Các làng nghề truyền thống

Xã Lưu Hoàng có diện tích tự nhiên 396,6ha với 5.200 nhân khẩu; dân số tập trung tại 4 thôn Nội Lưu, Cáp Hoàng, Ngoại Hoàng, và Thanh Bồ. Nằm xa trung tâm của tỉnh và huyện, vị trí địa lý không thuận lợi nên đến nay, cả xã mới chỉ có duy nhất một công ty đặt cơ sở sản xuất tại địa phương. Công nghiệp hầu như không có, ngành nghề phụ kém phát triển nên kinh tế của Lưu Hoàng gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, xã lại thuộc vùng chiêm trũng, mưa nắng thất thường khiến cấy trồng chẳng dễ dàng gì. Chính vì vậy, người lao động thiếu việc làm, cả xã thường xuyên có tới 700-800 lao động phải rời quê ra các vùng đô thị làm thuê hoặc đi buôn bán nhỏ nhưng cuộc sống cũng không cải thiện được là bao. Theo con số thống kê mới nhất, cả xã hiện còn tới 159 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm 14,6% dân số, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt gần 3,5 triệu đồng/năm. Trăn trở đi tìm lời giải cho bài toán thoát nghèo, xã Lưu Hoàng đã đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển CN, TTCN, trong đó đặc biệt quan tâm đến khôi phục lại những ngành nghề truyền thống của địa phương.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Các làng nghề truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Những mùa Trung Thu gần đây, nắng Sài Gòn không lung linh sắc màu vì vắng bóng những chiếc lồng đèn tre giấy kiếng. Thế nhưng, sâu trong lòng thành phố vẫn có một nơi mà đến mấy đời người dân vẫn “chung thủy” với nghề làm lồng đèn: “Xóm lồng đèn”... Gọi là “xóm” nhưng những nhà làm lồng đèn nằm rải rác từng cụm nhỏ trong nhiều conhẻm ở 2 khu giáo xứ Phú Bình và Tân Phú Hòa (P.Phú Trung – Q.Tân Phú và P.5 - Q.11, TP.HCM). Nơi đây còn có tên là “khu Phú Bình” với nghề làm lồng đèn có nguồn gốc từ người dân nhập cư từ làng Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Anh Quyền ngày ngày chạy xe ôm, đến độ thu về thì cùng gia đình gồm 3 cặp anh chị em nhà vợ lao vào sản xuất lồng đèn. Mùa thu là mùa kiếm tiền cũng là “mùa sum vầy”, cả nhà quây quần vừa làm vừa kể chuyện tiếu lâm rôm rả. Không khí náo nhiệt khác hẳn ngày thường mỗi người đi làm mỗi nơi. Hai vợ chồng tâm sự: “Có theo nghề mới hiểu được những đêm phải thức trắng để làm lồng đèn cho kịp giao, ngồi lâu tê cứng mình mẩy, bẻ kẽm sưng vù cả tay” . XÓM LỒNG ĐÈN Ít nhà làm những chiếc lồng đèn đặc sắc vì tốn nhiều thời gian, công sức, nhất là ngưng trệ việc sản xuất lồng đèn loại thường để bỏ mối. Lồng đèn to nên kẽm dùng làm khung phải to và cứng, đòi hỏi nhiều sức để uốn nắn. Ít người đặt hàng nên lồng đèn không có khuôn khung sẵn mà người thợ phải tự canh bẻ khung rất khó khăn. Ở tiệm lồng đèn Thu Hà (P.Phú Trung, Q.Tân Phú), lồng đèn rồng cao 1,2 – 1,7m có giá đến hơn 1 triệu đồng/cặp vì mỗi chi tiết của “rồng” đều được làm tỉ mỉ. Từng chiếc vảy được sơn kim tuyến óng ánh, mang rồng được trang trí bằng lông thỏ bay phất phơ... Còn lồng đèn nàng tiên cá, tuy khung là tổng thể vòng ngoài nhưng người thợ phải làm khuôn che để phun màu mịn từng chi tiết của cơ thể “nàng tiên” rồi mới vẽ nét thêm lên. Lồng đèn tiên cá không dùng giấy kiếng lợp khung mà dùng giấy can để “da thịt nàng tiên” không trong suốt như giấy kiếng. Làm lồng đèn còn khó ở khung tre: tre non mềm nhưng hay gẫy còn tre già uốn dẻo tốt nhưng thớ tre dễ tưa trông xấu xí.Tre dùng làm lồng đèn phải là loại lồ ô, đốt dài. Chẻ tre cũng phức tạp: tre non chẻ dầy, tre già chẻ mỏng, thanh tre phải đều tăm tắp... Nhưng nghề đang mai một ! Gốm cổ Thăng Long danh bất hư truyền Thành cổ Hà Nội lung linh hơn trong nắng tháng tám và cũng trầm mặc, quyến rũ hơn bởi du khách tới đây được thưởng thức nét tinh tế, thanh thoát, đậm chất dân gian của hàng trăm hiện vật gốm Thăng Long được chọn lọc suốt 900 năm qua, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân, thợ thủ công vùng đất Bát Tràng - một làng khoa bảng, làng văn hiến của đất kinh kỳ xưa, đến nay vẫn giữ được nghề, thậm chí trở thành mặt hàng xuất khẩu khá uy tín. Từ tháp đất nung đến những chóe, đỉnh, lư hương, long đình, đài sen, chân đèn, bình vôi, chum, hũ, âu, thạp, hộp phấn, lọ hoa, đĩa kiểu gốm của thế kỷ XI, XII đẹp cả về kiểu dáng, hình trang trí đắp nổi, từng được chốn cung đình xưa chọn làm đồ dùng, làm quà bang giao với Trung Quốc; đến với gian gốm sành xốp, hoa nâu thời Lý - Trần, có thể thấy một bước tiến xa hơn cả về hình dáng đồ vật, hoa văn trang trí và chất men trắng ngà, hoa nâu, men ngọc. Bước sang thời Lê sơ, dòng gốm hoa lam lại cực thịnh, nhiều chủ đề sinh hoạt văn hóa tinh thần, sản xuất của người xưa đã trở thành đề tài cho các nghệ nhân sáng tác trên nền gốm. Làng gốm Bát Tràng - Hà Nội cho tới nay mới có 15 người được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làm gốm” và tại cuộc triển lãm “Gốm Thăng Long” nhân dịp Quốc khánh 2-9 năm nay, nghệ nhân Trần Độ đã gây ấn tượng sâu đậm cho du khách khi “thổi hồn” vào những chiếc đỉnh uy nghi, tác phẩm “Rùa hóa long” sinh động, ấm 3 chân theo mẫu thời Mạc rất lãng mạn, trữ tình; nghệ nhân Vũ Đức Thắng tinh tế trong từng nét đắp, vẽ trang trí; thợ giỏi Trần Văn Hợp tạo nên một bộ sưu tập hoành tráng với những sản phẩm gốm óng ánh men túy hồng, men da báo, huyết dụ, hột xoài, men kết tinh, rất trang nhã, sang trọng, phù hợp với cuộc sống đương đại; gốm Bảo Quang lại thiên về những sản phẩm mang tính điêu khắc, gợi nhiều suy tưởng... Bàn tay, khối óc sáng tạo của người thợ thủ công thêm lần nữa được tôn vinh, một nét đẹp thanh lịch trong di sản văn hóa của người Tràng An được minh chứng. Lưu Hoàng: Nghề sơn mài truyền thống Xã Lưu Hoàng (Ứng Hòa) có nghề làm tranh sơn mài truyền thống lâu đời, nhưng đã có một thời gian dài, sản phẩm làng nghề không tìm được thị trường tiêu thụ nên bị mai một dần. Những năm gần đây, nghề làm tranh sơn mài Lưu Hoàng lại dần có bước phát triển trở lại, hứa hẹn sức bật mới không chỉ cho nghề truyền thống mà còn cho quá trình vươn lên phát triển kinh tế của địa phương. Xã Lưu Hoàng có diện tích tự nhiên 396,6ha với 5.200 nhân khẩu; dân số tập trung tại 4 thôn Nội Lưu, Cáp Hoàng, Ngoại Hoàng, và Thanh Bồ. Nằm xa trung tâm của tỉnh và huyện, vị trí địa lý không thuận lợi nên đến nay, cả xã mới chỉ có duy nhất một công ty đặt cơ sở sản xuất tại địa phương. Công nghiệp hầu như không có, ngành nghề phụ kém phát triển nên kinh tế của Lưu Hoàng gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, xã lại thuộc vùng chiêm trũng, mưa nắng thất thường khiến cấy trồng chẳng dễ dàng gì. Chính vì vậy, người lao động thiếu việc làm, cả xã thường xuyên có tới 700-800 lao động phải rời quê ra các vùng đô thị làm thuê hoặc đi buôn bán nhỏ nhưng cuộc sống cũng không cải thiện được là bao. Theo con số thống kê mới nhất, cả xã hiện còn tới 159 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm 14,6% dân số, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt gần 3,5 triệu đồng/năm. Trăn trở đi tìm lời giải cho bài toán thoát nghèo, xã Lưu Hoàng đã đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển CN, TTCN, trong đó đặc biệt quan tâm đến khôi phục lại những ngành nghề truyền thống của địa phương. Một trong những nghề tồn tại ở Lưu Hoàng lâu đời là làm tranh sơn mài, vì vậy, hướng đi trong phát triển kinh tế mà Đảng ủy, Chính quyền xã lựa chọn là khôi phục nghề sơn mài cho nhân dân, bằng cách giúp bà con tìm đầu ra, khôi phục phát triển. Đây là nghề một thời phát triển thịnh vượng, mang lại đời sống khá giả cho người làm nghề. Ông Kiều Thanh Sơn, người đã có trên 30 năm gắn bó với nghề cho hay: Nghề làm tranh sơn mài xuất hiện ở Lưu Hoàng từ trước những năm 1945, đến năm 1960, nghề thực sự có bước phát triển mạnh mẽ. Khi đó, Lưu Hoàng đã thành lập cả một HTX tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng tranh sơn mài xuất khẩu đi nhiều nước Đông Âu. Tuy nhiên, đến cuối những năm 80 thế kỷ XX, đất nước xóa bỏ cơ chế bao cấp, khối Đông Âu tan rã, sản phẩm sơn mài cũng giống như bao làng nghề khác không có đầu ra nên HTX phải ngừng sản xuất, xã viên không còn gắn bó với nghề truyền thống nữa. Cả xã chỉ có một số ít người tâm huyết giữ nghề thì chọn giải pháp đi làm thợ thuê ở các làng nghề truyền thống khác. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái (Sơn La) Cơm Lam, Rượu Cần, Múa Xoè… ấy là những đặc sản nổi tiếng mà bạn có dịp thưởng thức vào những dịp lên thăm Sơn La. Một thứ đặc sản khác của vùng đất này mà du khách không thể không nhắc tới là thổ cẩm. Đó là món quà kỷ niệm quý giá, mang đậm nét đẹp của vùng sơn cước. Sơn La nổi tiếng với những cô gái Thái xinh đẹp, múa xoè hay. Hơn thế nữa, họ còn rất khéo tay trong việc làm thổ cẩm. Đến nơi nào của Sơn La bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Các cô gái Thái trước khi về nhà chồng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa. Bằng chứng là trước khi về làm dâu họ phải tự tay làm tặng bố mẹ chồng một bộ chăn đệm, trong đó có một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Điều này nói lên rằng, người Thái coi thổ cẩm là một phần trong đời sống vật chất và tinh thần của mình. Đến bản Thèn Luông, Yên Châu, Sơn La, vào thăm một gia đình người Thái, bạn có dịp chiêm ngưỡng những chồng chăn đệm sặc sỡ, được trang trí bằng thổ cẩm. Đó là kết quả công sức bao tháng ngày của các bà, các chị người Thái bản Thèn Luông. Người Thái bản Thèn Luông tự hào vì sản phẩm vải thổ cẩm của mình. Cầm trên tay mảnh vải thổ cẩm bạn có thể cảm nhận được màu xanh của cây cối, màu vàng, trắng, hồng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Những đường nét hoa văn trên mảnh vải thổ cẩm thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái. Những người phụ nữ Thái, hàng ngày vất vả với việc làm nương rẫy, ruộng vườn, có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc làm thổ cẩm. Vì thế mỗi đường nét thêu trên mảnh vải còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước của người phụ nữ Thái. Đó còn là đức tính cần cù, hay lam, hay làm và khéo léo của người Thái. Vì thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm cứng của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần. Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái. Với những cô gái Thái đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, về những đường nét rắn rỏi và đậm nét suy tư. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Sơn La đã có từ rất lâu đời. Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng, và một phần để trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình. Ngày nay, kinh tế thị trường đã phát triển, thổ cẩm đã có mặt trên thị trường, thậm chí nó còn được người tiêu dùng ở các thành phố lớn yêu thích. Nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng ở thành phố cũng có thể mua được thổ cẩm của những người dân tộc, đặc biệt là của người Thái. Vì nhiều sản phẩm thổ cẩm đang bán ở các thành phố được dệt bằng các thiết bị công nghiệp nên chất lượng kém, chỉ dùng một hai lần đã có hiện tượng xô vải, bạc màu… Trong khi, thổ cẩm của người Thái dùng đến lúc sờn đường thêu và hỏng vải nhưng các đường nét hoa văn vẫn gần như còn tốt. Thổ cẩm của người Thái và nhiều dân tộc khác chất lượng khá tốt nhưng lại không đủ để cạnh tranh trên thị trường. Vì hầu hết các sản phẩm thổ cẩm đều được làm thủ công. Khung dệt thổ cẩm thô sơ, được các bà, các chị tạo nên từ những thanh tre, ống nứa. Cách làm, công cụ thủ công như vậy nên sản phẩm tạo ra không được nhiều. Phần lớn chỉ là mặt chăn, mặt gối, riềm chăn đệm, ri đô, khăn Piêu… Thổ cẩm của người Thái Sơn La với những hoạ tiết hoa văn phong phú, nhã nhặn đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Nhưng hiện nay, Sơn la chưa có được những làng chuyên dệt thổ cẩm. Do sản xuất còn manh mún, tự phát nên nhiều sản phẩm tạo ra không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La đã cùng với các bản làng có nghề dệt thổ cẩm tìm ra hướng đi mới cho ngành sản xuất này. Trước hết là việc đầu tư có hiệu quả vào trang thiết bị sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm trên cơ sở những mô tuýp truyền thống, kết hợp với những nét hiện đại, tạo cơ hội để các gia đình các làng bản có nghề truyền thống được tham gia các hội trợ để tham khảo nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, nhằm cho ra đời các sản phẩm thích hợp. Giữ được nghề dệt thổ cẩm là giữ được những nét văn hoá cổ truyền của người Thái. Nếu biết kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại thì nghề dệt thổ cẩm ở Sơn La sẽ tạo được những mặt hàng kinh tế cao, có giá trị trên thị trường. Người Thái Sơn La tự hào vì có sản phẩm thổ cẩm. Qua bao đời nay đã chứng tỏ một điều thổ cẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Nó là biểu tượng của văn hoá Thái. Làng dệt lụa Nha Xá, Hà Nam Nếu so sánh với lụa Hà Đông thì tiếng tăm của sản phẩm vải, lụa Nha Xá được xếp hàng á hậu. Từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này. Trải suốt thời gian, làng dệt Nha Xá xã Mộc Nam (Duy Tiên) vẫn duy trì làng nghề để ngày càng làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khung dệt được chia về từng gia đình. Năm 1993, làng dệt đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng lưới điện đến từng nhà. Có điện, làng dệt càng nhộn nhịp hơn, góp phần giải phóng sức lao động cơ bắp cho mọi người, tăng năng suất lên gấp đôi và mở rộng khổ vải, lụa từ 0,3-0,8 mét lên 1-1,2 mét. Hiện nay làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, vận hành gần 200 máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 2-3 máy dệt trong nhà. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu đến bán thành phẩm. Thị trường là những đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Mấy năm gần đây, làng nghề đã có sự phân công lao động tự nhiên mang tính chuyên môn hoá theo mặt hàng cũng như theo công đoạn sản xuất. Tiền công mỗi lao động đạt bình quân 300 đến 400 nghìn đồng mỗi tháng. Cái đáng quý của nghề dệt cha ông để lại là tận dụng được sức lao động, không chỉ của mọi người trong làng mà còn của hàng trăm lao động ở các vùng lân cận. Làng nghề Nha Xá đang tần tảo với vốn quý truyền thống ông cha để lại. Vào những ngày nắng đẹp, đi giữa làng theo những con đường rộng được trải đá, nhiều ngôi nhà tầng kiên cố đang tiếp tục mọc lên, trong rộn rã tiếng thoi, ngắm nhìn những tấm vải lụa nhiều mầu sắc đang căng phơi chắc hẳn mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm của làng nghề thời mở cửa hôm nay. Nghề dệt vải truyền thống văn hoá của dân tộc Dao Bắc Kạn Nghề dệt vải của người dân tộc Dao ở tỉnh Bắc Kạn, vẫn giữ được nét văn hoá để phục vụ cho gia đình, lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ. Cách làm là lấy 2 miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ để kẹp vải, nấu sáp chảy ra, rồi trút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra, được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, đẹp và sáng sủa. Cho đến nay ở tỉnh Bắc Kạn nhóm người Dao Tiền vẫn còn lưu giữ nghề này khá đầy đủ, một số nhóm người Dao như: Người Dao Đỏ, người Dao áo dài... Từ lâu đã quen với nghề dệt vải. Phụ nữ Dao Tiền thì phải biết dệt vải và dệt cả hoa văn trên các dây thắt lưng của mình. Phụ nữ Dao Đỏ lại có nghề làm dây túi (Sùi địp). Các kiểu dệt thắt lưng của người Dao Tiền, dệt dây túi của người Dao Đỏ rất đơn giản nhưng đòi hỏi tính kiên nhẫn của người phụ nữ cùng với sự khéo léo trong quá trình dệt vải. Đặc biệt, việc tạo ra trang phục của người Dao là nghệ thuật thêu hoa văn trên vải của người phụ nữ. Họ chỉ thêu theo trí tưởng tượng chứ họ không bao giờ vẽ mẫu sẵn. Riêng đối với nghệ thuật tạo hoa văn trên váy của người Dao Tiền Bắc Kạn hiện nay vẫn giữ được nét cơ bản. Đó là nghệ thuật tạo hoa văn qua việc chấm, vẽ bằng sáp ong. Tuy nhiên, người dao chỉ dệt vải trong lúc nhàn rỗi. Nghề chế biến long nhãn Hồng Nam Hưng Yên là một tỉnh có đặc sản nhãn lồng nổi tiếng, hàng năm, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 25.000 tấn quả nhãn tươi. Hiện nay, nhãn được tiêu thụ cho người tiêu dùng ăn quả, đóng hộp hoặc chế biến thành long nhãn. Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi trong Tỉnh, nhưng tập trung ở xã Hồng Nam thị xã Hưng Yên, Hồng Nam có gần 180 hộ sản xuất long nhãn. Thời vụ thu hoạch nhãn thường chỉ kéo dài 35 đến 50 ngày, đây là thời kỳ bận rộn nhất của nghề làm long nhãn. Thời điểm này, Hồng Nam thu hút khoảng 1.200 lao động, phần đông là người làng, song cũng có người ở các xã lân cận, có cả bà con ở thị xã Hưng Yên. Sản lượng long nhãn thành phẩm mỗi năm khoảng 200 tấn, doanh thu bán long nhãn của Hồng Nam mỗi năm đạt hơn 12 tỷ đồng, thu nhập của người làm công đạt 300 - 400.000 đồng/tháng Long nhãn được tiêu thụ phần lớn ở thị trườngTrung Quốc, Hồng Kông qua các chợ biên giới. Người xã Hồng Nam không chỉ chế biến long nhãn ở Hưng Yên mà còn tổ chức thu mua rồi chế biến long nhãn tại Mộc Châu, Sơn La và ở phía Nam; chế biến vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang đem lại lợi nhuận rất cao. Vì vậy Hồng xuất hiện tỷ phú từ nghề làm long nhãn. Hiện nay chế biến long nhãn (cả công nghệ cũ lẫn công nghệ mới) đều bằng phương pháp thủ công. 

File đính kèm:

  • pptLang nghe truyen thong.ppt
Bài giảng liên quan