm lý học định nghĩa: Biểu cảm được hiểu là việc “ Biểu lộ những tình cảm sâu kín qua một số hành động, lời nói, có thể là nhảy múa, là khóc, cười, nói, vẽ, diễn kịch,..”Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 2. Vai trò - Văn biểu cảm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người và là nhu cầu tất yếu, không thể thiếu. Những niềm vui, nối buồn,..tất cả cần được phô diễn, sẻ chia, gửi gắm, cảm thông,..-> Có thể nói Biểu cảm là sợi dây liên kết con người lại với nhau trong một sự đồng cảm vĩ đại, vững chắc và trường tồn Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 */ Phương tiện biểu cảm: Ngôn ngữ, tiếng khóc, nụ cười, điệu múa, lời ca,hay âm nhạc, hội họa điêu khắc,.. Văn biểu cảm là một phương thức biểu cảm bằng ngôn ngữ Trong quan niệm hiện nay biểu cảm được coi là một kiểu văn bản, phân biệt với tự sự, miêu tả, lập luận,..Sự phân biệt đó dựa trên 2 tiêu chí: + Đích giao tiếp. + Phương thức tạo lập văn bản.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 */ Trên phương diện mục đích giao tiếp, văn biểu cảm được sản sinh khi con người xuất hiện nhu cầu bày tỏ tình cảm, phát biểu suy nghĩ quan điểm trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề cấp thiết đặt ra trong cuộc sống */ Xét về phương thức tạo lập văn bản, văn Biểu cảm được sản sinh nhờ sự bộc lộ cảm xúc hay suy tư. Điều này phân biết với tái hiện trong văn miêu tả, tính chất trình bày trong văn tự sự, lập luận trong văn nghị luận,...Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 4. Văn Biểu cảm tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhauA> Dạng nói:Biểu cảm có sự trợ giúp của âm thanh, ngữ điệu và hành vi không bằng lời. B> Dạng viết: Ta gặp hình thức biểu cảm trong các bức thư bộc bạch tâm sự, những cuốn nhật ký ghi lại nối niềm kín đáo cao hơn là các tác phẩm văn học trữ tình. -> Cả 2 dạng trên đôi khi còn có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Máy đàm thoại, thư điện tử,..Như vậy, khái niệm văn biểu cảm bao hàm cả 2 dạng nói và viết, nó bao trùm cả lĩnh vực nghệ thuật và lĩnh vực đời sống hàng ngày.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 5.Văn biểu cảm trong nhà trường Có 2 tính chất:- Tính nghệ thuật ( tính thẩm mĩ): là một yêu cầu nghiêm khắc về trình độ văn hóa thẩm mĩ ở một mức độ nhất định. Điều này phân biệt văn biểu cảm trong nhà trường với những hành vi biểu cảm thường ngày.- Tính sư phạm: Là đặc tính đáp ứng yêu cầu của việc dạy học như: Sự phù hợp với lứa tuổi, khả năng trở thành mẫu mực, khuôn mẫu cho hành vi biểu cảm nói chung. Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 6. Biểu cảm và các kiểu văn bản khác. 6.1> Biểu cảm với miêu tả - Giống nhau: + Trong văn biểu cảm sử dụng khá phổ biến yếu tố miêu tả như: màu sắc, ánh sáng, âm thanh,... + Trong văn miêu tả có rất nhiều yếu tố cảm xúc ( Chỉ là phương tiện miêu tả cảnh vật)Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 - Khác nhau: +Mục đích : - Văn biểu cảm: Biểu lộ nội tâm chủ thể - Văn miêu tả: Tái hiện đối tượng trong thế giới khách quan. + Phương thức: - Văn biểu cảm: Chất liệu gợi tình - Văn miêu tả: Chất liệu tạo hìnhVăn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 6.2> Biểu cảm với tự sự - Tự sự là lối văn lấy trình bày sự việc làm trọng còn biểu cảm lấy biểu lộ, gửi gắm làm đích. - Tự sự và biểu cảm có mối quan hệ xen lồng: Trong văn biểu cảm cũng có thể có những câu chuyện, nhân vật,...Trong tác phẩm tự sự vẫn có những đoạn tự sự. Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 6.3> Biểu cảm với thuyết minh, nghị luận - Có mối quan hệ khăng khít với nhau vì: Biểu cảm không chỉ có mục đích biểu thị tình cảm mà còn có cả chức năng diễn đạt tư tưởng. - Tuy nhiên: + Thuyết minh khi bộc lộ một quan điểm của chủ thể trong một văn bản biểu cảm về một giai đoạn, một tác gia văn học,...Người ta phải giới thiệu một cách tổng quát nghĩa là chúng có mối quan hệ đan xen.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 + Nghị luận thiên về lập luận sử dụng bằng chứng, lí lẽ để phân tích, giải thích, chứng minh,..trong văn biểu cảm nhiều khi người biểu cảm chỉ cần phát biểu cảm tưởng, cảm giác của mình nghĩa là để biểu thị được cảm xúc cần phải có thao tác giải thích, chứng minh,..Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 II/ Đặc điểm văn biểu cảm 1. Đối tượng biểu cảm: Là sự việc hiện tượng có thể gợi ra cho chủ thể những tình cảm, cảm xúc hay suy tư - Đặc điểm: + Đối tượng phải có nét tương đồng, phù hợp với tâm hồn chủ thể biểu cảm. + Là nguyên cớ và phương diện để bộc lộ nội tâm. + Chi phối cảm hứng chủ đạo của văn bản.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 2. Chủ thể biểu cảm. - Là một hiện tượng đa dạng đó có thể là cá nhân hay tập thể trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ tình cảm, tu tưởng của mình trong văn bản. Trong tác phẩm văn học, chủ thể biểu cảm là nhân vật trữ tình. - Đặc điểm: + Thường bộc lộ cái tôi một cách có ý thức. + Cái “Tôi” chủ thể phải mang được ý nghĩa xã hội, nhân văn nhất định. + Quyết định điểm nhìn trong văn bản. Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 3. Nội dung biểu cảm. Luôn phong phú, sinh động và linh hoạt 3.1> Cảm xúc trước thiên nhiên: - Ta thường gặp trong văn bản biểu cảm là tình yêu thiên nhiên: đó là sự rung cảm của mỗi cá nhân con người trước cảnh đẹp của thiên nhiên.Ví dụ: Bài thơ: “Mới ra tù tập leo núi”. Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 3.2> Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa - Trong văn bản biểu cảm, ta thường gặp các văn bản thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình bạn bè ruột thịt,..Đó là những tình cảm trong đời sống hàng ngày cảm hoài trước nhân tình thế thái và số phận con người 3.4> Hoài niệm và ước mơ hoài bão - Đó là cảm xúc hướng về quá khứ và hướng tới tương lai: + Quá khứ: tâm trạng hoài niệm + Tương lai: Những giấc mơ, niềm tin và hi vọng.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 4.Phương thức biểu cảm Có 2 phương thức: 4.1> Biểu cảm trực tiếp là chủ thể trực tiếp thổ lộ lòng mình bằng những ngôn từ có ý nghĩa rõ ràng Ví dụ: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi” ( Mời trầu- Hồ Xuân Hương)Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 4.2> Biểu cảm gián tiếp là chủ thể bộc lộ nội tâm thông qua những hình thức khác qua các hình ảnh, hình tượng nhân vật. Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” ( Từ ấy – Tố Hữu)Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 5.Nghệ thuật biểu cảm Là cảm xúc, suy nghĩ phải chân thành. Tình cảm sâu sắc, chân thành là thước đo cơ bản nhất của văn biểu cảm. 5.1> Cảm xúc phải chân thành. 5.2> Cần phải có cá tính. 5.3> Cần phải có kinh nghiệm vốn sống và tài năng. 5.4> Ngôn ngữ phải linh hoạt, tinh tế Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 III/ Cách làm văn biểu cảm 1.Tìm hiểu đề - Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng 2. Tìm ý - Là công việc gắn liền với tìm hiểu đề - Trước hết cần huy động những kết quả quan sát được thường ngày về đối tượng và xác định tình cảm chủ đạo cho bài viết.Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 3.Lập dàn ý 3.1> Mở bài - Giới thiệu đối tượng. Cách giới thiệu có thể trực tiêp hoặc gián tiếp. - Giới thiệu hoàn cảnh( không gian, thời gian): Tạo tâm thế biểu cảm. 3.2> Thân bài - Phần này chủ thể nêu lên tình cảm, thái độ, suy nghĩ của mình của đối tượng 3.3> Kết bài: - Thông thường có thể kết bài bằng cách rút ra ý nghĩa sâu xa, khái quát nhất trong cảm xúc, tình cảm của chủ thể. Văn bản biểu cảm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Tổ 3 4. Hành văn - Khi hành văn cần lưu ý phải luôn luôn phát động được cảm hứng khô khan, cộc lốc, nghèo nàn. Muốn vậy cần bám sát đối tượng, thả cho tâm hồn mình tự do, liên tưởng, tượng. Mặt khác phải luyện cho cảm xúc, tưởng tượng chỉ xoay quanh những nội dung đã định trước, tránh lan man, dàn trải, lạc đề. - Thường dùng biện pháp và phương thức tu từ như ẩn dụ, so sánh, phép lặp, phép đối. -> Bộc lộ nhiều cảm xúc.

File đính kèm:

  • pptTim hieu Van Ban bieu cam.ppt