Bệnh học chuyên khoa răng hàm mặt

 Đau nhức khi nhai, có cảm giác răng bị trồi lên, một số trường hợp không đau.

 Có thể gây ra một số biến chứng như viêm họng, sưng mặt, viêm xoang, viêm khớp

 Cần điều trị ngay tại khoa RHM

 

ppt40 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh học chuyên khoa răng hàm mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BỆNH HỌC CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT BS MAI THÀNH ĐỨC Mục tiêu bài giảng 1. Nêu được nguyên nhân và diễn tiến của 02 bệnh lý phổ biến ở vùng răng miệng là: sâu răng và nha chu viêm. 2. Cách phòng ngừa bệnh sâu răng và bệnh nha chu viêm. 3. Nắm được một số tổn thương viêm niêm mạc miệng 4. Cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng. Hai bệnh phổ biến nhất về răng miệng: 	Bệnh sâu răng 	Bệnh nha chu BỆNH SÂU RĂNG Axít được tạo thành do tác dụng của vi khuẩn (Streptococcus mutans) với chất đường bột làm tan rã men, gây ra sâu răng. AXÍT 5-10 phút I./ NGUYÊN NHÂN Sơ đồ KEY’S cải tiến RĂNG VI KHUẨN Bánh, Kẹo, Đường, Bột CHẤT NGỌT SÂU RĂNG 	 Thời gian Vi khuẩn có thể gây ra: Sâu răng Mảng bám Vôi răng Các vấn đề nướu răng Hơi thở hôi 2./ Diễn tiến sâu răng Sâu men Sâu ngà Tủy viêm Tuỷ chết  tuỷ thối  nhiễm trùng chóp chân răng … 	Bề mặt men gồ ghề, trắng đục hoặc có chấm đen hoặc có một lổ nhỏ xốp. 	Không đau nhức, thường BN không nhận biết được. Xử trí: hướng dẫn VSRM, dùng kem đánh răng, nước súc miệng có fluor, hạn chế ăn quà vặt, trám bít hố rãnh 	Thường bị ê buốt khi dùng thức ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh hay chua, ngọt (lạnh đau nhiều hơn nóng). 	Nên trám răng sớm ở giai đoạn sâu ngà. 	Thường đau nhức dữ dội, nhất là về đêm, không ăn cũng đau, ăn nóng đau nhiều hơn lạnh. 	Giai đoạn này vẫn còn điều trị kịp nhưng tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. 	Giảm đau tạm thời bằng gòn có hơi dầu đặt vào lổ sâu sau khi chải răng súc miệng 	Đau nhức khi nhai, có cảm giác răng bị trồi lên, một số trường hợp không đau. 	Có thể gây ra một số biến chứng như viêm họng, sưng mặt, viêm xoang, viêm khớp… 	Cần điều trị ngay tại khoa RHM 3./ Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sâu răng? 1. Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. 2. Nên ăn đường vào bữa ăn chính và hạn chế ăn quà vặt có nhiều chất đường-dính gây sâu răng. 3. Sử dụng fluor dưới nhiều dạng: nước uống, kem đánh răng. 4. Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh sâu răng. BỆNH NHA CHU I./ Nguyên nhân gây bệnh nha chu Do vi khuẩn Những yếu tố thuận lợi: Mảng bám răng (Glycoprotein/nước bọt) Mão răng, cầu răng, răng giả, răng trám không đúng kỹ thuật. Bệnh lý: thiếu vit C, SXH, K máu, nhiễm HIV… Sinh lý: thời kỳ kinh nguyệt, mang thai… Nha chu viêm II./ Diễn tiến Hàm răng có cao răng III./ Phòng bệnh nha chu 1. Chải răng thật kỹ ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. 2. Nên ăn những thức ăn có nước và chất xơ. 3. Không dùng bàn chải lông đã bị mòn hay tưa. 4. Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để khám phát hiện và điều trị sớm. Phòng bệnh sâu răng và nha chu 	1.Giữ gìn vệ sinh răng miệng Tập thói quen giữ răng tốt 	2. Dinh dưỡng 	3. Sử dụng Fluor 	4. Đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. VIÊM NIÊM MẠC MIỆNG 1/ Loét áp tơ (aphtes) tái phát: 	- Vết loét ở niêm mạc miệng là hình ảnh đặc trưng : loét nông, đáy hơi vàng có phủ fibrin, bờ viêm đỏ, rất đau. 	- Vết loét tồn tại khoảng 2-3 tuần 	- Yếu tố bệnh căn chưa rõ ràng , có thể do : vi khuẩn, chấn thương, stress, dinh dưỡng, bệnh toàn thân,... 2/ Loét áp tơ (aphtes) khổng lồ: 	- Hiếm gặp hơn, có thể phân biệt với áp tơ tái phát nhờ bệnh sử và lâm sàng 	- Vết loét to có dạng hình miệng núi lửa rất đau. 	- Lành thương sau khoảng 4-6 tuần 3/ Tổn thương Herpes tái phát 	- Do sự hoạt hóa của virus Herpes simples 	- Các yếu tố liên quan: nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương, ánh sáng mặt trời, kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa, ... 	- Tổn thương tái phát , ít lan rộng 	- Lúc đầu có cảm giác nóng, sưng nhẹ, vài giờ sau nổi mụn nước 	- Trừ khi nhiễm trùng thứ phát, các vết loét sẽ tự lành sau khoảng 10-14 ngày, không để lại sẹo CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Phòng bệnh sâu răng và nha chu 	1.Giữ gìn vệ sinh răng miệng Tập thói quen giữ răng tốt 	2. Dinh dưỡng 	3. Sử dụng Fluor 	4. Đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. 1.Giữ gìn VSRM. Tập thói quen giữ răng tốt 	Chải răng đúng phương pháp ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ 	Hạn chế ăn quà vặt. - Nên ăn đầy đủ chất vào 3 bữa ăn chính. - Thức ăn ngọt, dễ dính là những thứ nguy hại cho răng. 	Tránh những thói quen xấu 2. Dinh dưỡng 	Ăn chế độ ăn cân bằng, hợp lý và đủ chất sẽ giúp cho răng, nướu cũng như cơ thể khoẻ mạnh. 	Ăn nhiều rau và trái cây tươi có xơ. 	Hạn chế ăn quà vặt, đặc biệt là thức ăn ngọt, dính và thức ăn chua. 	Cẩn thận với những thức ăn tồn tại lâu trong miệng nhất là những thức ăn dính. 3. Sử dụng Fluor 	Nước uống 0,5 ppm 	Kem đánh răng có Fluor 	Nước súc miệng 0,2% hàng tuần trong chương trình nha học đường. 	Không được sử dụng 2 biện pháp toàn thân cùng 1 lúc. 	Cần dùng Fluor đúng liều lượng. 4. Khám răng định kỳ “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ” Trong RHM cần phòng ngừa 2 bệnh thông thường nhất: sâu răng và nha chu. Phương pháp đơn giản gồm: 	- Chải răng đúng phương pháp ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. 	- Hạn chế ăn quà vặt. 	- Khám răng định kỳ-điều trị sớm. 	Mỗi người chúng ta tự chăm sóc răng miệng, hướng dẫn giáo dục cho gia đình, những người xung quanh và cộng đồng 

File đính kèm:

  • pptcham soc rang mieng.ppt
Bài giảng liên quan