Bộ đề kiểm tra định kì học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trần Vĩnh Thủy (Có đáp án)
*. Vẻ đẹp của loài cây ( có thể miêu tả cây theo từng mùa)
- Miêu tả những nét tiêu biểu, đặc sắc của loài cây mà mình yêu thích, những hình ảnh gợi cảm xúc khiến bản thân không thể quên
* Sự gắn bó với loài cây đó trong cuộc sống hàng ngày (Có thể kể lại một kỷ niệm nhỏ về tình cảm của mình với cây)
úc khi em ngoan, v..v..) - Nụ cười của mẹ là niềm động viên khuyến khích con trong cuộc đời. - Vắng bóng mẹ, vắng nụ cười của mẹ, lòng con buồn, dường như thiếu đi 1 điều gì đó của niềm hạnh phúc. - Mẹ đã chăm sóc em như thế nào? - Thái độ của mọi người đối với mẹ em như thế nào? * Dàn ý . Mở bài: ( 1.5 đ) - Giới thiệu về mẹ - Nêu cảm xúc (Mẹ là người em yêu quý và kính trọng nhất) b. Thân bài( 7 đ) - Kể về người mẹ Có thể có các ý theo các trình tự sau: - Mẹ là người gần gũi nhất với em, trong tâm trí em luôn khắc sâu hình bóng mẹ, khuôn mặt hiền hậu và nụ cười thật tươi, thật đẹp - Những lúc em vui, ngoan ngoãn, nụ cười của mẹ tràn đầy yêu thương và hạnh phúc. - Theo bước chân con lúc con tập nói, tập đi, lúc con gặp khó khăn. Cùng với lời động viên. Nụ cười âu yếm của mẹ là lời động viên con. - Lúc con buồn, khi con chưa ngoan, mẹ cũng không giận dữ, mẹ cười, nhưng nụ cười thoáng buồn, nó là niềm an ủi con, nhắc nhở con - Khi vắng bóng mẹ, vắng nụ cười của mẹ con thấy buồn và trống vắng - Em thấy mình phải c. Kết bài( 1.5 đ) → Khẳng định lòng yêu thương, kính trọng mẹ (Suy nghĩ, việc làm) Đề 2: Hãy tả lại ngôi trường thân yêu của em 1. Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn tả cảnh - Đối tượng: Ngôi trường 2. Tìm ý: - Con đường nhỏ dẫn đến cổng trường - Ngay trước cổng trường hai hàng cây cổ thụ đứng trầm mặc. -Sân trường vẫn thế, cây phượng già đứng sừng sững đã tung những chùm hoa đỏ chói nổi bật trên nền lá xanh thẫm. -Đứng giữa sân trường tôi đưa mắt tìm về lớp học cũ .Hôm nay học sinh nghỉ hết nên ngôi trường cũng được nghỉ ngơi, những khung cửa còn đóng - Đứng giữa sân trường tôi nhớ về một kỷ niệm thân thương với bạn bè thầy cô 3. Lập dàn ý a. Mở bài: (1.5 đ) - Giới thiệu về ngôi trường Ai cũng có một tuổi thơ cắp sách đến trường, đó là quãng đời đẹp nhất với bao kỷ niệm khó quên là hành trang cho chúng ta vào đời.Trong trái tim em còn in đậm hình ảnh ngôi trường tiểu học thân yêu và những hình ảnh thân thương về thầy cô bạn bè. b. Thân bài (7 đ) - Tả: + Đã rất lâu rồi hôm nay tôi mới trở về thăm ngôi trường xưa. Vừa bước vào con đường nhỏ dẫn đến cổng trường tôi thấy tim mình xôn xao lạ. Từ xa tôi đã nhận ra ngôi trường 2 tầng nằm khiêm nhường khất dưới những hàng cây xanh. + Ngay trước cổng trường hai hàng cây cổ thụ đứng trầm mặc. hàng cây ấy được trồng từ những ngày đầu trường mới xây, nó đã chứng kiến bao bước chân trẻ thơ ngập ngừng đến ngôi trường này. Nhìn hàng cây tôi nhớ những buổi ra chơi tôi cùng .. Tất cả những kỷ niệm đó cứ hiện lên như mới ngày hôm qua. + Tôi nhẹ bước đi vào sân trường. Sân trường vẫn thế, cây phượng già đứng sừng sững đã tung những chùm hoa đỏ chói nổi bật trên nền là xanh thẫm. Những hàng ghế đá nằm im lìm ngủ dưới những gốc câyVườn cây thuốc do chúng em trồng ngày nào đã lớn lắm rồi. + Đứng giữa sân trường tôi đưa mắt tìm về lớp học cũ. Hôm nay học sinh nghỉ hết nên ngôi trường cũng được nghỉ ngơi, những khung cửa còn đóng. Lớp học của tôi kia rồi , đó là một căn phòng ở tầng 2 có ô cửa màu xanh.Trong tâm trí tôi bỗng hiện lên tất cả những đồ vật, những gương mặt thân quen: chiếc bảng đen , những bộ bàn ghế kê ngay ngắn những đứa bạn lúc vui chia nhau từng chếc kẹo nhưng cũng có những lúc giận hờn không nhìn mặt và cả dáng cô nhẹ nhàng giảng cho em những bài toán khó. Những kỷ niệm ấy tưởng như đã qua nay trở về tôi thấy thân thương lạ. Kể về một kỷ niệm mà em nhớ nhất( kỷ niệm của em về thầy cô bạn bè..) c. Kết bài (1.5 đ) - Trên đường trở về tôi thấy lòng mình bâng khuâng. Với tôi hình ảnh ngôi trường tiểu học thân yêu sẽ còn sống mãi trong tâm hồn, nó là hành trang trong cuộc đời dà ĐỀ SỐ 2 Tiết 31+ 32: Bài viết số 2 ( văn biểu cảm) Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nghĩ về loài cây em yêu Đáp án và biểu điểm 1. Mở bài: ( 0,5 điểm) - Giới thiệu đối tượng biểu cảm - Nêu tình cảm chủ yếu: yêu mến, trân trọng 2. Thân bài: 8đ *. Vẻ đẹp của loài cây ( có thể miêu tả cây theo từng mùa) - Miêu tả những nét tiêu biểu, đặc sắc của loài cây mà mình yêu thích, những hình ảnh gợi cảm xúc khiến bản thân không thể quên * Sự gắn bó với loài cây đó trong cuộc sống hàng ngày (Có thể kể lại một kỷ niệm nhỏ về tình cảm của mình với cây) 3. Kết bài. ( 0,5 điểm) - Nêu cảm nghĩ: Chăm sóc cho cây tươi tốt Cho điểm: - Điểm của bài làm là điểm các phần cộng lại, làm tròn toàn bài. - Bài viết đủ ý diễn đạt trong sáng cảm xúc chân thực, lời văn gợi cảm, chữ viết rõ ràng sạch đẹp. Cho điểm 9 - 10. - Bài viết đủ ý, cảm xúc chân thực, đôi chỗ diễn đạt chưa thật tốt, chữ viết sạch đẹp. Cho điểm 7 - 8. - Bài viết đủ ý, diễn đạt còn vụng về, cảm xúc chưa thật sâu sắc. Cho điểm 5 - 6. - Bài viết sơ sài, diễn đạt còn yếu. Cho điểm 3 - 4. - Bài viết sai hoặc lạc đề diễn đạt kém cho điểm 0 - 2. Điểm trừ: Sai 5 lỗi chính tả trừ 0.5 điểm. Sai 5 lỗi câu, diễn đạt trừ 1 điểm. Toàn bài trừ không quá 1.5 điểm. ĐỀ SỐ 3 Tiết 42: Kiểm tra Văn A. Đề bài: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất Câu 1: Trong những nhận xét sau đây nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ: "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh" Khảng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. Thể hiện khát vọng hòa bình. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Câu 2: Thơ Lí Bạch thể hiện: Tình yêu thiên nhiên, hình ảnh thơ tươi sáng, tráng lệ. Tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên, hình ảnh thơ tươi sáng. Tình cảm nhân đạo cao cả, tâm trạng đau xót trước cuộc đời, sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước. Câu 3: Sự phân loại về thể thơ sau đây đúng hay sai. ( Điền: Đ - S) Thất ngôn bát cú: Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Bạn đến chơi nhà. Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. Song thất lục bát: : Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Thất ngôn tứ tuyệt: Sông núi nước Nam, Xa ngắm thác núi Lư. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Chép thuộc bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Câu 2: Nêu cảm nhận sâu sắc của em về hai câu thơ sau: “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Câu 3:Có bạn cho rằng: “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? . Đáp án - biểu điểm I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đáp án C. ( 0,25đ)) Câu 2: Đáp án B. ( 0,25đ)) Câu 3: S - Đ - S - Đ.( 1,0đ)) II. TỰ LUẬN Câu 1: Chép thuộc (1,0đ) Sai lỗi chính tả, 1 lỗi trừ 0.2 điểm, Sai 1 câu không cho điểm. Câu 2: Cảm nhận: ( 4đ) - Hai câu thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật đối và từ láy gợi hình: ( 0,5đ) + Nghệ thuật đảo: Đảo trật tự thành phần câu, cụm danh từ. ( 0,5đ) + Nghệ thuật đối: Đối thanh, đối nghĩa. ( 0,5đ) + Từ láy: Lom khom, lác đác( 0,5đ) - Nghệ thuật đảo, đối kết hợp sử dụng từ láy ở phần thực giúp người đọc hình dung ra sự sống của con người sao mà nhỏ bé khốn khổ, giúp ta hình dung tâm trạng cô đơn đang trào dâng trong lòng tác giả. Những tưởng sự xuất hiện của con người sẽ làm cho cảnh vật thêm phần sống động- Điểm hồn cho cảnh- nhưng con người quá ít ỏi, quá nhỏ bé và dường như quá mờ nhạt trước thiên nhiên rậm rạp. Đứng trước sự sống bé nhỏ ấy khiến cho lòng người càng trở nên cô đơn vắng lặng. Một nỗi buồn trào dâng trong lòng người lữ khách. (2,0đ) Câu 3: - Không tán thành : “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” có điểm giống nhau nhưng cũng có điểm khác nhau. (0,75đ) - Giống: Đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình gợi mở cho người đọc những suy nghĩ. (0,75đ) - Khác: + Bài thơ Qua Đèo Ngang có hai từ ta nhưng là cùng chỉ một người-> thể hiện nỗi buồn của người khách li hương. (0,75đ) + Bài thơ Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến và người bạn hai người chung một tâm trạng vui mừng thể hiện một sự đồng cảm trọn vẹn giữa chủ và khách. (0,75đ) * Thưởng 0,5 điểm trình bày ĐỀ SỐ 4 TIẾT 46 : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MA TRẬN ĐỀ Lĩnh vực Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL Thấp Cao TN TL TN TL Từ ghép, từ láy. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2(Câu6,7 0,5 Đ 5% 2 Từ Hán Việt Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1(Câu,5 0.25 Đ 2,5% 1 Nghĩa của từ Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1(Câu3, 0,25 Đ 2,5% 1(Câu1) 2,5 Đ 25% 2(Câu2,3) 5,5 Đ 55% 4 Từ loại Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4(Câu1,2,4,8) 1,0 Đ 10% 4 Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ % 8 2 20% 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2,5 25% 0 0 0 2 5,5 55% 12 10 100% ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. A. Ai. B. Trúc. C. Mai. D. Nhớ. Câu 2. Trong câu: "Họ đi đứng oai vệ" đại từ họ thuộc ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ ba số ít. C. Ngôi thứ ba số nhiều. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 3. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "Sơn hà"? A. Giang sơn. B. Sông núi. C. Nước non. D. Sơn thủy. Câu 4. Trong các câu sau, câu nào mắc lối về sử dụng quan hệ từ? A, Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học giỏi. B. Với thaanm gầy, lá mong manh của tre đã khiến em liên tưởng đến con người Việt Nam lam lũ, tần tảo. C.Mẹ luôn nhìn tôi ánh mắt âu yếm D. Nhà văn viết về những người đang sống quanh ông Câu 5. Từ nào sau đây có yếu tố gia đồng nghĩa với "gia" trong "gia đình". A. Gia vị. B. Gia sản. C. Gia tăng. D. Tham gia. Câu 6. Từ nào sau đây là từ ghép? A. Lúng liếng. B. Lụt lội. C. Lung linh. D. Lung lay. Câu 7. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Cổng trường. B. Chăn màn. C. Quần áo. D. Nhà cửa. Câu 8. Trong câu: "Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu". Đại từ "bao nhiêu" dùng để: A. Trỏ số lượng. B. Hỏi về số lượng. C. Hỏi về người - vật. D. Hỏi về hoạt động, tính chất. II. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1. 2.5 điểm Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa, nêu đặc điểm của từng loại? Mỗi loại cho một ví dụ bằng cách đặt câu với loại từ đồng nghĩa đó? Câu 2: (2,5 điểm) Cho bài thơ sau: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” ( “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương) a.Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên? b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài thơ Câu 3. ( 3 điểm) Viết một đoạn văn (5-7 câu) với chủ đề đêm trăng quê hương trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa; gạch chân dưới những từ đồng nghĩa, trái nghĩa đã được sử dụng ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I TRẮC NGHIỆM Câu1: A 0.25 đ Câu 5: B 0.25 đ Câu 2: C 0.25 đ Câu 6: B 0.25 đ Câu 3: D 0.25 đ Câu 7: A 0.25 đ Câu 4: c 0.25 đ Câu 8: A 0.25 đ II. TỰ LUẬN Câu 1. Trả lời đúng khái niệm về từ đồng nghĩa ( theo ghi nhớ 1 Sgk) 0,75 điểm -Chỉ ra được 2 loại từ đồng nghĩa (0,25 điểm) và đặc điểm của mổi loại ( 0,5 điểm) Đặt câu đúng với mỗi loại từ đồng nghĩa( mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 2. Tìm đúng hai từ trái nghĩa: rắn- nát, mỗi từ đúng 0. 5 điểm. Tác dụng: (1,5 điểm) Chỉ sự đối lập của chiếc bánh: chiếc bánh có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay kẻ nặn. Nhưng dù rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng. Cả bài thơ thể hiện sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giw3x gìn tấm lòng son của người phụ nữ, qua đó thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ Câu 3: (3,0điểm) Viết đúng đoạn văn theo quy ước: Chữ đầu tiên viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. 0. 25 điểm Đủ 5-7 câu dòng. 0. 25 điểm Đoạn văn đảm bảo thông báo một nội dung đầy đủ, trọn vẹn, thống nhất. (1 điểm.) Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa có hiệu quả, chỉ rõ từ đồng nghĩa, trái nghĩa. (1.5 điểm.) Tiết 50+51: Viết bài Tập làm văn số 3 I Đề bài: Em hãy biểu cảm về người thân (ông, bà, cha, mẹ, thày,cô,bạn bè...) II Đáp án và biểu điểm A. Mở bài( 1 điểm) Giới thiệu đối tượng biểu cảm Tình cảm khái quát về đối tượng. * Cách cho điểm: Bài viết đạt được hai yêu cầu trên, diễn đạt tinh tế trong sáng có cảm xúc đẹp, chân thành ( 1 điểm) Bài viết đạt một trong hai yêu cầu, diễn đạt trong sáng (0.5 điểm) Bài viết sai hoàn toàn không cho điểm. B. Thân bài(7 điểm) * Giới thiệu vài nét về hình dáng bên ngoài - Tuổi tác, vóc dáng, nét mặt, cử chỉ - Công việc, nghề nghiệp * Trình bày những chi tiết gợi cảm xúc: * Kể vài kỷ niệm có liên quan đến người thân đó - Chăm sóc lúc ốm - Kể một việc làm có ý nghĩa khuyên nhủ, dạy bảo * Tình cảm của người thân đó đối với em, với mọi người * Thái độ tình cảm của em với người thân đó như thế nào - Cách cho điểm: Đảm bảo được các yêu cầu về nội dung, diễn đạt lưu loát, các yếu tố tự sự miêu tả có giá trị gợi cảm. Tình cảm trong sáng, chân thành (Điểm 6 -7) - Đảm bảo nội dung cơ bản, có cảm xúc, diễn đạt đôi chỗ còn vụng (5-6 điểm) - Nội dung bài sơ sài, cảm xúc mờ nhạt (2- 4 điểm) - Bài lạc nhiều sang kể hoặc miêu tả (1 điểm) c. Kết bài (1 đ) - Nêu cảm nghĩ của bản thân về người thân đó - Lời hứa của bản thân trước người thân đó Chú ý: Bài sai 5 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ trừ 0.5 điểm. Điểm toàn bài là điểm cộng các phần làm tròn theo quy định. Thưởng 1 điểm cho bài trình bày khoa học chữ viết sạch đẹp. ĐỀ SỐ 5 TIẾT 70 + 71 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I I. Ma trận Mức độ Chủ để Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Từ đồng nghĩa, trái nghĩa đồng âm, chữa lỗi - Khái niệm - Xác định lỗi, chữa Thành ngữ Hoàn thành thành ngữ Bài tiếng gà tra. Tác giả Cảm nhận văn học ( Khổ 1) Cảm nghĩ về tác phẩm văn học. -Cảm nghĩ bài " Cảnh khuya II. Đề bài Câu 1: Phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm? ( 0.75 đ) Câu 2 : Thêm các yếu tố để tạo thành các thành ngữ ( 0.75 đ) - An c.... - Bình yên.... - Thanh thiên.... Câu 3: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ trong câu sau và chữa lại cho đúng. ( 0.5 đ) Nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Câu 4 - Nêu những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh. ( 1 đ) - Nêu cảm nhận của em về khổ thơ ( 2.5 đ) " Trên đờng hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng tra Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ" ( Tiếng gà tra- Xuân Quỳnh) Câu 5 : Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" (4,5 điểm) III. Đáp án - Biểu điểm : Câu 1: Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm ( 0.75 đ) ( Mỗi ý đúng đợc 0.25 đ) + Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gân giống nhau + Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngợc nhau + Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. Câu 2: Thêm các yếu tố để tạo thành các thành ngữ : ( 0.75 đ) ( Mỗi thành ngữ điền đúng đợc 0.25 đ) - An c....( Lạc nghiệp) - Bình yên....( Vô sự) - Thanh thiên.... ( Bạch nhật) Câu 3: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ trong những câu sau và chữa lại cho đúng. ( 0.25 đ) + Chỉ ra lỗi sai đợc (0.25 đ) + Sửa lại đúng ( 0.25 đ) b. Nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn dân , toàn quân ta trong cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. + Lỗi sai : Dùng cặp QHT " nhờ - trong " không có tác dụng liên kết. + Chữa lại : Bỏ từ " Trong" thêm từ " nên " , tạo thành thành cặp quan hệ từ nhờ - nên Câu 4: a. Nêu những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh.( 1 đ) +Xuân Xuân Quỳnh (1942-1988 ) quê ở Hà Nội ( 0.25 đ) + Bà là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ của bà thờng viết về những điều bình dị trong đời sống gia đình thể hiện 1 trái tim giàu lòng nhân ái, khát khao tình yêu và hạnh phúc. ( 0.5 đ) + Các tập thơ chính: Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, lời ru trên mặt đất.... ( 0.25 đ) b. Cảm nhận khổ thơ :( 2.5 đ) " Trên đờng hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng tra Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ" ( Tiếng gà tra- Xuân Quỳnh) - Yêu cầu: - Khổ thơ trên đợc trích trong bài thơ " Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh", là những cảm xúc bồi hồi của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa. ( 0.25 ) - Một tiếng gà tra quen thuộc bất chợt nghe trên đường hành quân đã gợi lên trong anh cả một trời thương nhớ. Điệp từ " Nghe" đứng đầu các câu thơ liên tiếp làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào tha thiết , thể hiện những rung cảm cao độ của ngời chiến sĩ khi nghe tiếng gà nhảy ổ. ( 0.75 đ) - Khổ thơ còn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . Người lính không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác, mà còn nghe bằng cả trái tim, bằng cảm xúc tâm hồn nó đem đến cho anh những cảm xúc mới lạ. Người lính cảm thấy một không gian bừng sáng, bình yên, thấy bao mệt nhọc như xua tan đi hết, gọi anh nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ. Tiếng gà tra làm xao động nắng trưa, làm xúc động lòng người. ( 1đ) - Nghe tiếng gà tra mà nh nghe tiếng quê hơng vỗ về an ủi và tiếp thêm sức mạnh. ( 0.25 đ) - Khổ thơ thể hiện, tình yêu gia đình, yêu quê thương tha thiết sâu nặng của người chiến sĩ. ( 0.25 đ) Cách chấm: - - Bài có thể đạt đợc những nội dung trên , đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn, diễn đạt trong sáng, (2.5- 3 điểm) - Bài nêu đợc những nội dung trên, diễn đạt còn vụng về( 1.75 - 2.25 điểm) - Bài đã chạm đợc những nội dung trên nhng còn sơ sài , hoặc nội dung dàn trải, dài dòng, diễn đạt lủng củng ( 1 - 1.5 đ) - Bài chung chung, hoặc có sơ sài chỉ có vài ý đúng ( 0.5- 0.75 đ) - Bài sai lạc không không cho điểm Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" ( 4.5 đ) Yêu cầu: Thể loại : Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Bài viết tập trung thể hiện những rung động trớc những vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp cảnh vật, tâm hồn con ngời để từ đó thể hiện sâu đậm cảm xúc của cá nhân trớc tấm lòng yêu nớc lo lắng công việc kháng chiến của Bác. a. Mở bài ( 0.5 đ) - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả , hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu về cảm xúc chung của mình Cách chấm - Baì đạt yêu cầu trên, diễn đạt trong sáng, tinh tế có cảm xúc ( 0.5 điểm) - Bài đủ ý nhng còn sơ sài, diễn đạt có phần lủng củng ( 0.25 đ) - Thiếu hoặc sai lệch ( không cho điêm) b. Thân bài 1. Cảnh đẹp đêm trăng núi rừng Việt Bắc - Đọc bài thơ ta rung động trớc bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đợc vẽ lên bởi bàn tay tài hoa, và một tâm hồn say mê vẻ đẹp thiên nhiên của một nghệ sĩ. “Tiếng suối trong nh tiếng hát xa” + Hình ảnh so sánh đặc sắc gợi âm thanh vang vọng trong đêm. So sánh tiếng suối với tiếng hát , là lấy con ngời làm chủ thiên nhiên làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con ngời , cảnh đêm vì vậy mà cũng bớt đi sự tĩnh lặng. Cảnh rừng Khuya trở nên ấm áp lạ thờng. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. + Điệp từ lồng đợc sử dụng khiến cho bức tranh không chỉ có tầng bậc mà cảnh vật còn đan xen hoà hợp quấn quýt bên nhau tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Bóng cây cổ thụ dới ánh trăng in trên mặt đất dệt thành thảm hoa . Chỉ có 2 màu sáng tối , đen trắng song ta thấy đợc bức tranh vô cùng rực rỡ. + Câu thơ gồm 2 vế. Vế thứ nhất khái quát vẻ đẹp bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ đang thởng lãm cảnh đẹp . Hình ảnh so sánh một lần nữa khẳng định vẻ đẹp lung linh huyền ảo của đêm trăng làm say lòng ngời . Vế sau khép lại câu thơ bằng từ “ Cha ngủ”.Có lẽ vì cảnh đẹp con ngời say mê ngắm cảnh nên cha ngủ. + Qua đây ta thấy đợc tâm hồn nghệ sỹ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của Bác. 2. Bài thơ cũng cho ta hiểu thêm về tấm lòng của vị lãnh tự kính yêu trọn đời lo cho dân cho nớc từ đó thêm khâm phục và kính yêu Ngời. + Câu thơ thứ t cho biết Bác cha ngủ không chỉ vì cảnh đẹp mà Bác ngủ còn vì ngời đang lo lắng việc quân . + Điệp từ " Cha ngủ" đứng ở cuối câu ba và đầu câu bốn đã khép lại nội dung của ba câu đầu và mở ra một ý thơ mới cho ta hiểu thêm về tấm lòng của vị lãnh tụ suốt đời vì dân vì nớc. Đây chính là tấm lòng của ngời chiến sĩ vĩ đại. - Tóm lại: Bài thơ đã mở ra hai thế giới nội tâm và ngoại cảnh, hai nét đẹp tâm hồn trong con ngời Bác đó là nhà thơ -Chiến
File đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_dinh_ki_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc